Bài viết đi nhanh vào vấn đề, dành cho những ai đã và từng đọc các tác phẩm của Thomas Friedman, những ai chưa biết về ông thì tự Google nhé. Bài viết nói về tương lai của công việc. Cách Thomas Friedman dạy con gái cần tích luỹ những kĩ năng/ nguyên tắc gì để sống sót và không thất nghiệp trong kỉ nguyên mới.
1- Luôn giữ tư duy của người nhập cư
Người nhập cư thường hay nghĩ gì, họ luôn ý thức rằng mình không hề hiểu biết gì về nơi/ môi trường mình vừa đến, họ phải tìm cách thích nghi, học hỏi với môi trường đó. Cơ hội, hiểm nguy là gì- việc tìm đòi hỏi họ cần phải nỗ lực hơn, cần nhiều năng lượng hơn. Bằng cách đó, họ khiến hai chỉ số CQ và PQ cao hơn so với bất cứ người nào khác.
Bởi lẽ giờ đây, chúng ta đều là những kẻ nhập cư trong kỉ nguyên tăng tốc (The age of accrelerations)
2- Luôn giữ tư duy của mình như nghệ nhân.
Vì sao, trước khi bất cứ thứ gì hoặc sản phẩm được sản xuất hàng loạt trong nhà máy, khởi đầu nó đều bắt nguồn từ những phòng thí nghiệm, xưởng nhỏ, bắt nguồn từ bàn tay của những người nghệ nhân, thợ thủ công. Bàn, ghế, đèn, muỗng đũa, dao, ly thuỷ tinh, giày, áo đầm, vest,...
Người nghệ nhân làm gì?
Họ mang mọi thứ họ có, đầu tư hết giá trị cá nhân suy nghĩ, ý tưởng độc đáo của họ vào từng công đoạn hình thành sản phẩm, từ lúc sơ khởi cho đến lúc hoàn thiện cuối cùng.
Hãy bắt chước họ, suy nghĩ giống họ, học cách dốc hết trái tim mình vào công việc, tạo ra giá trị cá nhân, thứ máy móc không thể tự động hoá, số hoá hoặc mượn từ bên ngoài.
The Importance of Liberal Arts In The AI Economy ............................................................................................ “I think great artists and great engineers are similar, in that they both have a desire to express themselves. In fact some of the best people working on the original Mac were poets and musicians on the side.” — Steve Jobs
3- Luôn đặt mình ở trạng thái beta
Ý tưởng này từ Reid Hoffman, co-founder của LinkedIn- "Always be in beta".
Nếu bạn nghĩ bạn là sản phẩm hoàn chỉnh sau khi tốt nghiệp và an toàn ra trường kiếm việc, Reid coi như bạn "chết chắc rồi".
Reid nói, hãy nghĩ rằng mình như một phần mềm chỉ mới hoàn thành xong 85%. Bạn sẽ được vứt ra ngoài đời để cuộc đời nhào nặn bạn (testing), bạn được thử thách, công ty (khách hàng) sẽ phản hồi lỗi của bạn. Bạn tự nhìn nhận lỗi và bắt đầu sửa lỗi. Sau đó lại tiếp tục vứt ra ngoài để cuộc đời nhào nắn bạn tiếp. Hãy luôn nghĩ trong đầu rằng bạn luôn cần đổi mới, điều chỉnh, thậm chí phải học lại hoàn toàn trong suốt đời mình. Đừng bao giờ nghĩ mọi thứ đã xong xuôi. Cuộc đời không để bạn dễ sống thế đâu.
4- Luôn nhớ PQ+CQ luôn lấn át IQ
Hãy cho tôi một chàng trai trẻ với chỉ số PQ và CQ cao, tôi sẽ làm chúng giỏi hơn hẳn một đứa có IQ cao chỉ trong vòng 7 ngày. Ở thời đại kỉ nguyên mới, nơi có bác Google, thực sự chẳng ai quan tâm bạn biết gì, vì Google cân hết. Thứ khiến mọi người quan tâm là bạn làm được gì với những gì bạn đã biết. PQ : chỉ số đam mê| CQ: chỉ số tò mò
5- Luôn tư duy như cô bồi bàn tại Perkins Pancake House
Khi Thomas đi ăn với bạn tại Perkins Pancake House. Sau khi Ken order 3 bánh bơ và trái cây. 15 phút sau cô bồi bàn đến đưa dĩa và nói với Ken: "tôi tặng anh thêm chút trái cây trong đĩa" .Lúc về Ken tip cho cô thêm 50%
Cô bồi bàn không có nhiều quyền hạn trong nhà hàng, tuy nhiên thứ cô nắm quyền là cái môi/ giá múc trái cây. Vì sao cô làm vậy, vì cô có tinh thần khởi nghiệp. Bằng khả năng giới hạn của mình, cô vẫn tìm được cách tạo ra tiền tip thêm bằng việc cho khách hàng thêm một chút đặc ân và cả hai cùng vui vẻ vì tinh thần win-win. Vì thế bất cứ khi nào, bạn là ai, bạn đang là sếp hay lính hãy giữ tinh thần khởi nghiệp cho riêng mình. Luôn tìm kiếm cơ hội khi thấy. Vì trong tương lai gần, các nhà máy lớn sẽ không còn chứa 25,000 nhân công nữa, mọi thứ sẽ bị thay thế bằng robot, ở đó chỉ còn 2,500 robot và 500 công nhân thôi. Bạn biết đấy, chúng ta đều cần những người có tư duy khởi nghiệp để có thể tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người khác.
