Có một hành trình mà ai cũng phải trải qua trong đời, đó là trưởng thành. Và sự trưởng thành nào cũng phải trải qua những nỗi đau cần thiết cho sự thay đổi. Hy vọng rằng, bạn đã trải nghiệm một chút sự trưởng thành trong cuộc sống của mình. 
Bạn gặp phải khó khăn, bạn thất vọng, đau khổ, gục ngã… nhưng sau tất cả, bạn dần ‘gượng đứng dậy’ và đang trở nên tốt hơn phiên bản của mình trước đây. “Tốt hơn” có nghĩa là bạn đang dần trở thành người mà bạn muốn trở thành.
Nếu bạn đang gặp phải những khó khăn và những nỗi đau trong cuộc sống, rất có thể bạn sắp được giải phóng khỏi ‘phiên bản cũ lỗi thời’ của chính mình. Bạn đang thức tỉnh với một bản ngã mới, một người không muốn bị xiềng xích bởi những cái cũ.
Có đôi lúc, bạn không cần phải cố gắng bơi ngược dòng, mà hãy ‘nương’ vào những con sóng cuộc đời để giúp bạn ‘vào bờ’ an toàn. 
1. Thay đổi công việc hay thậm chí là sự nghiệp
Trên hành trình trưởng thành bạn sẽ nhận ra rằng, những gì tốt đẹp ngày hôm qua có thể sẽ hoặc đã không còn tốt như trước nữa. Có thể bạn đã làm một công việc trong 10 năm, nhưng một ngày đẹp trời nào đó, bạn thức dậy và nhận ra rằng, công việc mà bạn từng hào hứng thích thú suốt bao năm qua đang ngày càng rút cạn năng lượng và sự nhiệt huyết của bạn. Bạn bắt đầu cảm thấy trống rỗng và kiệt sức.
4 'rắc rối' phổ biến trong giai đoạn 27 - 30 tuổi: Chỉ là gia vị cần thiết để trưởng thành

Việc thay đổi nghề nghiệp có thể xảy ra đột ngột và bất ngờ, hoặc được lên kế hoạch tỉ mỉ. Nhưng dù sao, nếu là chuyện nên xảy ra thì sớm muộn cũng sẽ xảy ra, lúc này bạn không nên quá sợ hãi, vì có thể cơ hội tốt đẹp hơn vẫn đang chờ bạn phía trước. Quan trọng là bạn phải có nhận thức đúng đắn và sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự thay đổi này.
Việc của tương lai có thể bạn sẽ chẳng thể nào biết trước được, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra khi đưa ra quyết định thay đổi công việc hay chuyển hướng nghề nghiệp để không phải hối tiếc sau này.
2. Tình bạn nhiều năm vẫn có thể trở thành ‘dĩ vãng’
4 'rắc rối' phổ biến trong giai đoạn 27 - 30 tuổi: Chỉ là gia vị cần thiết để trưởng thành

Tình bạn thường phát triển nhờ vào sự tương đồng trong tính cách hay sở thích. Bạn bè là những người bạn thích hoặc cảm thấy thoải mái bàn luận về những điều bạn quan tâm, và ngoài họ ra thì bạn không muốn hoặc không thích chia sẻ với ai khác. Nhưng, khi bạn trải qua nhiều sóng gió và bước vào giai đoạn trưởng thành, những điều này có thể thay đổi.
Vì vậy, bạn phải chấp nhận rằng đôi khi, có những tình bạn sẽ ‘chết yểu’ trên hành trình bạn lớn lên. Điều này có thể là do bạn có một quan điểm mới về cuộc sống và không còn muốn chia sẻ về những điều ngày xưa bạn đã từng làm với nhóm bạn của mình nữa, đơn giản là vì nhân sinh quan và thế giới quan của bạn đã dần thay đổi.
Thường thấy nhất là khi bạn bè cũ có thể không chấp nhận được một quan điểm hay lối sống mới của bạn, ví dụ, bạn muốn bắt đầu sống cuộc sống tối giản và bảo vệ môi trường vì bạn thấy nó mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và xã hội, nhưng nhóm bạn của bạn lại không nghĩ vậy, dẫn tới bất đồng quan điểm và bạn dần nhận thấy sự ‘gắng gượng’ trong các cuộc trò chuyện. Khi lối sống và suy nghĩ quá khác biệt, chia tay là điều khó tránh khỏi. 
Tất nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc bạn tìm kiếm những người bạn khác, những người quan tâm, ủng hộ quan điểm và lối sống mới của bạn. Nhưng hãy chắc chắn rằng quan điểm hay lối sống mới của bạn phải thật sự lành mạnh nhé. 
3. Tình yêu nam nữ, đến cuối cùng, chỉ là một trong nhiều loại cảm xúc
4 'rắc rối' phổ biến trong giai đoạn 27 - 30 tuổi: Chỉ là gia vị cần thiết để trưởng thành

