Như mình đã nói trong các bài trước, từ vựng là chiếc cần câu của người đi câu. Nhớ tốt từ vựng là một trong những yếu tố tiên quyết nếu muốn giỏi một ngoại ngữ nào đó. Trước khi bắt đầu vào việc học từ vựng mình có một lời khuyên nho nhỏ dành cho các bạn. Đó là hãy thử nghiệm và tìm ra cách học nào phù hợp với bạn nhất.

Bộ não của mỗi người đều hoạt động theo những cách khác nhau. Nó có nghĩa là tất cả chúng ta đều học khác nhau và mỗi cách học sẽ hiệu quả với một nhóm người. Bạn cần thử nhiều cách dưới đây để xem bạn phù hợp với cách nào nhất. 
Một số người thích học bằng hình ảnh. Họ phải xem từ được viết ra để ghi nhớ nó.
Những người khác là thích học qua các cử chỉ của bàn tay và cơ thể. Họ cần phải kết hợp một từ mới với các hành động, cử chỉ.
Một số người  thuộc kiểu học thính giác.  Tức là họ thực sự thấy dễ dàng khi học ngôn ngữ bằng cách nghe và nghe đi nghe lại nhiều lần. Tất cả những gì họ cần phải làm là nghe từ vựng mới và lưu vào bộ nhớ..
 Bạn thuộc kiểu người học nào?  Nếu bạn xác định được sớm mình phù hợp với kiểu học nào thì hãy áp dụng ngay. Nếu chưa, hãy thử các mẹo dưới đây để xem cách nào thực sự hiệu quả với bạn. Nếu một cách không đủ, hãy áp dụng nhiều cách!
1.Dán giấy note khắp nhà
Viết những từ bạn đang học vào một số giấy ghi chú nhỏ và dán chúng lên những thứ bạn thường tiếp xúc hàng ngày: cửa tủ lạnh, gương trong phòng tắm, kệ sách, góc học tập...
Bạn có thể sử dụng các loại giấy note có màu sắc khác nhau để giảm bớt sự đơn điệu.
Một khi bạn tích lũy quá nhiều từ bằng giấy note, bạn có thể tạo một áp phích với các chữ cái lớn (điều này rất quan trọng: chúng tôi quá bận rộn và / hoặc căng thẳng để dành những phút rảnh rỗi quý báu của mình để đọc những bài viết nhỏ) và dán nó lên tường, ở một nơi mà bạn có thể nhìn vào nó thường xuyên. Thậm chí chỉ cần bắt những từ trong tiềm thức ra khỏi khóe mắt của bạn cũng giúp bộ não của bạn nắm bắt được chúng.
2. Tự thiết kế sơ đồ mindmap
Bạn có thể sử dụng bút màu để tự vẽ sơ đồ mindmap trên những khổ giấy lớn như A3 hoặc tự thiết kế bằng website https://miro.com/)
Tương tự như giấy note, hãy dán những bức ảnh đó lên nơi bạn sẽ nhìn thấy chúng hàng ngày. Bạn cũng có thể làm 30 chủ đề và sử dụng 30 hình ảnh này làm hình nền trên máy tính, cài đặt mỗi ngày 1 chủ đề sẽ chạy liên tục trong 30 ngày. Việc này sẽ dần lắp đầy vào kho từ vựng của bạn.
3. Đặt câu với từ vựng cần học
Hãy viết một câu đơn với từ trong đó. Mình vừa nói là câu đơn. Đừng cố gắng đặt câu phức hay câu ghép làm gì cho phức tạp. Sự đơn giản tạo ra sức mạnh!
Bộ não của chúng ta sẽ ghi nhớ các loại tình huống, ngữ cảnh và cụm từ liên quan đến từ đó. Đặt câu giúp từ được đưa vào tình huống và giúp não ghi nhớ tốt hơn.
Ví dụ: Bạn vừa học từ burro (con lừa). Bạn có thể viết: “Los burros apes tan” (Những con lừa có mùi hôi).
Sau đó, đừng quên đi ra ngoài và sử dụng từ đó lặp đi lặp lại trong cuộc sống thực.Nhiệm vụ của bạn là nói chuyện với ai đó và sử dụng từ đó khi nói: "Mira ese burro, es muy gordo!" (Nhìn con lừa đó. Nó béo quá!)
Bạn có thể nghĩ ra một số điều kỳ dị và buồn cười nhưng không sao cả, bộ não của bạn chắc chắn sẽ ghi nhớ!
4. Sử dụng phương pháp âm thanh tương tự
Một số từ trong ngôn ngữ đích của bạn nghe giống như một số từ trong ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Cố gắng hết sức để liên kết chúng với nhau trong tâm trí bạn. 
Ví dụ: Bigote, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “râu” nghe giống như “Con dê xồm!”
Trong tiếng anh từ butterfly=butter(bơ)+fly( con ruồi)==> có một con ruồi đậu trên 1 miếng bơ và nó biến thành con bướm”

Từ bald – bị hói. Vì phát âm gần giống với ball quả bóng nên bạn có thể liên tưởng và đặt câu quả bóng này bị hói thật là xấu xí.
Candidate = candy + date. Viên kẹo muốn hẹn hò nhưng nó không phải là một ứng cử viên sáng giá rồi.
Não chúng ta nhớ những dữ liệu có sự liên kết cảm xúc tốt hơn và lâu hơn những sự kiện chỉ đơn thuần cung cấp thông tin. Mẹo cho bạn là khi liên kết một từ mới với tiếng mẹ đẻ, bạn cần thêm yếu tố hài hước thậm chí phi logic để giúp não “neo lại” các từ vựng này tốt hơn. Hoặc bạn có thể neo dấu ấn riêng cho một từ mới khó nhở bằng cách đặt câu hỏi: khi đọc từ mới này lên bạn thấy nó gợi nhớ cho bạn điều gì, nó phát âm giống cái gì trong tiếng mẹ đẻ?
Một số từ tiếng Hàn có phát âm giống tiếng Việt như 준비(đọc là jun-bi, nghĩa: chuẩn bị), 학생(đọc là hak-seang, nghĩa: học sinh). Khi học các từ vựng dạng này bạn có thể dễ dàng nhớ mà không tốn nhiều công sức.
5. Sử dụng cử chỉ
Đối với một số người yêu thích việc vận động/ chỉ trỏ thì việc kết hợp một từ với một cử chỉ có thể cực kỳ hữu ích.
Đừng quên rằng những người nói tiếng Latinh tự nhiên có xu hướng biểu cảm bằng cử chỉ của họ hơn nhiều so với những người nói tiếng Anh. Ví dụ, xoa đáy cằm bằng đầu ngón tay có nghĩa là “¿Qué me importa?” (Tôi quan tâm điều gì?) Ở Argentina. Tại sao người Argentina nên có tất cả niềm vui? Bạn nên tiếp tục và phát minh ra của riêng bạn!
Bạn sẽ hành động như thế nào để “hạ cánh máy bay?” (aterrizar) hay “để giành chiến thắng” (ganar)?
Gắn 1 cử chỉ cho từ khó nào đó và não của bạn sẽ có nhiều nhớ lại khi bạn lặp lại cử chỉ đó sau này.
6.  Công thức WLCR (Viết, Nhìn, Che, Lặp lại )
Thực hành  công thức WLCR là thực hành tuần tự theo các bước Write – Look – Cover – Repeat. Mình sẽ giải thích tuần tự các bước trên như sau:
Write
Khi gặp một từ vựng mới cần nhớ, hãy viết từ ấy ra. Điều này để bạn biết cấu thành nên từ vựng ấy gồm những nguyên âm và phụ âm nào. Một lần viết ra, não của bạn sẽ được tiếp nhận thông tin thêm một lần. So với chỉ nhìn và quan sát, việc viết ra giấy sẽ giúp thông tin được ghi nhớ tốt hơn.  
