Có bao giờ bạn tự hỏi triết lý sống của mình là gì chưa? Nếu bạn băn khoăn và tìm hiểu chắc có lẽ các bạn sẽ tìm được rất nhiều triết lý sống. Mình cũng vậy. Giữa muôn vàn triết lý cao siêu mình tìm đến một triết lý sống bình dị. Đó là chủ nghĩa khắc kỷ. Đây là chủ nghĩa đã bắt nguồn rất lâu về trước tại Hy Lạp, do triết gia Zeno lập nên. Mình thật sự bất ngờ vì mình cảm thấy đây có lẽ là một triết lý để bản thân theo đuổi. Chủ nghĩa này cho rằng ta sẽ có được hạnh phúc nếu chúng ta có được tinh thần bình thản và chấp nhận sự vận hành của vũ trụ. Điều này không có nghĩa là chúng ta để mặc số phận đưa đẩy cuộc đời mình, mà là việc chúng ta chấp nhận những điều mà ta không thể thay đổi để có được bình yên và trí tuệ.
Sau một khoảng thời gian tìm hiểu mình học được rất nhiều điều không phải dễ nhận ra. Và hôm nay mình sẽ chia sẻ đến các bạn về bảy bài học mà bản thân mình nhận ra được từ chủ nghĩa tuyệt vời này.

👉BÀI HỌC ĐẦU TIÊN:

TẬP TRUNG VÀO NHỮNG ĐIỀU BẢN THÂN CÓ THỂ KIỂM SOÁT

Vốn là một đứa luôn đề ra những điều mong muốn, kỳ vọng cho bản thân để đạt được. Nhưng qua bài học này mình nhận ra rằng 2/3 những điều mà mình mong muốn luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Nên mình phải nhìn lại những mục tiêu và lọc ra những mục tiêu mình không thể kiểm soát. Chủ nghĩa khác kỷ chia ra 3 điều:
* Những điều mà ta có thể kiểm soát được
* Những điều ta có thể kiểm soát được một phần
* Thứ ba là những điều ta không thể kiểm soát.
Khi tập trung vào hai điều cuối ta sẽ lo lắng, tức giận vì mọi điều xảy ra không đúng theo ý của chúng ta. Cho nên nếu bạn tập trung vào những điều không kiểm soát như cảm xúc, hành động của người khác thì chỉ khiến bạn ngày càng lo lắng và dần dần vật bản thân. Thay vào đó chúng ta nên tập trung vào những điều mà ta có thể kiểm soát được là cảm xúc và hành động của chính chúng ta. Như vậy bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và bình thản hơn rất nhiều.
Ví dụ: việc bạn không thể kiểm soát được và đó chính là việc bạn được 9 điểm môn Văn bởi các bạn đã biết để được 9 điểm Văn ngoài việc bạn có khả năng viết hay, thì còn phụ thuộc vào giáo viên chấm bài của bạn. Những việc bạn có thể kiểm soát đó chính là bạn sẽ luyện tập, rèn giũa như thế nào? Mục tiêu một ngày bạn sẽ luyện bao nhiêu là bao nhiêu thời gian? Hãy tập trung vào những điều bạn có thể làm cho dù sau này bạn không đạt 9 điểm chỉ được 8 điểm. Nhưng ít ra bạn đã cố gắng hết mình, không cảm thấy tức giận. Bạn cũng sẽ không còn cảm thấy tức tối vì những lần kẹt xe trên đường nữa vì bạn biết rằng điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, bạn để nó trôi đi nhẹ nhàng và để tâm trạng của mình luôn tích cực nhất.

👉BÀI HỌC THỨ 2 :

NGHĨ TIÊU CỰC ĐỂ SỐNG TÚCH CỰC- KỂ CẢ CÁI CHẾT.

Nghe có vẻ mâu thuẫn đúng không nào? Nhưng tin mình đi bạn sẽ phải suy nghĩ lại đấy. Hãy để những điều tiêu cực trở thành động lực và lý do để bạn biết ơn cuộc sống hiện tại của mình. Nếu bạn than phiền về sự chán nản trong thời gian cách ly thì bạn thử nghĩ đến những nước vẫn đang đấu tranh để có hoà bình, chủ quyền. Bạn nghĩ sao nếu hiện tại bạn trong tình trạng bom đạn ấy! Chính vì thế nghĩ đến những điều khó khăn hơn ngoài kia sẽ khiến bạn sẽ biết ơn và trân trọng hơn những gì mình đang có được. Tương tự như vậy việc nghiêm túc nghĩ về cái tên chết, để bạn trân trọng hơn quỹ thời gian ngắn ngủi và những người xung quanh mình làm động lực sống tích cực và nỗ lực hết mình.

