Tình cờ mình có tìm được bài này và đọc nó kiểu gật gù vì thấy nó giống với mình đến 80% ý. Hóa ra trước giờ như vậy nhưng mà mình không rõ mình kiểu gì. Mình cứ nghĩ là con người mình khó hiểu và sẽ không có một cái định nghĩa nào giải thích được haha. Nào ngờ nay biết rằng mình cũng là một kiểu tính cách có trong từ điển :)))). Mời bạn đọc ạ !
Bài viết mình lấy nguồn trên Tamlyhoctoipham.com mình có để nguồn cuối bài viết cho ai cần.
"Cô độc hướng ngoại" - Outgoing Autison là những người có thể tự mình hòa vào đám đông nhưng cũng có thể tự tách mình và là những người rất khó để có thể nắm bắt.
Cô độc là không có ai ở bên, không ai hiểu thấu, một mình đơn độc chống chọi mọi thứ trên cuộc đời; hướng ngoại là cởi mở, hòa đồng, nhiệt huyết và dễ hòa mình vào với những người xung quanh. Tưởng chừng như đây là hai khái niệm hoàn toàn trái ngược, thế nhưng vẫn tồn tại một hội chứng mang tên "Cô độc hướng ngoại" - Outgoing Autison. Những người "Cô độc hướng ngoại" có thể tự mình hòa vào đám đông nhưng cũng có thể tự tách mình và là những người rất khó để có thể nắm bắt.
Hãy cùng tìm hiểu về 8 biểu hiện của người mắc chứng "Cô độc hướng ngoại" để xem bạn có phải tuýp người này không nhé.
1. ĐIỆN THOẠI KHÔNG RỜI THÂN
Điện thoại được phát minh ra nhằm mục đích liên lạc, giải trí, nắm bắt thông tin… cho con người. Tuy nhiên không chỉ có vậy, đối với những người "Cô độc hướng ngoại" điện thoại như một lá chắn hoàn hảo nhất giúp họ có thể tự giải cứu mình khỏi những tác nhân bên ngoài, cứu rỗi họ khỏi bị bơ vơ trước đám đông.
2. TỪ NHỎ ĐÃ RẤT HIỂU CHUYỆN
Có thể vì lý do ít nói, ngại nói nên từ nhỏ, họ đã học được cách quan sát và lắng nghe nhiều hơn. Từ đó, họ nhận thức được sâu sắc những gì mình nên làm và không nên làm. Trưởng thành trước tuổi, hiểu chuyện sâu sắc cũng là một biểu hiện tốt nhưng bạn biết không, khi họ biết suy nghĩ hơn những bạn bè đồng trang lứa cũng chính là lúc bản thân họ có nhiều áp lực hơn bao giờ hết.
3. NHƯ THỂ CÓ "NHÂN CÁCH" KHÁC NHAU KHI ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG CÁ THỂ KHÁC BIỆT
Đối với người lạ, họ lạnh nhạt, thờ ơ và khó gần. Đối với người đã quen biết, họ trò chuyện đúng chừng mực và không bộc lộ cảm xúc một cách thái quá. Nhưng còn với người thân, họ như biến thành một con người khác, có thể tán dóc, nói chuyện về hết chủ đề này đến chủ đề khác cả ngày trời mà không biết mệt.
Thật có lý khi nói rằng, với mỗi một người và một mối quan hệ khác nhau, họ lại đối xử với họ theo những "nhân cách" khác nhau.
4. ĐÔI LÚC RẤT "THẦN KINH", ĐÔI LÚC LẠI SIÊU BÌNH TĨNH
Sẽ có lúc, họ trút bỏ hết sự phòng bị của bản thân, cho bạn thấy sự "điên rồ" của họ. Họ có thể thoải mái la hét, chạy nhảy không phanh theo cách một người dồi dào năng lượng vẫn làm. Nhưng đôi khi, bạn sẽ thấy họ ngồi trầm mặc, ánh mắt xa xăm suy nghĩ về một điều gì đó.
