Đặt cái tiêu đề giật tít tí thôi cho tăng lượng click và view :))
Đáng ra tôi sẽ tiếp tục series về bán sách, nhưng .. (lại nhưng) vì chưa có thời gian tổng hợp cho bài cuối, với lại đang phải xin nghỉ ở nhà do ốm, thêm nữa cũng đang tìm hiểu về topic này, nên triển luôn :v
Ừm, puzzle thì nhiều như sao trên trời, vì cứ hễ có cái logic nào con người tạo ra thì có thể biến nó thành trò giải đố được mà đúng không.
Tôi không thuộc dạng thích chơi mấy loại puzzle, puzzle đề cập trong bài viết này là loại có thể chơi trên giấy - printable puzzle - dùng bút và giấy, các loại khác xin phép không bàn tới vì không biết).
Cũng ko lạm bàn về lịch sử, xuất xứ, tác giả của những thể loại này, vì rất dài, và tôi cũng ko tìm hiểu, các bạn tò mò có thể tìm theo từ khóa là ra :v
Rất thích hợp cho thời điểm chuẩn bị cách ly giai đoạn 2 này nhé các bạn :v
Disclaim: 
- Viết theo tìm hiểu của bản thân, ngoài ra cóp nhặt thêm từ các nguồn, có hình minh họa sinh động (đọc bài dài cho đỡ chán, bạn đọc hứng thú thì ta bắt đầu ngay nào :v)
- Tất cả hình tham khảo trên in tờ nẹt, không hình nào của tôi cả
Bắt đầu với logic puzzle nhé!

01. Sudoku (Number Place):

Trò này chắc là loại phổ biến nhất.


Phổ biến nhất trong các loại Sudoku, là gồm một lưới 9×9 ô (gồm 9 vùng con 3×3 cấu tạo nên lưới chính)
Luật chơi:
Thông thường, một trò chơi Sudoku sẽ được cho sẵn một vài con số. Các số này đều là những con số đúng và nằm ở những vị trí bất kỳ (gọi là lưới Sudoku). Nhiệm vụ của người chơi là dựa vào lưới này để tìm ra quy luật và các con số còn lại để hoàn thành trò chơi. Lưới Sudoku càng dày, nghĩa là càng có nhiều số cho sẵn thì trò chơi càng dễ và ngược lại.
Luật chơi của Sudoku khá là đơn giản đó là phải điền kín những ô còn lại với điều kiện:
- Các hàng ngang: Phải có đủ các số từ 1 đến 9, không cần đúng thứ tự. Không trùng số nào ở hàng ngang.
- Các hàng dọc: Đảm bảo có đủ các số từ 1-9, không cần theo thứ tự. Không trùng số nào ở hàng dọc.
- Mỗi vùng 3 x 3: cũng phải có đủ các số từ 1-9. Không trùng số nào trong cùng 1 vùng 3 x3.
Biến thể: thay đổi về kích thước và số lượng ô, hoặc thay đổi các số từ 1-9 thành các ký tự, ký hiệu, logo, hình vẽ...
Kích thước 4x4 ô chia làm 2x2 vùng.
Kích thước 6x6 ô chia làm 2x3 vùng.
Kích thước 5x5 ô chia vùng theo Pentomino (được phát hành với tên gọi Logi-5).
Kích thước 7x7 ô chia vùng theo Heptomino.
Kích thước 8x8 ô chia vùng theo quy tắc (4x2):(4x2). Đây là cách chia thành 4 vùng chính, mỗi vùng 16 ô. Trong mỗi vùng chính lại chia thành 2 vùng 8x8 dựa vào màu nền của từng ô. Tuy theo cách bố trí các ô khác màu này, sẽ phát sinh thêm một biến thể con khác. Cách bố trí đơn giản nhất là các ô khác màu nằm xen kẽ nhau – trông rất giống bàn cờ quốc tế.
Biến thể với kích thước lớn cũng khá phổ biến:
Kích thước 12x12 ô chia làm 4x3 vùng (Dodeka Sudoku).
Kích thước 16x16 ô (Monster SuDoku).
Kích thước 25x25 ô (Giant Sudoku).
Biến thể có kích thước lớn nhất được phổ biến là 100x100 ô (phê chưa :v)
Integer Programming and Hyper Sudoku » Loren on the Art of MATLAB ...

Ngoài ra còn có Sudoku 3D, là kết hợp các lưới trong không gian 3D chẳng hạn, cũng theo 1 quy luật nhất định (theo tùy từng thể loại 3D). Như ví dụ dưới là kết hợp 4 bảng Sudoku 4x4 để đảm bảo điền các số từ 1-4 theo hàng ngang, hàng dọc và phương thẳng đứng (tức là trục x,y và z)

Ôi, mới có một thằng thôi mà đã dài vãi sh*t rồi, tiếp nào!

