Tôi đã học trên 300 đầu sách bắt đầu từ 2011, không tính tới những cuốn đọc dở dang hay những nội dung vô tận ta đọc hàng ngày trên mạng.
Tôi đọc kha khá các chủ đề: từ Phật giáo tới Kinh doanh, Triết học cho đến Vật lý, kể cả những bài viết về “Bình đẳng nữ quyền”, “Nghệ thuật tán gái” hay “Nghệ thuật đàm phán” của Trump.
Tôi đọc cả sách mới, sách cũ, sách có tranh minh họa lẫn biểu đồ; có nhiều cuốn tôi sử dụng từ khi tay trắng và vẫn yêu thích cho tới hiện tại. 90% trong số đó là “Phi hư cấu”.
Dưới đây là những gì tôi học được trong suốt khoảng thời gian này và vài cuốn tâm đắc nhất!
1. Những cuốn sách thực sự tốt rất hiếm – Chúng là vô giá
Có 2 loại “sách hay” và cả 2 loại đều đáng giá ngang nhau.
  • Loại 1: Nội dung hay. Loại này đưa ra các thông điệp mà tự nó đã “đỉnh” sẵn. Người viết chỉ cần viết đủ tốt để người đọc hiểu được.
  • Loại 2: Khả năng viết hay. Ở loại này, nội dung không phải thứ gì đó quá quan trọng, ngôn từ của tác giả đẹp tới mức ta có thể cảm nhận được nó ngoài trang sách.
Cuốn nào mà có 2 điều này tựa như một viên ngọc vô cùng quý vậy! Tuy nhiên thường khi phải chọn, tôi sẽ chọn loại 2; với một số cây viết mình ưa thích như: Barnes, Keegan và Solnit. Dù bạn chọn hướng nào, có một quyển sách như vậy thì hãy trân trọng nó!
Dưới đây là một trích đoạn (Bạn không nhất thiết phải đọc nó)
Rebecca Solnit, A Field Guide to Getting Lost
2. Trái lại: Có rất nhiều thứ rác rưởi ngoài kia 
Tôi có thể gọi chúng là “Sách kinh doanh nhảm nhí” – lý thuyết hóa bởi những kẻ thậm chí còn không trực tiếp hoàn thành bất cứ thứ gì.
Mấy tác giả kiểu này có thể là: giảng viên đại học, doanh nhân của mấy công ty ma, người đứng đầu của một tổ chức nào đấy. Họ đọc về cách người khác xử lý công việc, tổng hợp, ghi chú rồi “biên soạn” lại cho “công ty” của mình như một chuyên gia chính hiệu. Có thể kể tới một “nhà nhân loại học” nào đấy đến Congo chơi đúng một lần rồi viết “Life in the Congo” như thể anh ta “Biết” vậy !
Muốn gặp loại này không khó lắm, mấy sách trong máy bay đầy. Tôi phải đọc chúng để ru ngủ đến độ thề là sẽ chả động vào lần nào nữa.

3. Đọc có thể trở thành hình thức khác của sự trì hoãn
 
Nếu bạn chỉ học được 1 thứ duy nhất từ bài này, nó đây.

Khá chắc kèo là có nhiều nghiên cứu làm thế nào khiến não bộ chúng ta thông minh hơn, và làm sao mà tất cả những người thành công nhất đều đọc sách ngấu nghiến như vậy. Nhiều người nhầm tưởng  “Cứ đọc sách là sẽ thành công” và lao đầu vào nó. Thực sự thất vọng vì chẳng hiểu sao chúng ta cứ mãi lưu truyền mấy điều vô nghĩa này !
Tôi không nói rằng người thành công không đọc sách – rất nhiều người là đằng khác. Tôi chắc chắn nhiều người thậm chí đánh đấu thành công của mình nhờ vào nó. Nhưng “Đọc sách không phải bí mật để thành công”

Tôi bắt đầu khởi nghiệp vào 2015, đọc cả tá sách về marketing, doanh nghiệp, phân khúc khách hàng, bán hàng, thiết kế và vài thứ lung tung nữa. Nhưng khi phải đưa ra các “quyết định lớn”, thứ giúp tôi lại không phải sách mà là kinh nghiệm của bản thân mình!
Gary Vaynerchuck – chủ tịch VaynerX chỉ ra rằng: “Bao nhiêu quyển sách từ mấy “chuyên gia” bạn thực sự cần đọc trước khi bắt tay vào làm gì đó? Bạn đọc nhiều cũng được nhưng sau đó bạn phải hành động. Ngừng là một đứa học sinh đê!”
4. Nếu bạn đọc để phát triển, hãy đọc để có lời đáp cho câu hỏi cụ thể
Sách là nguồn tài nguyên dồi dào cho các câu hỏi cụ thể: y khoa, kỹ thuật..Cuốn ưa thích của tôi năm rồi là “The Will to change” và tôi chợt nhận ra mất tận 2 năm liền để nhận ra mấy điều trong đó sau cú hậu chia tay.
Tuy vậy, một khi đã có câu trả lời, ngừng đọc và hành động.

