Sở hữu một mạng lưới quan hệ tuyệt vời- một tập hợp những mối quan hệ mà bạn xây dựng được qua thời gian, từ những mối quan hệ trong đời sống cá nhân đến những mối quan hệ chuyên nghiệp trong công việc- tất cả đều là những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của bạn về nhiều mặt.

Những mối quan hệ của bạn sẽ giúp bạn đạt được những kết quả tốt hơn, giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp hay giúp bạn vượt qua những gian khổ. Đồng thời cũng giúp bạn học hỏi, trưởng thành hơn và tận hưởng những phút giây vui vẻ trong cuộc sống.
Tuy nhiên, mạng lưới quan hệ không thể mua được bằng tiền. Cách duy nhất để có những mối quan hệ tốt đẹp là bạn phải xây dựng nó. Và chìa khóa để bạn xây dựng mối quan hệ của riêng mình là sở hữu kỹ năng xã hội vững chắc.
Không quan trọng bạn thông minh bao nhiêu, nếu kỹ năng xã hội của bạn không tốt, bạn sẽ bị đẩy lùi về phía sau dù muốn hay không.
Có lẽ bạn đã nhìn thấy những người không có khả năng bằng bạn nhưng lại được bổ nhiệm ở vị trí cao hơn, còn bạn thì không. Hoặc họ được ví như những " cool kid" ( ngôi sao) trong bữa ăn tối ở công ty còn bạn thì đứng mãi đằng sau.
Tệ hơn nữa, nếu bạn thiếu đi kỹ năng xã hội, bạn sẽ bỏ lỡ những phần vui nhất của bữa tiệc.
Nhưng tin vui đây, cho dù bạn thuộc tuýp người thích ở một mình hoặc bạn không thể khiến người khác cảm thấy dễ chịu hay bạn không tạo được vẻ duyên dáng thì bạn vẫn có thể cải thiện những điểm yếu này. Và bạn cũng không cần phải tìm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Dạo gần đây, tôi đã cảm nhận được một cách đầy truyền cảm về bí quyết để cải thiện những mặt chưa tốt ấy.

The ultimate guide to social skills ( Mình tạm dịch là những bí quyết quan trọng trong kỹ năng xã hội)

Tôi đã được truyền cảm hứng từ trang của Ramit Sethi: The ultimate guide to social skills: The art of talking to anyone. Đây là nơi mà anh ấy đã chia sẻ một cách hào phóng và miễn phí những nội dung về cách tạo dựng những mối quan hệ.
" Sẽ như thế nào nếu bạn có thể nói chuyện với tất cả mọi người, mọi lúc mọi nơi và không phải lo lắng về những khoảng im lặng lúng túng hay cả những lúc bạn nói điều gì đó sai lầm? Điều đó chẳng phải quá tuyệt vời hay sao?"
Remit Sethi là tác giả của quyển sách được bán chạy nhất trên tờ New York Times, I will teach you to be rich, và cũng là chuyên gia hàng đầu giúp bạn có thể trở nên giàu có (Không chỉ về của cải vật chất ).
Ramit đã khám phá ra 5 yếu tố để phát triển kỹ năng xã hội và cách để hội tụ được những yếu tố đó và trở thành bậc thầy. Những yếu tố đó bao gồm:
- Cách để trở nên thú vị
- Cách tạo ra những cuộc trò chuyện phiếm
- Cách để vượt qua sự ngượng ngùng
- Cách để thành thạo kỹ năng thảo luận nhóm
- Cách để trở thành một người dễ mến
Tôi đề xuất bạn hãy ghé qua trang của anh ấy nếu có dịp: rất dễ hiểu và có cả những video minh họa về những bí quyết được Ramit và đồng nghiệp của mình phát triển.