Ở bước này, sai lầm của nhiều người là viết cùng lúc quá nhiều từ vựng. Ví dụ, khi bạn học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề gia đình, bạn viết tất cả những từ vựng liên quan lên tập giấy. Các từ này có thể bao gồm: mother, father, sister, brother, grandmother, grandfather,… Một chủ đề tiếng Anh cơ bản có thể bao gồm hơn 20 từ vựng. Khi bạn ghi toàn bộ, viết đến từ thứ 20, bạn đã quên mất từ đầu tiên. 
Vì vậy, không nên ghi nhiều từ vựng trong một lần. Khi tất cả thông tin đều là mới, não bộ không thể tiếp nhận một lúc lượng dữ liệu này, do đó, cách viết không đạt hiệu quả. Hãy ghi từng từ, sau khi nắm được nội dung và ý nghĩa, bạn có thể chuyển sang ghi chép các từ tiếp theo.
Look
Khi học từ vựng tiếng Anh, bạn cần quan sát điều gì? Trước tiên, người học cần quan sát cấu thành từ vựng, loại từ, ngữ nghĩa. Nếu chỉ viết, bạn chỉ ghi từ vựng, thông tin nào mới chỉ được lưu vào bộ nhớ tạm thời. Do đó, chỉ cần sau 5 phút làm việc khác, bạn sẽ quên hoàn toàn những gì mình đã học!
Thay vì thế, hãy dành ra vài giây quan sát từ vựng mình vừa viết ra một cách chi tiết hơn. Nếu bạn đang học từ vựng trong một câu, hãy quan sát vị trí của từ trong câu đó. Như vậy, bạn sẽ biết cách sử dụng về sau.
Cover
Thao tác này nhằm kiểm tra bạn đã nắm từ vựng đó hay chưa. Nắm bắt từ vựng có nghĩa là bạn phải hiểu nghĩa, loại từ và biết cách sử dụng từ vựng. Nếu chưa biết cách dùng, đồng nghĩa với việc bạn chưa thực sự nắm được từ mới đó. Gấp sách lại, dùng tay che đi nội dung vừa được cung cấp để kiểm tra khả năng ghi nhớ của bạn.
Repeat
Sau khi che lại nội dung, làm cách nào kiểm tra bạn đã nắm được từ vựng hay chưa? Repeat chính là công cụ xác định. Lặp lại những gì bạn đã được tiếp nhận khi thông tin đã bị che khuất. Từ đó, bạn có thể kiểm tra được mình có nhớ từ, hiểu đúng nội dung hay không. 
Trong quá trình học WLCR, bạn chỉ nên áp dụng cho một hoặc một số ít từ một lần. Nếu nạp quá nhiều thông tin, khả năng ghi nhớ tạm thời của não bị rối, nhầm lẫn, chỉ khiến tốc độ học bị chậm lại.
7. Đắm mình trong biển từ vựng
Kỹ thuật này rất phù hợp để học bằng cách ngâm mình. Bạn có được từ mới bằng cách mang theo từ điển ở khắp mọi nơi (bất cứ thứ gì điện tử đều có chúng vào những ngày này) và sau đó ghi chú các từ mới bất cứ nơi nào bạn bắt gặp. Chúng tạo thành danh sách từ vựng hàng ngày của bạn. Học các từ, truy cập lại nguồn, chuyển sang văn bản hoặc video có liên quan để lặp lại. Tiếp tục cho đến khi bạn nhớ tất cả (hoặc 80%, 70% ... đó là sự lựa chọn của bạn!) Các từ trong danh sách của bạn, sau đó tìm một nguồn mới. Bộ nhớ của bạn sẽ xây dựng kết nối giữa nguồn và vocab, cho phép bạn nhớ từ đó theo nơi bạn học từ đó.
