Nguồn:  Healthy Mind
Giận dữ là một cảm xúc rất phức tạp có thể được kích hoạt bởi nhiều hoàn cảnh khác nhau. Sự tức giận có thể là do che giấu những cảm xúc khiến một người thấy bị tổn thương hoặc trở nên mất kiểm soát.
Trong các tình huống khác, một người bị tức giận có thể có những vấn đề bị kìm nén vẫn chưa được giải quyết.
Có nhiều mức độ giận dữ khác nhau. Hiểu từng cấp độ và những phản ứng bạn có là cách hiệu quả để quản lý sự giận dữ. Nhận thức về mức độ của tức giận cũng có thể giúp mọi người xác định các bước họ nên làm để ngăn cơn tức giận leo thang đến độ cao nguy hiểm có thể xảy ra.
Dưới đây là 7 mức độ giận dữ:
1. PHIỀN NHIỄU (Annoyance): Sự tức giận rất nhẹ do sự phiền toái hoặc bất tiện gây ra.
Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ có những cách phản ứng:
- Kìm nén: Cố gắng tránh cảm giác hoặc hành động theo cảm xúc.
- Hung hăng thụ động: Thực hiện các hành động gián tiếp khiến bạn tức giận.
- Hờn dỗi: Thể hiện sự tức giận bằng cách hờn dỗi.
2. CÁU KỈNH (Frustration): Một phản ứng đối với những thất bại lặp đi lặp lại trong quá trình vượt qua một trở ngại.
Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ có những phản ứng của giai đoạn trước, cộng thêm với những phản ứng sau:
- Sỉ nhục: Chê bai người kia theo cách xúc phạm hoặc gây tổn thương có khả năng làm gia tăng xung đột hơn là giải quyết vấn đề.
- Tranh cãi: Phản đối bằng lời nói nhằm mục đích làm gia tăng sự bất đồng.
- La hét: Trở nên mất kiểm soát với lời nói; nói to và có thể ở âm vực cao hơn.
- Coi thường: Thực hiện hành động để làm cho ai đó hoặc điều gì đó mất giá trị, kém quan trọng, thường là một cách bí mật hoặc từ từ.
3. TỨC GIẬN (Exasperation): Sự tức giận gây ra bởi sự phiền nhiễu lặp đi lặp lại.
Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ có những cách phản ứng của giai đoạn cáu kỉnh, và thêm một phản ứng có thể xảy ra là:
- Tranh chấp: Không đồng ý với mục đích làm xung đột trở nên căng thẳng.
4. PHẢN ĐỐI (Argumentativeness): Xu hướng hành động để gia tăng những bất đồng.
Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ có những cách phản ứng:
- Kìm nén: Cố gắng tránh cảm giác hoặc hành động theo cảm xúc.
- Sỉ nhục: Chê bai người kia theo cách xúc phạm hoặc gây tổn thương có khả năng làm gia tăng xung đột hơn là giải quyết vấn đề.
- Tranh cãi: Phản đối bằng lời nói nhằm mục đích làm gia tăng sự bất đồng.
- Hờn dỗi: Thể hiện sự tức giận bằng cách hờn dỗi.
- Coi thường: Thực hiện hành động để làm cho ai đó hoặc điều gì đó ít giá trị hơn, thường là một cách bí mật hoặc từ từ.
5. THÙ GHÉT (Bitterness): Sự tức giận sau khi bị đối xử bất công.
Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ có đầy đủ các loại phản ứng của tất cả những giai đoạn nêu trên.
6. TRẢ ĐŨA (Vengefulness): Mong muốn trả đũa sau khi bị tổn thương.
Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ có những cách phản ứng:
- Tranh chấp: Không đồng ý với mục đích làm xung đột trở nên căng thẳng.
- Sỉ nhục: Chê bai người kia theo cách xúc phạm hoặc gây tổn thương có khả năng làm gia tăng xung đột hơn là giải quyết vấn đề.
- Tranh cãi: Phản đối bằng lời nói nhằm mục đích làm gia tăng sự bất đồng.
- La hét: Trở nên mất kiểm soát với lời nói; nói to và có thể ở âm vực cao hơn.
- Hờn dỗi: Thể hiện sự tức giận bằng cách hờn dỗi.
- Kìm nén: Cố gắng tránh cảm giác hoặc hành động theo cảm xúc.
- Coi thường: Thực hiện hành động để làm cho ai đó hoặc điều gì đó ít giá trị hơn, thường là một cách bí mật hoặc từ từ.
- Sử dụng bạo lực: Làm hại hoặc gài bẫy ai đó.
7. PHẪN NỘ (Fury): Cơn giận dữ không kiểm soát và bạo lực.
Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ có những cách phản ứng:
- Sỉ nhục: Chê bai người kia theo cách xúc phạm hoặc gây tổn thương có khả năng làm gia tăng xung đột hơn là giải quyết vấn đề.
- Tranh cãi: Phản đối bằng lời nói nhằm mục đích làm gia tăng sự bất đồng.
- La hét: Trở nên mất kiểm soát với lời nói; nói to và có thể ở âm vực cao hơn.
- Hờn dỗi: Thể hiện sự tức giận bằng cách hờn dỗi.
- Kìm nén: Cố gắng tránh cảm giác hoặc hành động theo cảm xúc.
- Coi thường: Thực hiện hành động để làm cho ai đó hoặc điều gì đó ít giá trị hơn, thường là một cách bí mật hoặc từ từ.
- Sử dụng bạo lực: Làm hại hoặc gài bẫy ai đó.
Đón xem: PHẦN 4: SỰ GIẬN DỮ CÓ PHẢI LÀ CẢM XÚC TIÊU CỰC?
Nguồn tham khảo: Atlas of Emotions
---------------------------------------------------
Healthy Mind là nền tảng tham vấn tâm lý với các chuyên gia, bác sĩ. Đồng thời cung cấp các khoá đào tạo về tâm lý và trí thông minh cảm xúc cho cá nhân và doanh nghiệp.