Và sau đây là 6 bí quyết để cải thiện kỹ năng xã hội của bạn

1. Quan trọng là bạn khiến mọi người cảm thấy như thế nào
Về cơ bản, bên cạnh việc bạn trông như thế nào, điều mà mọi người đầu tiên để ý và ưu tiên hàng đầu là cảm nhận về bạn trong vài giây đầu tiên gặp gỡ.
Hãy nghĩ xem, bạn chắc chắn sẽ có những cảm nhận ban đầu về người mà bạn được giới thiệu tới, dù là tốt hay xấu. Đối với tôi, nó là sự kết hợp giữa cảm xúc mà họ mang đến và cách mà họ thể hiện bản thân mình.
 Tôi học được rằng mọi người sẽ quên đi những gì bạn nói hay những gì bạn làm, nhưng họ sẽ không bao giờ quên được cảm xúc mà bạn mang đến cho họ- Maya Angelou
Thực sự rất quan trọng để nhận ra điều này trong kinh doanh.
Liệu những biểu hiện của bạn có khiến đối tác cảm thấy tin tưởng và tự tin một cách phù hợp? Liệu ngôn ngữ cơ thể và sự tương tác bằng mắt của có thể hiện niềm hăng say? Liệu bạn có thể hiện rằng mình hòa hợp với những người xung quanh?
Bạn chỉ có một cơ hội để tạo được ấn tượng đẹp. Và ấn tượng đó có tốt hay xấu đều phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng xã hội của bạn.
Ramit đã đưa ra dẫn chứng về việc một người đàn ông nào đó đã mất đi hợp đồng gồm 7 chữ số của mình vì sự ngạo mạng và thể hiện mình như một thành viên không thể làm việc trong nhóm. Đau vãi loz nhỉ :( Điều tồi tệ nhất là anh ấy đã không nhận ra vấn đề nằm ở kỹ năng xã hội của mình và vì vậy không có cơ hội để thay đổi.
2. Hãy bước vào thật sớm nếu bạn thấy ngại ngùng
Đặc biệt, khi bạn cảm thấy ngại, Ramit khuyên bạn hãy cam kết với bản thân sẽ bước vào căn phòng trong vòng 60s: Bước đến trước mặt một người nào đó và tự giới thiệu bản thân mình. Bằng cách đó, bạn sẽ phá tan sự ngại ngùng của mình trước khi bạn cảm thấy lo lắng về nó.
Điều này cũng phù hợp trong một cuộc hội nghị. Khi tôi là người tham dự, tôi đã rất lo lắng rằng mình sẽ phát biểu một điều gì đó ngu ngốc. Nên tôi sẽ đợi để chuẩn bị điều mình sắp nói và lấy hết can đảm để phát biểu thật to rõ. Tôi tự hỏi mình: đây có phải là điều nên nói và đâu là thời điểm thích hợp để nói?
Cho đến khi tôi đã sẵn sàng thì có người đã nói lên quan điểm y hệt tôi trước. Và tôi có thể dành những giây phút còn lại của cuộc họp để dằn vặt bản thân mình vì đã làm mất đi cơ hội được nói.
Đó là khi tôi nhận ra nên nghe theo tiếng gọi của bản thân đã thôi thúc tôi mở lời sớm hơn, cho dù là một lời chào. Điều đó sẽ giúp tôi dễ dàng tham gia vào cuộc họp về sau.
Chúng ta thường chú trọng vè việc chúng ta lo lắng ra sao, những người khác nghĩ về ta như thế nào hay liệu mình có nói ra những điều ngu ngốc? Nhưng sự thật là hầu hết ai cũng có suy nghĩ như thế về bản thân mình. Và thậm chí có những người còn lo xa hơn nữa, họ nghĩ về những thứ hoàn toàn không liên quan đến bạn.
Điều tốt nhất bạn có thể làm là hãy vượt qua nỗi sợ và tiến lên đi hổ :)
3. Hãy là người dẫn đầu 
Ramit nói về việc trở thành người tiên phong trong những tình huống xã hội và nó sẽ ảnh hưởng thế nào về giá trị của bạn trong tập thể, đặc biệt là trong nhóm.
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ trở thành kẻ lấn át trong cuộc hội thoại. Thay vào đó, hãy chuẩn bị (như thảo luận về chủ đề trước khi thềm sự kiện, lên kế hoạch cho sự ấn tượng mà bạn muốn để lại), và lôi cuốn mọi người vào cuộc hội thoại mỗi khi bạn ở đó.