02. Wordoku:

Dễ hiểu quá, chắc không cần viết dài vì về cơ bản nó là một biến thể của Sodoku:
Wordoku = Word + Sudoku
Ở đây các con số được thay bằng ký hiệu chữ. Tuy logic giống Sodoku nhưng vì nó được đặt 1 tên riêng nên cũng chia nó làm 1 mục riêng ;)) với lại theo cảm nhận thì con người khó nhận biết và tính toán nhanh được chữ hơn số nên trò này ... có vẻ là mất thời gian hơn
Wordoku by Grant Fikes - The Art of Puzzles | The Art of Puzzles


03. Codoku 

Tương tự Wordoku, luật như sau:
Điền vào ô vuông sao cho mọi hàng, mọi cột và mọi ô chứa các chữ cái (danh sách chữ cái được cung cấp phía dưới bảng). 
Nếu bạn đọc các ô màu xám từ phía trên bên trái xuống phía dưới bên phải, bạn sẽ tìm thấy một văn bản từ liên kết "có ý nghĩa" (thường là đoạn trích trong một tác phẩm nào đó)
Chỉ có một giải pháp cho mỗi câu đố.
Ví dụ Codoku 3x3 (3 ở đây nghĩa là một cụm gồm 9 ô)


04. Sudoku GT (lại là nó)

Tại ... quên, mà lười nên không muốn sắp xếp lại, đây cũng là một biến thể của Sudoku, mà nó thêm vào dấu lớn hơn và nhỏ hơn.
Luật như sau:
- Điền vào lưới sao cho mọi hàng, mọi cột và mọi ô 3x3 chứa các chữ số từ 1 đến 9 không trùng nhau (giống Sudoku). 
- Dấu lớn hơn / nhỏ hơn cũng phải đúng. 
Chỉ có một giải pháp cho mỗi câu đố.
Một ví dụ loại hard core cho anh em :v


05. Kakuro:

Giống như trò chơi ô chữ, nhưng phần cung cấp cho người chơi thông tin thì được thay thế bằng tổng.
Luật chơi:
- Bạn sử dụng các số từ 1 đến 9, nhưng không được phép sử dụng các số giống nhau nhiều hơn một lần (không trùng nhau)
- Tìm các số ở ô trắng sao cho tổng bằng số hiển thị ở ô đen.
Trò này (hình như) cũng khá phổ biến và nhiều người ở VN cũng biết chơi (sau Sudoku)


06. Fillomino:

Luật chơi:
- Bảng cho sẵn một số lượng ô đã có điền số.
- Số trong ô có ý nghĩa là số lượng thành viên của một khối với số như nhau.
- Mỗi khối được xác định là các ô trên, dưới, phải và trái (không phải đường chéo).
Ví dụ: 
- Ô có giá trị 2 nghĩa là luôn luôn phải có hai số 2 bên cạnh nhau (trên, dưới, phải và trái);
- Ô có giá trị 3 nghĩa là luôn luôn phải có ba số 3 bên cạnh nhau (trên, dưới, phải và trái), v.v. 
Xem hình tôi minh họa là hiểu ngay :v


07. Hitori:

Toàn tên tiếng JAV, đúng là mấy ông Nhật hay nghĩ ra những cái nhức đầu @@
Luật chơi:
- Bảng cho sẵn tất cả các ô đều được điền số.
- Người chơi (bạn) phải tìm ra và tô đen những ô nào bị trùng trong cùng 1 hàng hoặc 1 cột (quy tắc là Mỗi hàng và cột không được nhiều hơn một số giống nhau)
- Không có ô đen bên cạnh nhau, chỉ có đường chéo
- Ô màu trắng còn lại phải liên tục (nghĩa là không có ô trắng nào bị cô lập bởi 4 ô đen trên - dưới - trái - phải)
Lại xem minh họa cho dễ hiểu nhỉ, lần này lấy cái dễ nhất là 5x5 và super easy nhé :v
Còn nếu trường hợp nào bạn tô như dưới này nghĩa là vi phạm quy tắc ô trắng đã bị cô lập --> sai!


08. Arukone:

Luật chơi:
- Bảng cho sẵn một số lượng ô đã có điền số.
- Bạn phải tạo một đường nối giữa các số tương tự (1 cặp số).
- Đảm bảo Các dòng (đường nối đó) sẽ cùng nhau sử dụng tất cả các ô trống.
- Chỉ có duy nhất một giải pháp.
Ví dụ bảng 9x9, độ khó trung bình:
Dễ hiểu mà, đúng không :) trò này giống cái trò gì hồi xưa hay chơi trên Android mà giờ quên tên rồi :v


09. Hashi:

Hashi dịch tiếng Nhật ra nghĩa là cầu, đúng là như thế vì trò này yêu cầu người chơi phải nối cầu cho các con số.
Luật chơi:
- Bạn sẽ thấy các con số nằm trong một hình tròn (bố trí cũng giống như bảng)
- Bạn sẽ phải nối các đường kẻ giữa các hình tròn với nhau để:
    > Mỗi hình tròn (với số trong đó) phải có bấy nhiêu đường kẻ từ nó bằng số trong hình tròn.
    > Không được phép có nhiều hơn hai đường kẻ giữa hai vòng tròn.
    > Các đường kẻ không thể vượt qua nhau (đè lên nhau)
    > Các đường kẻ phải là ngang hoặc dọc, không có đường chéo
    > Tất cả các đường kẻ đều phải được kết nối (không có đường kẻ hở)
Để dễ tưởng tượng, nó gần giống như cái hóa trị trong hóa hữu cơ đó (lâu rồi tôi cũng không nhớ kiến thức), ví dụ Carbon hóa trị 4 nghĩa là phải có 4 đường từ C ra, và Hidro hóa trị 1 nghĩa là chỉ có 1 đường, như vậy ta có phân tử CH4 :))
Thôi ví dụ luôn đi cho dễ hiểu, Pretty Easy và size bé nhất nhé:
10. Mới đến số 10 thôi, hẹn gặp lại các bạn ở phần 2 :)) vì mỏi tay rồi