8. Học bằng Flashcards
Não bộ con người tiếp nhận thông tin qua hình ảnh nhanh hơn 60.000 lần so với chữ. Chúng ta có khả năng ghi nhớ 10% những gì nghe thấy, 20% những gì đọc được và 65% những gì nhìn thấy. Vậy tại sao lại không tận dụng khả năng này của não bộ để ứng dụng trong việc học từ vựng.
Flashcards rất tốt cho những người học theo kiểu trực quan mà cảm thấy hiệu quả. Bạn có thể tạo bộ kết hợp một hình ảnh với một từ trong ngoại ngữ muốn học hoặc chỉ cần viết các từ bằng ngoại ngữ cần học trên một mặt của flashcard và tiếng mẹ đẻ trên mặt còn lại. Các loại flashcard thiết kế sẵn bán rất nhiều ở bên ngoài. Bạn có thể chọn các loại flashcard có kích thước nhỏ gọn, được xâu theo vòng tiện lợi cho việc mang đi và lưu giữ.
9. Học các từ đồng nghĩa và trái nghĩa (Synonyms và Antonyms)
Ngoài việc 1 từ có nhiều nghĩa khi kết hợp với các từ khác thì nhiều từ khác nhau sẽ có nghĩa tương tự. Cách hiệu quả để tăng vốn từ vựng của mình khi học là thêm các từ đồng nghĩa vào trong câu để thấy bạn đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bạn sẽ trở nên “sang” hơn rất nhiều nếu bạn thường xuyên sử dụng các từ đồng nghĩa thay vì lặp đi lặp lại 1 từ duy nhất.
Ví dụ: increase: làm tăng thêm
Từ đồng nghĩa
extend: Kéo dài thời gian hoặc không gian
expand: mở rộng kích thước hoặc phạm vi
accelerate: tăng về tốc độ
intensify: tăng về cường độ
reinforce: tăng về sức mạnh
Từ trái nghĩa
decrease: làm giảm
abate: làm yếu đi, dịu đi
downsize: Giảm về kích thước
dwindle: hao mòn dần
Làm tương tự với các cặp từ đồng nghĩa/ trái nghĩa khác.
10. Nghiên cứu ngôn ngữ học
Nhiều từ được tạo thành từ các bộ phận của các từ khác. Làm quen với các tiền tố và hậu tố, các gốc từ và các nguồn phổ biến của các từ ngôn ngữ đích.
Tiếng Anh có những từ ngữ gọi là từ gốc (root), từ gốc này có thể ghép thêm một cụm từ ở trước là tiền tố (prefix) và cụm từ được ghép ở cuối căn ngữ là hậu tố (suffix). Tất cả các từ bắt nguồn từ một từ gốc được gọi là những từ cùng gia đình (familiar).
Như vậy nếu biết được tiền tố và hậu tố, khi gặp bất kỳ một từ nào đó ta đã biết từ gốc của nó ta cũng có thể đoán được nghĩa của từ mới này.
Lưu ý là tránh quá tải từ ngay từ đầu. Bộ não của chúng ta không thể tiếp nhận quá nhiều thông tin mới, vì vậy đừng cố gắng ghi nhớ 40 từ mỗi ngày. Chưa kể, bạn sẽ không còn một khoảng tường nào trống trong ngôi nhà của mình.Giới hạn bản thân ở 10 từ mới mỗi ngày. Tốt nhất, bạn nên bắt đầu với 3 đến 5 từ mỗi ngày. Sau đó là 35 từ mới một tuần, 140 từ/ tháng và 1,680 từ/năm. Sự đều đặn sẽ giúp bạn đạt được trên 1,000 từ/ năm và đừng quên sử dụng thường xuyên.
Để nhận các bản tin về mẹo học ngoại ngữ và nghề biên phiên dịch tự do. Hãy để lại email của bạn tại vophuongmy.substack.com. Bài viết của mình sẽ được gửi đến bạn đều đặn hàng tuần và bạn có thể lưu lại, đọc và áp dụng dần sau đó. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của mình trong thời gian qua.