Lúc ấy chính là lúc họ thu mình lại vào lớp áo giáp của mình, dành không gian riêng cho bản thân. Hoặc trong hoàn cảnh khó khăn nào đó, có thể chỉ vài giây trước họ vẫn cười nói, la hét mặc kệ sự đời nhưng vài giây sau đó họ lại có thể giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh đến khó tin.
5. DỄ VÌ CÂU NÓI CỦA MỘT AI ĐÓ MÀ ĐAU LÒNG, NHƯNG KHÔNG BAO GIỜ ĐỂ AI PHÁT HIỆN CẢ
Bề ngoài, có thể họ đang ngụy tạo cho bản thân một lớp vỏ sắt đá, nhưng sâu thẳm bên trong lại là nội tâm dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Có khi, chỉ bằng một câu bông đùa không chủ ý, mà họ để tâm suy nghĩ, dằn vặt cả quãng thời gian dài. Họ vờ như là mình ổn, cố gắng thể hiện ra với thái độ bình thản nhất để không ai có thể thấy họ đang yếu đuối.
Nhưng bạn biết không, chỉ cần khi ở một mình, họ sẽ suy nghĩ rất nhiều, thậm chí là cả những ý nghĩ bi quan và tự làm tổn thương chính mình.
6. AN ỦI RẤT NHIỀU NGƯỜI NHƯNG LẠI KHÔNG CÓ AI AN ỦI BẢN THÂN
Khi những người xung quanh gặp khó khăn, hay chuyện buồn cần trút bầu tâm sự, họ luôn sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng là bờ vai để người khác dựa vào. Vì đối với họ, hạnh phúc là khi bản thân có thể khiến những người xung quanh vui vẻ và hạnh phúc.
Thế nhưng một sự thật đau lòng đó chính là, khi họ cần người tâm sự, lắng nghe, chia sẻ thì lại không một ai có thể cùng họ làm những điều tương tự như họ đã làm. Không ai có thể chạm vào và cũng không một ai có thể hiểu thấu tâm hồn ấy…
7. HOÀI NIỆM QUÁ KHỨ, CHÁN GHÉT HIỆN TẠI
Bản năng của con người là đi tìm hạnh phúc. Nhưng đối với những người hướng ngoại, họ đi tìm hạnh phúc theo một cách rất riêng. Họ chạy về tìm những kí ức đẹp trong quá khứ. Và có lẽ vì nó quá đẹp, họ luôn muốn sống trong những kỉ niệm quá khứ ấy.
Đó cũng chính là lý do tại sao họ không thiết tha sống với hiện tại cho lắm. Họ luôn muốn là mình trong quá khứ, ước mong quay lại quá khứ vì họ sợ sống ở hiện tại và có thể họ sợ cả chính mình của hiện tại.
8. CÓ LÚC CƯỜI KHÔNG NGỪNG NHƯNG CÓ LÚC LẠI TRẦM MẶC ĐẾN MỨC KHÔNG AI DÁM GẦN
Trạng thái cảm xúc của họ thay đổi như chong chóng. Họ có thể cười không nghỉ trước những tình huống hài hước nhưng cũng có thể khóc như mưa trước những tình tiết cảm động trong phim hoặc một câu chuyện nào đó.
Ấy thế mà, có những lúc họ muốn tàng hình, không muốn bắt chuyện với ai, không muốn ai bắt chuyện với mình, tự đắm mình vào không gian riêng của chính bản thân họ.
Những người cô độc hướng ngoại hay hướng ngoại cô đơn là những người có trái tim mềm yếu. Họ vui vẻ trước mặt mọi người, tiếp thêm năng lượng cho những người xung quanh bằng sự nhiệt huyết của mình. Vậy mà sau tất cả, chỉ là họ không muốn để người khác thấy họ yếu mềm, buồn bã. Từ đầu đến cuối, chỉ có họ mới có thể hiểu thấu chính mình.
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, chúng tôi vẫn luôn hi vọng và tin tưởng rằng mỗi chúng ta sẽ luôn là phiên bản mà mình yêu thích nhất và sẽ tìm được ít nhất một người để có thể đồng hành, tin tưởng, sẻ chia khi cần bởi cuộc sống vẫn còn rất nhiều điều đáng để yêu và tin.
______________________
Nguồn bài viết: