Tại sao bạn chỉ đạt được một vài mục tiêu của cuộc đời mình, còn những mục tiêu khác thì không?Nếu bạn không biết câu trả lời, cũng không sao. Thậm chí ngay cả những con người lỗi lạc và thành đạt vẫn cảm thấy khá bế tắc khi lý giải tại sao họ thành công và hay thất bại. Câu trả lời cảm tính rằng: bạn sinh ra với những tài năng nhất  định và thiếu đi những năng khiếu khác – thật sự chỉ là một mảnh ghép nhỏ trong trò chơi ghép hình. THực tế qua nhiều thập kỉ , các nghiên cứu cho rằng người thành công vươn tới những mục tiêu cá nhân hay nghề nghiệp không đơn giản chỉ bởi họ là ai, mà thường vì những gì họ đã làm.
Sau đây là 9 điều  mà người thành công làm – những chiến lược họ áp dụng cho cá nhân để thiết lập và theo đuổi mục tiêu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thể hiện của họ.
1. HÃY CỤ THỂ HÓA.
Khi bạn thiết lập mục tiêu, hãy xác định mục tiêu đó rõ ràng nhất có thể. “Giảm hai cân” có thể là mục tiêu tốt hơn nhiều so với  việc nói tôi sẽ giảm vài cân để trông đẹp hơn. Việc này giúp cho bạn hình dung rõ ràng hơn về thành công bạn muốn đạt được. Biết chính xác những gì bạn muốn sẽ nuôi dưỡng quyết tâm trong bạn cho đến khi nào bạn đạt được điều đó. Bạn cũng cần xem xét những hành động cụ thể cần làm để vươn tới mục tiêu đó.
Làm rõ điều bạn muốn đạt được sẽ dẫn dắt bạn tới những hành động cụ thể rõ ràng hơn. Não bạn sẽ được kích hoạt các bánh xe tâm lý, thúc đẩy nhu cầu hành động để đạt được mục tiêu. Và vì thế, những điều bạn cần làm để hiện thực hóa mục tiêu cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
2. NẮM BẮT THỜI KHẮC ĐỂ HÀNH ĐỘNG VÌ MỤC TIÊU.
Không mấy ngạc nhiên khi chúng ta thường xuyên bỏ qua các cơ hội để hành động vì mục tiêu của mình. Hôm nay liệu bạn sẽ không có đủ thời gian để đọc 1 cuốn sách mà bạn đang đọc dở chứ. Nó chỉ mất bạn tầm 20ph trong ngày thôi mà?
Trước tiên, bạn cần lên kế hoạch bạn sẽ hành động khi nào và ở đâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc lên kế hoạch nếu – thì giúp não bạn nhận diện và nắm bắt cơ hội ngay khi nó xuất hiện, làm gia tăng cơ hội thành công gần 300%.
Công thức của kế hoạch Nếu – thì:
“Nếu tôi nhận ra mình dành quá nhiều thời gian trên Facebook thì tôi sẽ tắt laptop và rời khỏi bàn làm việc để đi bộ. Sau đó, tôi sẽ quay trở lại ngay công việc của mình.”
Tại sao việc này lại hiệu quả? Vì chúng được viết bằng ngôn ngữ não bộ của bạn. Đây là sự dẫn dắt hành vi trong tiềm thức, nó điều khiển hoạt động của bạn trong vô thức mà không phải khiến bạn động não nhiều.
3. BIẾT CHÍNH XÁC BẠN ĐÃ ĐI ĐƯỢC BAO XA.
Việc đạt được bất kì mục tiêu nào đòi hỏi sự trung thực và kiểm tra thường xuyên tiến trình của bản thân. Nếu bạn không biết mình đang làm tốt như thế nào, thì  bạn không thể điều chỉnh hành vị hoặc chiến lược cho phù hợp.
Các phản hồi có tác dụng thúc đẩy chúng ta bởi trong tiềm thức, chúng ta nắm bắt được sự khác biệt giữa vị trí nơi mình đang đứng với mục tiêu đang nhắm đến. Khi nhận ra sự khác nhau đó, não bộ tập trung nguồn lực vào đó, sự chú ý, nỗ lực khai thác thông tin sâu hơn và quyết tâm cũng cao hơn.
Nếu việc này là quan trọng, tại sao chúng ta lại luôn né tránh thực hiện việc này?
Điều đầu tiên rõ ràng nhất là nó đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao. Chúng ta thường có xu hướng né tránh nhìn nhận những thất bại chúng ta đang gặp phải hoặc không muốn thừa nhận nó. Không phải kết quả nào chúng ta đạt được cũng là điều tích cực.