Trong một cuộc họp kinh doanh, sự chuẩn bị thuận lợi đó kết hợp với sự tham gia đối thoại của mọi người sẽ mang đến cho bạn những giá trị to lớn. Bạn có khả năng điều khiển cuộc đối thoại theo hướng riêng của mình, có được những góc nhìn mới và tất cả những điều đó sẽ đưa bạn đến một quyết định đúng đắn và tạo ra những cuộc họp hiệu quả.
4. Nói chuyện phiếm cũng không kém phần quan trọng
đây cũng là điều tiết lộ về bản thân tôi. Đúng cmnr, tôi là kiểu người chỉ muốn đi thẳng vào vấn đề và không muốn tốn thời gian để nói chuyện phiếm. Sau khi đọc xong những bài của Ramit, đó là một sai lầm của tôi.
Ramit chỉ ra rằng bạn không thể xây dựng mối quan hệ bằng cách đi thẳng vào vấn đề. Đó có thể là một điệu nhảy, một trận golf,.. là cả một quá trình trước khi bàn bạc công việc.
Giống như khi bạn đi vào nhà hàng, bạn không thể chỉ đặt đít xuống ghế, ăn xong và ra về mà đó là cả một trải nghiệm ăn uống với các trình tự mà bạn thưởng thức món ăn, bạn cảm thấy nó đáng cân đường hộp sữa và bạn sẽ quay lại nhà hàng ấy vào lần sau.
Điều này cực kỳ liên quan đến đồng nghiệp và khách hàng của bạn. Mọi người sẽ nhìn nhận bạn như một người hoàn thiện hơn hẳn những kẻ nhàm chán, cứng nhắc và máy móc. Thể hiện cá tính của mình và phát triển những mối quan hệ xung quanh sẽ giúp bạn tiến bộ hơn.
5. Lắng nghe những phản hồi
Ramit tiếp tục chỉ ra tầm quan trọng của việc nhận phản hồi về cách mà bạn đã cư xử. Quan điểm của anh ấy là khi bạn có kỹ năng xã hội tệ, người khác sẽ không thèm nói cho bạn nghe. Thật tình mà nói, dù bạn có miếng rau dính trên răng họ cũng không thèm chỉ!
Tôi không thể đồng ý hơn nữa. Cùng với những khách hàng huấn luyện của tôi ( coaching clients), chúng tôi bàn về những điểm mù và những cách tốt nhất để lấy ý kiến từ người khác. Và cũng đầy đau đớn như khi  bạn học cách nhận  ra người khác cảm thế nào về bạn, bạn nên nhận ra càng sớm càng tốt. Thậm chí dù bạn có nhận thức được hay không, những người khác đều biết bạn như thế nào. Sự nhận biêt là những bước đầu tiên để thay đổi.
6. Học cách kết thúc cuộc trò chuyện
Tham gia vào cuộc trò chuyện một cách thoải mái và duyên dáng là một phần của kỹ năng xã hội. Nhưng bạn sẽ không muốn bị mắc kẹt trong cuộc trò chuyện ấy, chẳng hạn như việc nói chuyện mãi với một người tại buổi hội nghị hay bữa tiệc suốt 40 phút. Bạn cần phải biết cách kết thúc thật lịch sự.
Tôi không hay bị kẹt trong một cuộc trò chuyện. Tôi hứng thú một cách thành thật tới mọi người và có thể trò chuyện cùng họ mà không cảm thấy nhàm chán. Hơn nữa tôi cũng không muốn làm mất lòng bất kỳ ai. 
Khi cuộc nói chuyện đã đến hồi kết hay bạn không thể chú ý vào cuộc đối thoại hơn nữa, tất cả những gì bạn cần nói là "thật vui (vinh hạnh) khi được trò chuyện với bạn. Cám ơn vì bạn đã dành thời gian trò chuyện cùng tôi". Sau đó hãy bước đi. Tất cả đều phụ thuộc vào thái độ của bạn khi nói ra hai câu trên. Bạn có thể cười, nhưng hãy tìm cách bước đi. 
Đây là bài dịch đầu tiên của mình trên spiderum nên còn khá sơ sài, khó hiểu và một vài ý có thể chưa đúng với ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải. Hy vọng các nhện sau khi đọc xong sẽ cho mình 1 vài ý kiến để chỉnh sửa và nếu bài viết này hữu ích hãy up vote cho mình nka. Thanks guys !