Dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé sớm được lợi gì? Chuyên gia Neil Roberts đưa ra các nghiên cứu cho rằng nên học tiếng Anh trước 15 tuổi. Đặc biệt từ 4 – 6 tuổi là giai đoạn thích hợp để bé tiếp cận với ngôn ngữ. Việc học thêm một ngôn ngữ có thể kích thích tư duy liên tưởng của bé một cách tự nhiên nhất.Bài viết này sẽ gợi ý cho bố mẹ một số mẫu câu tiếng Anh hay và đơn giản, phù hợp để các bé nhỏ luyện nói tiếng Anh tại nhà.

Bí quyết giúp bố mẹ tự dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé tại nhà hiệu quả

Trước khi dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé, bạn nên xác định rằng mục tiêu quan trọng nhất là giúp bé phát triển tư duy liên tưởng. 
Hãy cho bé làm quen với tiếng Anh một cách tự nhiên nhất. Ttránh trạng thái cô lập hoàn toàn trong ngoại ngữ. Điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của bé. Đặc biệt là những bé đang trong giai đoạn 5 năm đầu cuộc đời. Vì thế giúp bé làm quen với tiếng Anh giao tiếp cũng phải thật khéo léo.

Tạo môi trường thuận lợi cho bé học tiếng Anh

Theo báo cáo VNU Journal of Foreign Studies, sự thành công của việc học ngoại ngữ phụ thuộc 80% vào cảm xúc và 20% là nhờ phương pháp học tập hiệu quả. Mà môi trường học tập tốt là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của người học, đặc biệt là trẻ em.
Môi trường thuận lợi cho việc học tiếng Anh giao tiếp cho bé phải khơi gợi sự tò mò và thích thú. Từ đó bé sẽ cảm thấy việc học ngôn ngữ này không hề khó, người lại rất thú vị. 
Ngoài ra, môi trường học tập tốt phải tạo cho bé sự tương tác. Để bé có cơ hội vận dụng những gì mình đã học. 
Tạo cho con trẻ một môi trường học tiếng Anh giao tiếp tích cực thật ra không quá khó. Bạn có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.
Tạo ra một môi trường học ngoại ngữ tích cực cho bé ngay tại nhà. Bắt đầu từ những vật dụng xung quanh và những câu hỏi gợi ý để tương tác.
Cho bé tham gia vào nhóm lớp các bạn nhỏ cùng tuổi và đang học tập tiếng Anh giao tiếp. Sự tương tác giữa các con có thể kích thích sự hứng thú của bé.

Luyện 4 kỹ năng nghe nói đọc viết

Rèn luyện 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết nghe qua có vẻ khó. Nhưng đây chính là một trình tự hoàn hảo giúp bé tiếp cận tiếng Anh tự nhiên mà hiệu quả nhất. Trong quá trình này, bố mẹ nên tham gia chọn lọc chương trình học phù hợp cho trẻ.  
Kỹ năng nghe
Để học tốt kỹ năng nghe trước hết hãy dùng phương pháp unconscious. Hay được biết đến là học ngôn ngữ vô thức. Bạn có thể bắt đầu bằng việc cho bé xem những video tiếng Anh. Tốt nhất nên chọn những video có nhiều hình ảnh sinh động.
Kỹ năng nói
Bạn nên bắt đầu bằng việt tập phản xạ cho bé bằng những câu hỏi đơn giản. Hãy dùng những câu hỏi tiếng Việt dưới dạng hỏi tên đồ vật hay sự việc để bé làm quen với từ vựng trước. Sau đó dùng những câu hỏi tiếng Anh đơn giản để bé tập trả lời lại.
Ví dụ: What is this? What time is it?
Kỹ năng đọc
Để giúp bé nhận biết mặt chữ và pháp âm chuẩn, bạn hãy bắt đầu từ những từ đơn. Rồi sau đó mới bắt đầu học ghép câu. Hãy tập trung vào những câu với chủ đề gần gũi trong đời sống hằng ngày.
Kỹ năng viết
Đối với những bé nhỏ hơn 6 tuổi bạn không nên quá chú trọng vào kỹ năng viết, hãy để trẻ tự do học tiếng Anh theo cách mình thích. Những bé lớn hơn có thể cho các bé học viết tiếng Anh bằng các bài tập sắp xếp lại câu với 4 thành tố. Phương pháp này giúp bé ghi nhớ từ vựng lại vừa học được cách đặt câu.
Các bài tập rèn luyện kỹ năng nên được rèn luyện với tần suất vừa phải. Chúng nên được sử dụng như phương tiện giúp bé học tiếng Anh như một ngôn ngữ chứ không phải như một môn học.

50 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cho bé tự học tại nhà

Neil Roberts – Phó Giám đốc Trung tâm Giảng dạy Hội đồng Anh bày tỏ quan điểm răng, việt học ngoại ngữ nên dùng khuyến khích thay vì ép buộc trẻ. Nên tận dụng tính tò mò và thích bắt chước của bé để việc học tiếng anh trở nên thú vị hơn. 
Vì thế những mẫu câu học tiếng Anh giao tiếp cho bé là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong suốt quá trình rèn luyện tiếng Anh.

Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chủ đề Chào hỏi

Good morning/ Good afternoon/ Good evening: Chào buổi sáng/ trưa/ chiều.
Morning: Cách chào buổi sáng trong trường hợp không trang trong dùng với những người thân thiết.
Hello: Xin chào
Hi: Bạn nên nhắc bé đây là lời chào với người đồng trang lứa hoặc thân thiết.
Nice to meet you: Rất vui được gặp bạn.
Great to see you: Thật tuyệt khi gặp bạn.
How do you do? : Thể hiện sự hân hạnh khi gặp người khác.
What is your name?: Bạn tên gì vậy?
How old are you?: Bạn bao nhiêu tuổi?
How are you?: Hãy giải thích cho bé đây là cách hỏi thăm thân mật với những người quen, giống như trong tiếng Việt hay dùng “Khỏe không?” để mở đầu câu chuyện.
How are you today?: Bạn nên giải thích đây là một lời chào thân thiết, có thể dùng biện pháp liên tưởng đến tiếng Việt “Hôm nay thế nào?”
What’s up: Hãy lưu ý cho bé cách nối từ ở cụm này cũng như không nên dùng với bề trên hoặc trong tình huống trang trọng.
Long time no see: Đây cũng là một cụm giúp tiếng Anh của bé tự nhiên hơn, những đừng quên nhắc bé rằng không nên dùng trong văn viết trang trọng.
Have a nice day: một lời chúc cho ngày tốt đẹp, bạn có thể hướng dẫn bé từ thay đổi để đặt câu dựa trên cấu trúc này giúp bé thêm sáng tạo.
Goodbye: Tạm biệt
See you soon: Sớm gặp lại nhé.
See ya: Cách chào rút gọn của See you again, thường dùng trong văn nói.
See you later: Gặp lại sau
Bye then: Chào tạm biệt, dùng trong một số trường hợp phải tạm biệt đột ngột.
Đọc thêm:

Mẫu câu tiếng Anh chủ đề Cảm ơn và xin lỗi

Excuse me: Như một lời xin phép cũng như cách nói lịch sử trước khi nhờ hay hỏi ai đó.
My Bad: Một cách nhận lỗi trong văn nói tự nhiên, dùng với những lỗi nhỏ.
Oops sorry: Dùng trong những sự cố phát sinh không nghiêm trọng. Bạn có thể đưa ra tình huống lỡ va nhẹ vào người bạn.
I’m sorry: Thường dùng như một lời xin lỗi nghiêm túc.
Please forgive me: Hãy tha thứ cho tôi nhé.
I apologize: Là một cách nói xin lỗi dùng trong văn phong trang trọng hơn.
Sorry for keeping you waiting.
Sorry I’m late: Xin lỗi tôi muộn
Pardon me: Hướng dẫn bé dùng khi muốn bày tỏ ý kiến của mình trong một cuộc hội thoại.
I must apologize: Dùng khi có một sự cố không mong muốn khi làm việc nhóm.

Mẫu câu tiếng Anh chủ đề Giới thiệu bản thân

Các mẫu câu giới thiệu về bạn thân luôn cần thiết trong những tình huống lần đầu gặp gỡ. Biết giới thiệu bằng tiếng Anh cùng giúp bé tự tin hơn khi trò chuyện với bạn. Những mẫu câu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh sau đây sẽ là công thức giúp bé tự sáng tạo.
My name is _: Bạn có thể hướng dẫn bé các đánh vần tên của mình.
I am in class_ : Giới thiệu lớp
I am in grade_: Giới thiệu khối
My first name is_ : Giới thiệu họ
My last name is_: Giới thiệu tên
Please call me_ : Khi bé muốn người gọi mình là gì, có thể là tên hoặc biệt danh.
My hobby is _: Hãy dạy bé liệt kê những sở thích của bé như: Playing football, playing badminton,…
I _ in my free time: Hãy gợi ý những cụm để bé tự sáng tạo cách giới thiệu của mình.
There are _ people in my family: Cách giới thiệu thành viên trong gia đình.
My favorite subject is_: Giới thiệu môn học yêu thích.

Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp chủ đề Trường học

Học tiếng Anh giao tiếp cho bé ở trường lớp là một môi trường tích cực. Bé có thể tương tác với bạn bè thầy cô và nhận được sự chỉnh sửa góp ý. Những mẫu câu tiếng Anh liên quan đến trường học có thể giúp bé tự tin hơn.
Good morning/ afternoon, teacher! : Lời chào trong lớp với giáo viên tiếng Anh
Good morning class! Sit down, please: Lời giáo viên chào lại và cho phép lớp ngồi
May I go out? : Xin phép giáo viên ra ngoài.
Who is on duty today? : Giáo viên hoặc lớp phó hỏi ai là người trực nhật hôm nay.
Give out the books, please: Giáo viên bảo các em lấy sách ra.
Open your book on page_ : mở sách ra ở trang số_
Look at exercise A on page _: Xem bài tập A ở trang_
Can/Could you say it again, please?: Bé dùng câu này khi không nghe rõ và mong giáo viên giảng lại.
Work in pairs: Làm việc theo cặp.
Work in group: Làm việc theo nhóm.

Tổng kết

Việc học tiếng Anh giao tiếp cho bé nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất. Điều quan trọng nhất là tạo nên cảm xúc và sự hứng thú nơi bé. Bằng cách đó, bạn có thể giúp con trẻ tiếng cận với tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.