Một nghiên cứu của Koo và Fishbach về việc đánh giá tiến trình cá nhân theo hai góc độ: Tập trung vào đoạn đường họ đã đi qua hay tập trung vào đoạn đường họ phải đi tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi chúng ta tập trung theo đuổi một mục tiêu và xem xét việc mình đã hoàn thành những gì, chúng ta có cảm giác thành công và bắt đầu giảm bớt sự cố gắng. Thay vào đó, khi tập trung vào đoạn đường còn phải đi, động cơ thúc đẩy được duy trì liên tục. Chúng ta thường có xu hướng bù đắp vào những gì chúng ta còn thiếu. Vì thế, chúng ta tự thấy bản thân phải làm việc chăm chỉ hơn để đạt được tới sự đủ đầy đó.
4.HÃY LÀ NGƯỜI LẠC QUAN THỰC TẾ.
Khi bạn thiết lập mục tiêu, bằng mọi giá hãy tập trung suy nghĩ vào việc làm thế nào để đạt được mục tiêu đó.Tin vào khả năng thành công có ý nghĩa lớn để tạo ra động lực thúc đẩy. Nhưng đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của các yếu tố như thời gian, kế hoạch, sự nỗ lực và sự kiên trì. Chúng đều là những yếu tố giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Nghĩ rằng mọi việc sẽ đến với bạn dễ dàng mà không cần nỗ lực sẽ khiến bạn thiếu chuẩn bị cho cuộc hành trình phía trước và có thể làm gia tăng nguy cơ thất bại của bạn.
Người lạc quan thực tế và người lạc quan phi thực tế khác nhau như thế nào?
Người lạc quan thực tế tin rằng họ sẽ thành công. Nhưng họ cũng tin rằng để đạt được thành công đó, bạn cần biết cách lên kế hoạch, kiên trì và lựa chọn đúng chiến lược. Họ nhận biết được các nhu cầu mình muốn và tìm cách giải quyết các khó khăn họ đang gặp phải.
Người lạc quan phi thực tế tin rằng thành công sẽ đến với họ - tin rằng cuộc đời sẽ tưởng thưởng cho những thành công của họ.
Hãy luôn nuôi dưỡng tinh thần lạc quan thực tế bằng cách kết  hợp thái độ lạc quan với sự đánh giá trung thực những khó khăn đang chờ đón bạn phía trước. Đừng chỉ hình dung về thành công mà hãy hình dung về những bước đi cần thiết để giúp bạn hiện thực hóa thành công đó.
5. TẬP TRUNG ĐỂ TIẾN BỘ TỐT HƠN LÀ TẬP TRUNG ĐỂ THÀNH CÔNG.
Tin rằng mình có khả năng đạt được mục tiêu là điều quan trọng, nhưng tin rằng bạn có thể đạt được được khả năng đó cũng quan trọng không kém. Nhiều người trong chúng ta tin rằng sự thông minh , cá tính và lợi thế về thể chất là bất biến. Rằng dù chúng ta có làm gì thì ta cũng sẽ không thể tiến bộ hơn. Kết quả là, chúng ta tập trung vào những mục tiêu chỉ để chứng minh bản thân, hơn là phát triển và mưu cầu những kĩ năng mới.
Mọi khả năng đều có thể rèn luyện được. Khi bạn nhận ra sự thật rằng bạn có thể thay đổi cho phép bạn đưa ra những lựa chọn tốt hơn và khai phá được tiềm năng bản thân đầy đủ hơn. Những ai có mục tiêu tập trung vào việc khai phá bản thân, mong cho mình ngày càng tiến bộ sẽ biết cách đạt tới đích mình muốn một cách ung dung và tự tin nhất.
Việc phấn đầu để trở nên tốt hơn cũng giúp nâng cao kinh nghiệm làm việc, về bản chất, chúng ta sẽ thấy hứng thú và vui thích làm việc hơn khi nghĩ về sự tiến bộ thay vì nghĩ về sư hoàn thiện. TÌm ra điều bạn thực sự thích thú và tin tưởng chúng sẽ mang đến những giá trị bền vững là một trong những cách hữu hiệu nhất để duy trì quyết tâm bất kể những chướng ngại không mong đợi xảy ra. Thực tế, sự hứng thú không chỉ giúp bạn tiến lên phía trước mà còn tiếp thêm năng lượng cho bạn.
6. HÃY LÀ NGƯỜI KIÊN ĐỊNH.
Kiên định là sự sẵn sàng cam kết thực hiện những mục tiêu dài hạn và không nản lòng khi đối mặt với các khó khăn. Những người kiên định đạt được nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc đời.
Các nghiên cứu về người thành công cho thấy, dù bạn là ai: vận động viên, nhạc công, họa sĩ. Chìa khóa giúp họ thành công là sự kiên trì luyện tập – quy tắc 10.000 giờ giúp bạn rèn luyện những kĩ năng và kiến thức cần thiết.