Tình yêu nam nữ luôn là đề tài hấp dẫn, là chất xúc tác thú vị cho bất kỳ lứa tuổi nào, và càng trẻ thì người ta càng tin, ‘thèm’ yêu và được yêu. Nhưng gần đến ‘tuổi băm’, nhiều người sẽ nhận ra rằng, tình yêu lứa đôi, tuy vẫn là điều thú vị và kỳ diệu của cuộc sống, nhưng nó không còn quá quan trọng trong cuộc sống hay trong hôn nhân nữa.
Bạn nhận ra điều bạn cần ở giai đoạn này là sự an yên, nghĩa là an toàn và bình yên. Không cần quá sôi nổi, vồ vập, không cần những lời nói hay hành động đung đưa bóng bẩy. Đến giai đoạn này, bạn nhận ra rằng bất kỳ ai, đến cuối cùng, chỉ cần một người tử tế có thể hiểu và chấp nhận “cá tính khác người” hay “những thói quen xấu nho nhỏ” trong con người mình, và cùng mình xây dựng cuộc sống. Có thể có bất đồng, có cãi vã, có áp lực nhưng quan trọng nhất vẫn là, không bao giờ bỏ mặc đời nhau. Chắc vì vậy mà mới có câu nói “Bí mật của các cặp đôi hạnh phúc là họ có thể thưởng thức được độ hâm của nhau”.
Tình yêu hay cảm xúc yêu đương mãnh liệt gì đó, chỉ còn là những kỷ niệm đẹp để lâu lâu hồi tưởng cho vui vẻ tâm hồn. Dĩ nhiên, nếu có thể cùng người mà mình vừa yêu vừa thương đi đến ‘răng long đầu bạc’ thì thật sự quá viên mãn, nhưng thực tế thì số người may mắn như vậy có được bao nhiêu. Và quan trọng nhất, tình yêu là loại cảm xúc biến thiên thay đổi theo thời gian, còn đạo đức và sự tử tế thì không.
4. Áp lực “ổn định” từ những người đồng trang lứa
4 'rắc rối' phổ biến trong giai đoạn 27 - 30 tuổi: Chỉ là gia vị cần thiết để trưởng thành

Khi dần bước sang đầu băm, câu hỏi bạn thường xuyên được nghe nhiều nhất chắc chắn là “công việc sao rồi?” hoặc “bao giờ kết hôn?”. Khi thời gian trôi qua, nhìn lui nhìn tới, lần lượt bạn bè, họ hàng, đồng nghiệp của bạn đều đã có “cuộc sống đi vào quỹ đạo”: lập gia đình và một công công việc ổn định (thậm chí là thăng tiến, đi du lịch đều đặn). Nếu thời điểm đó, bạn vẫn chưa đạt được “chuẩn ổn định” này thì áp lực vô hình sẽ tìm đến. Nó có thể xuất phát từ chính bản thân bạn, hoặc từ người thân, vì lo lắng mà tạo áp lực cho bạn.
Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi với kiểu áp lực này. Nhưng nếu nhìn rộng và nghĩ thoáng một chút, bạn sẽ thấy đây là giai đoạn chuyển tiếp của đời người, giống như kiểu dậy thì lần thứ 2 vậy. Khác biệt ở đây là bạn buộc phải trưởng thành và khôn ngoan hơn để làm chủ cuộc sống của bản thân và chăm lo cho những người quan trọng trong cuộc đời mình.
Thật ra, ai cũng có một “chiếc đồng hồ” riêng và vì vậy, chặng đường đời của mỗi người sẽ không thể giống nhau. Chuyện người khác hỏi thăm cuộc sống cá nhân của bạn cũng là hết sức bình thường, vì đó vốn dĩ là chuyện xã giao giữa người với người, hoặc dù bạn biết đó chỉ là sự tò mò ác ý, hãy cứ bình thản và phóng khoáng trả lời, đừng vì cảm thấy áp lực mà giấu giếm hay nói dối.
Hãy hiểu rằng, bất kỳ sự thay đổi tích cực nào cũng nên bắt nguồn từ chính bản thân bạn, không nên vì áp lực hay tác động bên ngoài mà buộc bản thân phải lao theo. Vì như thế, sau này bạn có hối cũng không kịp.
5. Cảm giác cô độc hoặc cô đơn luôn thường trực

Cô độc và cô đơn không giống nhau. Cô đơn khiến bạn hoảng sợ, nhưng cô độc lại khiến bạn mạnh mẽ. Cô đơn là không có ai bên cạnh, còn cô độc là không có ai đồng cảm hay thấu hiểu (dù có nhiều người bên cạnh). Sự trưởng thành chính là học cách chung sống với nỗi cô độc, vì chẳng thứ gì có thể rèn luyện được bạn bằng sự cô độc.
Khi bạn càng đầu tư cho đời sống tinh thần và bắt đầu phát triển bản thân theo những hướng mới, điều chắc chắn là hành trình trưởng thành của bạn sẽ khá hoặc rất cô độc. Nhưng sẽ chẳng sao cả, vì có thể trên hành trình này bạn chỉ cô độc, chứ không cô đơn.
Nếu bạn cảm thấy bản thân không thể chịu được sự cô độc nhưng không muốn buông bỏ con đường mình đã chọn, hãy tham gia học yoga, thiền, nhảy, đàn hay bất kỳ hoạt động thể thao hay giải trí lành mạnh nào. Cuối cùng, bạn sẽ thấy rằng sự cô đơn của bạn dần biến mất, vì những mối quan hệ tinh thần mới này sẽ cho bạn những gì bạn cần và ‘lấp đầy’ những khoảng trống bên trong bạn.