5. Lắng nghe những người thực sự trải nghiệm tận mắt
Loại sách ưa thích của tôi là tự truyện của những người tôi khâm phục, đứng đầu là: Zero to One (Thiel), Big Magic(Gilbert), Fashion is Spinach (Hawes), The Hard Thing About Hard Things(Horowitz), and Man’s Search for Meaning (Frankl), tính cả mấy bài báo tự truyện về Vaynerchuck.
Đọc tự truyện thì rõ là hay hơn đọc về tiểu sử bởi tôi muốn biết rõ hơn về một người, quá trình để họ hình thành suy nghĩ như hiện nay
Còn Phi tự truyện, mấy sách yêu thích của tôi vẫn là những tác phẩm có tư duy vững chắc như Rework của Fried – Hansson, triết lý lãnh đạo - Luật thành công của Hill, The Psychology of Optimal Experience của Csikszentmihalyi và Blink bởi Gladwell.
6. Bối cảnh và thời gian là vua
Nhiều khi bạn sẽ gặp một cuốn sách hay, bạn không đọc nó đơn giản vì nó không hợp với lĩnh vực của bạn hoặc đây chẳng phải thời điểm thích hợp để ngâm cứu.
Một chàng tôi từng hẹn hò đưa tôi mượn quyển “Sartre’s Nausea” cùng lời cảnh báo “Có thể nó không hợp với em bây giờ đâu”. Anh ấy đúng, tôi đã không thể lật tới trang cuối.
Ngày nọ khi còn 20 tuổi, tôi cố đi vào “cánh cửa của triết học” và đóng sập lại ngay bởi Triết học không phải cuộc trò chuyện mà nhiều người sẵn sang tạm dừng để giúp bạn tăng tốc. Nhưng khi tôi quay lại sau vài năm, với những câu hỏi chi tiết cần trả lời, tôi đã có một trải nghiệm hiệu quả hơn nhiều.

7. Sự thiên vị,nguy cơ ảnh hưởng và sự thật rằng chẳng có cây viết nào có thể hoàn toàn khách quan
Nhà văn cũng là người thôi. Cẩn thận những gì bạn đọc!
Bất kể quan điểm của bạn là gì, bạn luôn có thể tìm thấy một tác giả đồng ý với mình. Có những nhà văn nữ quyền, có những nhà văn ghét đàn ông - họ sử dụng những từ ngữ lớn như những người phụ nữ mạnh mẽ với nhiệm vụ giành chiến thắng cánh đàn ông.
Bạn có thể tìm thấy các tác gia tức giận, người phân biệt giới tính, người si mê, người chán nản từ mọi tầng lớp. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm ai đó để khiến bạn cảm thấy hợp lý lòng mình, bạn có thể. Điều đó không làm cho bất kỳ ý kiến - bao gồm của bạn - đúng. Và chúng ta phải nhớ điều này trong khi đọc, đặc biệt là khi chúng ta đang tìm kiếm câu trả lời  cho câu hỏi của mình!
Đôi khi, nhiều tác phẩm – chỉ là kinh nghiệm sống của họ (hoặc tệ hơn là những gì họ vẽ ra để cố gắng bán cho bạn)
8. Cuối cùng – Đọc sách là “Chuyến du hành cá nhân”
Một trong những người bạn thân của tôi mê mẩn “Milk and Honey” của Rupi Kaur, và giới thiệu nó với tôi với lòng nhiệt thành vô kể. Tôi đã đọc qua nửa tác phẩm và phải trả lời với đôi mắt háo hức của cô ấy rằng nó không hợp với tôi.
Với mỗi người, sách sẽ là chuyến hành trình riêng, đôi khi là một lối thoát thú vị hoặc phần thưởng cho trí tuệ - nhưng chỉ khi ta tiếp cận nó như một vật hỗ trợ, không làm ta mất tập trung hay cản đường phát triển của chính mình.
Bài này mình lược dịch của Kris Gage trên Medium, dịch nhanh nên có thể thiếu ý. Đọc thêm tại: https://medium.com/@krisgage/8-things-i-learned-reading-50-books-a-year-for-7-years-cb11c4acffb1
Dưới đây là một số sách tác giả khuyên nên đọc:
- For philosophy: Man’s Search for Meaning (Frankl), Fashion is Spinach (Hawes)
- For psychology: Flow (Csikszentmihalyi), Blink (Gladwell), and Stumbling on Happiness (Gilbert)
- For management: Napoleon Hill’s chapter on “Leadership” in Laws of Success, and Hard Thing About Hard Things (Horowitz)
- For work: Big Magic (Gilbert), Rework (Fried, Hansson), Zero to One (Thiel)
- For relationships: All About Love (hooks)
- For something beautiful: A Field Guide to Getting Lost (Solnit)