Kiên định là không bỏ cuộc khi đối mặt với các khó khăn, thậm chí khi bạn đã mỏi mệt hay nản lòng. Không bỏ cuộc thể hiện ở cách chúng ta lý giải các khó khăn ngay khi chúng ta đối đầu chúng. Khi gặp khó khăn, bạn sẽ đổ lỗi cho điều gì?
Một nhóm các nhà khoa học tin rằng khả năng của con người là cố định, rằng thất bại là do thiếu khả năng. Nếu một việc là khó với một người, có lẽ người đó không giỏi về lĩnh vực ấy. Và kết quả là họ đã từ bỏ mục tiêu quá sớm. Một cách vô thức, họ đã phát triển nhận thức sai lầm rằng họ không thể nào tiến bộ.
Nhóm khác tin rằng thất bại đến từ các nguyên nhân mà ta chưa kiểm soát được – chưa nỗ lực, chưa lên chiến lược, kế hoạch quá tệ. Khi phải đối mặt với khó khăn, họ cố gắng nhiều hơn, họ củng cố niềm tin rằng họ luôn có thể cải thiện. Thái độ quyết liệt này dẫn dắt họ đến những thành công dài hạn tốt đẹp hơn.
Thay đổi luôn là có thể và điều này quá rõ ràng. Không có khả năng nào không được phát triển qua trải nghiệm. Lần tới, khi bạn nhận ra mình đang có suy nghĩ : “nhưng tôi không giỏi việc này” hãy nhớ vì bạn chưa đủ giỏi thôi.
7. XÂY DỰNG SỨC MẠNH Ý CHÍ.
Để xây dựng ý chí, hãy đối đầu với những thửu thách đòi hỏi bạn phải làm những điều bạn không muốn. Khi bạn nhận ra bản thân muốn bỏ cuộc, đừng nghe theo ý muốn đó. Hãy bắt đầu với duy nhất một hành động và lên kế hoạch bạn sẽ giải quyết những vấn đề phát sinh theo công thức “nếu- thì”. Nó có thể khó khi bạn bắt đầu, nhưng nó sẽ dần dễ dàng hơn và đó là mấu chốt của vấn đề.  Khi sức mạnh ý chí bên trong bạn tăng lên, bạn có thể đón nhận nhiều thử thách hơn và tăng cường các bài tập để kiếm soát bản thân mình tốt hơn.
8. ĐỪNG LIỀU LĨNH.
Bất kể ý chí của bạn trở nên mạnh mẽ như thế nào, chúng đều có giới hạn và đến một lúc nó sẽ bị kiệt sức. Đừng cố gắng đương đầu với hai thử thách khó 1 lúc, hãy làm lần lượt từng cái một.
Bạn có thể đạt được mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn bằng cách đưa mình ra khỏi các môi trường gây ra sự xao nhãng. Nhiều người quá tự tin vào khả năng chống lại cám dỗ và kết quả là họ đặt bản thân mình vào những tình huống đầy rẫy sự cám dỗ.
Chống lại cám dỗ là yếu tố then chốt trong công cuộc tìm kiếm thành công cho bất kì mục tiêu nào. Những gì chúng ta muốn làm thường trái với những gì chúng ta cần làm (Ví dụ bạn muốn ăn 2 thanh socola nhưng bạn đang cần giảm cân). Vậy nên, điều cần làm nếu muốn chống lại cám dỗ là thà hoàn toàn không làm còn hơn là làm một chút rồi dừng lại. Vậy nên, nếu bạn không muốn ăn hết cả cái bánh, thì đừng ăn dù chỉ là một miếng.
9. TẬP TRUNG VÀO ĐIỀU BẠN SẼ LÀM THAY VÌ ĐIỀU BẠN SẼ KHÔNG LÀM.
Nếu bạn muốn bỏ thuốc lá, giảm cân hay đọc sách nhiều hơn nhưng vẫn chưa làm được. Thay vì bảo chúng ta hãy ngưng hút thuốc, ngưng ăn đồ béo và dùng ít điện thoại hơn, chúng ta nên lập ra các kế hoạch thay thế cho các hành động này.
Ví dụ: Nếu bạn muốn giảm cân, thay vì bảo chúng ta hạn chế các đồ ngọt và béo, hãy mua nhiều rau hơn để vào tủ và ăn kèm chúng khi bạn ăn các đồ đó. Dần dần bạn sẽ thay đổi được thói quen ăn uống của chính mình.
Phương pháp: Kế hoạch nếu thì thay thế: Thay thế hành vi tiêu cực bằng một hành vi tích cực hơn. Phương pháp này giúp bạn tập trung vào những điều bạn sẽ làm thay vì những điều bạn sẽ không làm.