👉BÀI HỌC THỨ 3:

THỜI GIAN LÀ THỨ QUÝ GIÁ NHẤT

Bạn có nghĩ rằng thời gian của chúng ta đang được sử dụng chưa hợp lý hoặc vô tâm không? Mình nghĩ sẽ có những người sử dụng quỹ thời gian hữu hạn của bản thân để suy nghĩ, lo lắng về tương lai. Nhưng ta thường nghĩ về tương lai vì ta đang không hài lòng với hiện tại. Chúng ta mong tương lai sẽ tốt đẹp hơn nhưng thực ra việc suy nghĩ như vậy chỉ khiến bản thân đã mất thời gian và sức lực. Thay vào đó hãy hành động vì tương lai vì thực chất tương lai chính là bội số nhân của hiện tại. Cho nên những gì bạn làm hôm nay sẽ quyết định tương lai của bạn. Bên cạnh đó, ngoài quý trọng và sử dụng thời gian của bản thân một cách hợp lý, chúng ta cũng phải trân quý những thời gian của người khác. Bạn có thể trả họ tiền bạc, vật chất nhưng không thể nào trả lại họ thời gian mà họ đã dành cho bạn. Cho nên đừng giờ dây thun, đừng bể kèo hay là những việc gây lãng phí thời gian của người khác một cách vô bổ nhé!

👉BÀI HỌC THỨ 4:

HẠNH PHÚC TỰ THÂN- KHÔNG ĐẶT HẠNH PHÚC VÀO NHỮNG ĐIỀU SẼ BỊ LẤY ĐI

Vạn vật đều biến thiên, hôm nay như vậy không có nghĩa là tương lai nó không thay đổi. Ví dụ hôm nay, bạn có nhiều tiền và bạn đặt hạnh phúc của mình vào trong nó thì giả sử tương lai tiền của bạn biến mất thì hạnh phúc của bạn cũng tan biến. Theo Chủ nghĩa Khắc kỷ cho rằng chỉ có việc đặt hạnh phúc và bản thân mình, vào những điều của bạn mà người khác không thể cướp đi mới có được hạnh phúc bền vững. Đó là tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự dũng cảm...những giá trị của riêng bạn mới khiến đã có hạnh phúc một cách trọn vẹn nhất.

👉BÀI HỌC THỨ 5:

LỐI SỐNG RIÊNG TRONG ĐÁM ĐÔNG

Nghĩa là vừa sống tuân thủ theo những chuẩn mực đạo đức nhưng vẫn sống giản dị theo lối sống riêng vủa mình. Chủ nghĩa Khắc kỷ khuyên ta đừng nên gây sự chú ý trong xã hội. Điều này có lẽ là điều khó khăn vì thế hệ gen Z chúng ta thường muốn thể hiện bản thân mình ở mức độ cao và gây được sự chú ý trong cộng đồng. Nhưng chủ nghĩa Khắc kỷ lại cho rằng nên tránh xa những dư luận cũng là lời khen đến từ đám đông. Hãy sống bình dị và sống tốt để người khác có thể ngưỡng mộ chính con người bạn chứ không phải ngưỡng mộ những đồ vật mà bạn đang có.

👉BÀI HỌC THỨ 6:

LO SỢ CHO TƯƠNG LAI KHÔNG GIÚP ÍCH GÌ CHO BẠN

Điều này chỉ khiến cho bạn có thêm nhiều nỗi lo và bận tâm. Thường thì chúng ta chủ yếu đau khổ vì những điều chúng ta lo sợ, tưởng tượng hơn là thực tế.
Ví dụ: Bạn nhắn tin cho crush nhưng người đó mãi chưa trả lời. Bạn bắt đầu suy nghĩ, suy diễn đủ thứ như mình nói sai chỗ nào?Hay là họ ghét mình? Blabla... Nhưng thực tế họ chỉ bận công việc nào đó và chưa kịp trả lời bạn. Thay vì lo sợ bạn hãy thử nghĩ về tình huống xấu nhất, nếu nó xảy ra bạn sẽ giải quyết nó như thế nào? Nếu nó không liên quan đến tính mạng, sức khỏe thì hầu như bạn đều có thể xử lý được. Điều này cũng khiến cho bản thân mình nghĩ đến việc chia sẻ dự định của bản thân với người khác. Họ vũng sẽ lo sợ cho bạn cho nên hãy tỉnh táo và sáng suốt để có thể kiên định với những mục tiêu của bản thân mình nhé!

👉BÀI HỌC THỨ 7:

KIÊN ĐỊNH VỚI MỤC TIÊU CỦA BẢN THÂN

Bài học này thật sự như xô nước lạnh tạt thẳng vào mặt mình vậy! Vì bản thân mình đề ra nhiều mục tiêu nhưng cũng dễ nản lòng. Qua bài học này mình nhận ra rằng để không bị mất thời gian, công sức, tiền của và cơ hội thì chỉ cần đặt ra 2,3 mục tiêu và theo đuổi đến cùng. Và câu nói của nhà Khắc kỷ Senea sẽ khiến bạn thức tỉnh "Một trong những biểu hiện của sự ngu dốt là luôn ở vạch xuất phát". Đừng bỏ cuộc mục tiêu này để đến với mục tiêu khác và mãi không thể trở thành chuyên gia của lĩnh vực nào cả và bạn sẽ mãi chỉ ở vạch xuất phát.
Trên đây là những bài học mà mình đã rút ra trong quá trình tìm hiểu của mình. Nếu các bạn cảm thấy Chủ nghĩa Khắc kỷ phù hợp với bản thân và có nhiều điều thú vị thì hãy đừng ngần ngại tìm hiểu trên mạng xã hội cũng như là có những cuốn sách rất hay để viết về chủ đề này bạn nhé!
Nguồn: pinterest
Nguồn: pinterest