8 BƯỚC LOẠI TRỪ KHỔ ĐAU VÀ ĐI ĐẾN AN LẠC
Bạn đang lo lắng về vấn đề con cái, công việc, hàng xóm hay cảm thấy tức tối chỉ vì chuyện kẹt xe mỗi ngày? Có quá nhiều trách nhiệm,...
Bạn đang lo lắng về vấn đề con cái, công việc, hàng xóm hay cảm thấy tức tối chỉ vì chuyện kẹt xe mỗi ngày? Có quá nhiều trách nhiệm, quá nhiều “nợ nần” và quá nhiều nỗi lo lẵng khiến đầu óc ta luôn suy nghĩ, căng thẳng mỗi ngày. Vậy làm thế nào để thoát khỏi mới bòng bong suy nghĩ ấy và tìm cho mình sự bình an trong tâm hồn?
Bước đầu tiên tới an bình – Đó chính là chánh niệm. Đầu tiên, hãy giữ mình tỉnh táo, ý thức những gì đang diễn ra trong khoảnh khắc hiện tại. Bạn có thể bắt đầu với những điều đơn giản, chẳng hạn như: chú tâm trong lúc đánh răng, giặt đồ, chờ xe buýt, chờ tính tiền trong siêu thị…
Bước thứ hai chính là nhận ra bản chất thật sự của bể khổ. Tồn tại “bể khổ” nhưng chúng ta không nhất thiết phải đau khổ. Khi ta cảm nhận có một suy nghĩ đau đớn xuất hiện, hãy hít thở và chỉ quan sát ý nghĩ đó, đừng phán xét hay khoét sâu nó. Khi chúng ta nên tự nói với bản thân “Có tồn tại bể khổ”, chứ không phải “Tôi đang đau khổ”, ta sẽ không còn quy kết đau khổ là do bất cứ điều gì bên ngoài gây ra nữa.
Bước thứ ba là nhận ra nguyên nhân sinh ra khổ đau. Đó chính là tham ái: thèm muốn, muốn cái gì đó khác đi. Khi ta chấp nhận bể khổ và cố gắng không bình luận, không đổ lỗi cho bản thân hay tự phán xét chính mình, ta sẽ được chữa lành. Không đổ lỗi cho bất kỳ cái gì tạo nên nỗi đau của mình là cách để ta đoạn tuyệt với khổ đau, tận hưởng hạnh phúc mà không phụ thuộc vào bất cứ điều gì.
Bước thứ tư là tìm thấy tự do trong chính bản thân. Ta nhận ra rằng trên trần thế này cái gì bắt đầu cũng đều có kết thúc. Nếu ta trở nên tham ái, bám víu bất kỳ cái gì hay bất kỳ ai, chắc chắn ta sẽ đau khổ khi những thứ đó hay người đó thay đổi, chấm dứt hoặc chết. Dần dần, từng chút một, ta trải nghiệm sự chấm dứt bể khổ
Bước thứ năm là tìm hiểu và thực hành“Bát chánh đạo”. “Bát chánh đạo” là một trong những khái niệm lớn của Phật giáo. Đó là tám chỉ dẫn, nguyên lý cụ thể về cách sống hạnh phúc. Hiểu và tực hành “Bát chánh đạo”, ta có thể hun đúc sức mạnh nội tại. “Bát chánh đạo” là con đường tới hạnh phúc, tự do và an yên của Phật tử hàng ngàn năm nay.
Bước thứ sáu là sống chánh niệm. Sống chánh niệm là khi ta hành động liêm chính, cư xử bằng lòng trắc ẩn và yêu thương đối với vạn vật. Chánh niệm là khi ta hiểu được trong khoảnh khắc hiện tại: ta đối xử với người khác theo cách như ta muốn mình được đối xử.
Bước thứ bảy là giữ cho thân tâm được bình yên, “yên bình nội tại, yên bình ngoại tại”. Ta giữ cho mình trong sạch trong suy nghĩ và trung thực trong cách hành xử. Giữ gìn lời ăn tiếng nói, không sa vào xì-căng-đan và chuyện phiếm, chỉ nhận những gì mình được trao. Tất cả những điều này sẽ đạt được khi ta không ngừng trau dồi lòng nhân từ, sự rộng lượng và trí tuệ.
Cuối cùng, “tâm từ” là thuốc giải tuyệt vời cho sự sợ hãi, tức giận, chán ghét, ghen tị, buồn phiền, bất an, lo lắng. Đừng sợ uống quá liều. Càng luyện tập rải tình yêu thương, ta càng cảm nhận nhiều tâm từ. Tình yêu thương con người, cuộc sống, vạn vật là chía khóa hóa giải mọi khổ đau, phiền muộn.
*Tóm tắt theo cuốn sách "I met a monk" của tác giả Rose Elliot
Summer Soltices
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất