1. NGÀNH NGÂN HÀNG 

Với việc kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng trong năm 2022, có thể xem Nghị định 65 và biến cố ở hai tập đoàn bất động sản (BĐS) lớn vừa qua là những “cú phanh gấp” về nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, mà đặc biệt là doanh nghiệp BĐS. Từ đầu năm nay, với các chính sách thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất, cùng với chủ trương ngăn chặn đầu cơ BĐS của chính phủ có thể đẩy ngành BĐS rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ các khoản vay tại ngân hàng. 
Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng BĐS của toàn ngành đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế cao nhất trong 5 năm qua. 
Có thể thấy, ngành BĐS và ngành ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu BĐS “lâm nguy” thì sẽ kéo theo nhiều ngân hàng rơi vào tình thế khó khăn bởi như
J.Paul Getty từng nói: “Nếu bạn nợ ngân hàng 100 USD thì đó là vấn đề của bạn. Còn nếu bạn nợ ngân hàng 100 triệu USD thì đó lại là vấn đề của họ.”

2. NGÀNH XÂY DỰNG 

Đóng góp trung bình của ngành Xây dựng và BĐS vào GDP các năm gần đây chiếm khoảng 11% tổng thu ngân sách. Trong đó, ngành BĐS trực tiếp chiếm khoảng 4,5%, đóng góp trung bình khoảng 0,5 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Thị trường BĐS “đóng băng” làm cho giá nguyên, vật liệu đầu vào cho ngành có nhiều biến động, các dự án hạ tầng lớn chậm tiến độ, nhu cầu xây nhà chững lại… khiến cho các doanh nghiệp (DN) trong ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn. 
Hầu hết các DN ngành xây dựng chủ yếu hoạt động dựa trên vốn tạm ứng một phần của chủ đầu tư, sau là vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay vay tín dụng cho DN xây dựng bị hạn chế và lãi suất cao nên nhiều DN xây dựng “đứng ngồi không yên”. Bên cạnh đó, nhu cầu xây nhà mới của người dân cũng sụt giảm so với những năm trước do “vật giá leo thang”, thậm chí có những khách hàng chủ động hoãn lại việc xây nhà, chờ tình hình tài chính ổn định mới triển khai tiếp.

3. NGƯỜI MUA NHÀ VỚI MỤC ĐÍCH THẬT SỰ LÀ Ở

Vậy việc tăng giá của bất động sản sẽ ảnh hưởng gì đến chính chúng ta - những người mua nhà với mục đích thực sự là ở? Hay thay người dân lại chính là đối tượng bị ảnh hưởng nhất vào bối cảnh này. Trong khi giá nhà đất vẫn đang trên trời, còn thu nhập thì giậm chân tại chỗ, thậm chí giảm, khiến mong ước an cư lạc nghiệp ngày càng giữ khoảng cách với người dân. Đôi khi, tiết kiệm cả đời cũng không đủ!
Do chính sách hạn chế nguồn cung nhà ở và siết chặt tín dụng mà tổng nguồn cung nhà ở trên thị trường bị giảm mạnh. BĐS đầu cơ lại là lựa chọn của rất nhiều người, dẫn đến thiếu nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội trong khi thực tế nhu cầu này rất cao, khiến thanh khoản thị trường càng giảm mạnh, giá tăng cao. Khiến đây trở thành phân khúc BĐS bị đánh giá là khó khăn nhất so với các phân khúc cùng ngành khác.
Theo Bộ Xây Dựng, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ thành công trong các quý trong năm 2022 không ổn định, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ thành công tăng cao nhất vào quý II sau đó giảm và thấp nhất vào quý IV.
Tóm lại, những biến động lớn của ngành BĐS đều có ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề đặc biệt là ngân hàng và xây dựng. Tuy nhiên, khi giá BĐS tăng cao thì người chịu thiệt thòi lớn nhất lại là chính những người dân có nhu cầu mua nhà với mục đích an cư. Hi vọng nguồn cung nhà ở sẽ dần cải thiện, có thêm nhiều dự án sản phẩm nhà ở phù hợp túi tiền của số đông người dân trong năm 2023 .
Nguồn: Tổng hợp
P/S: Đây là bài viết đầu tiên của bọn mình (những người đam mê lĩnh vực kinh tế), vì vậy bọn mình rất mong được mọi người góp ý để rút kinh nghiệm cho những bài viết sau (có gì gạch đá nhẹ nhẹ thui ạ 🥲). Cám ơn mọi người rất nhiều vì đã đọc đến đây.