Mình thấy trong kỷ nguyên mới kẻ thù của việc chúng ta thất nghiệp chính là máy móc! Máy móc thay thế con người trong làm việc thì hiệu quả hơn! Chúng làm việc liên tục, không đòi ăn & ngủ trưa, không đòi tăng lương, không đình công, năng suất làm việc bằng hàng trăm người! Bạn trang bị ngoại ngữ, kỹ năng kiến thức lao động sao bằng đươc một con robot được lập trình! Ngay vừa rồi tại nhiều công ty sản xuất mỹ nghệ ở Bình Dương thì có tới 90% công nhân đã phải nghỉ việc. Lý do đơn giản là nhiều dây chuyền sản xuất chỉ cần vỏn vẹn 5 robot là đã vận hành 'ngon lành'. 5 robot này thừa sức thay thế được số lượng lớn tới hơn 100 công nhân. Tham khảo thêm link: https://vi.sott.net/article/2423-Chang-dau-xa-robot-da-bat-dau-cuop-viec-lam-cua-con-nguoi-tai-Viet-Nam
Tôi không đồng ý với ý tưởng xem máy móc là kẻ thù của bạn.
Ý tưởng này lặp lại ý tưởng từ thời cách mạng công nghiệp, khi các công nhân bị đẩy ra khỏi nhà máy và họ đình công... đập phá máy móc.
Ý tưởng đưa ra giống như con ngựa bị thất nghiệp vì xe hơi tràn đầy đường phố vậy.
Có dịp tôi sẽ viết để bạn hiểu nền kinh tế đang chuyển dịch như thế nào qua các thời kì và cách con người thích ứng khác ....con ngựa và kinh tế vẫn phát triển mạnh mẽ ra sao.
Bạn không thay đổi được hoàn cảnh, thì bạn phải thay đổi chính mình để phù hợp và tồn tại tốt hơn.
Mình quan điểm riêng thế này: máy móc nó giống như sự chuẩn hóa và chuyên môn hóa đến mức tối đa. Mà cái gì đến mức tối đa tự nó không còn tốt nữa vì tất cả sản phẩm rồi đây sẽ được sản xuất giống nhau hàng loạt. Sự sáng tạo của các nghệ nhân trong các sản phẩm làm bằng tay vẫn đẹp hơn hẳn so với máy móc. Thêm nữa, mình tự hỏi liệu những con người không có điều kiện tiếp cận với công nghệ để bắt kịp đà phát triển thì họ sẽ bị loại bỏ khỏi nền kinh tế chăng? Mình cũng chỉ nhìn nhận được đến thế có gì mong bạn chỉ giáo thêm!
Những cái Iphone sản xuất hàng loạt giống nhau y hệt đã thay đổi hẳn cách con người giao tiếp ngày nay. Mình thấy thế tốt mà.
Cái bạn nói chỉ đúng với ngành nghề thủ công, mây tre đan, thêu thùa, tranh cát. Những công việc yêu cầu tỉ mỉ.
Nhưng rồi nó cũng sẽ bị thay thế bởi máy móc khi mà công nghệ in 3D phát triển. (có những cái k thể thay thế, đồng ý, nhưng số ít, mà chưa biết công nghệ phát triển tới mức nào nên đây cũng chỉ là sự chấp nhận tạm thời).
Mình đã thấy công nghệ xăm mình trong nháy mắt, quét qua là có hình xăm trên tay, hình xăm này lấy đâu cũng đc, tự design cũng ok.
Đã có thể vẽ móng tay cũng bằng hình thức tương tự.
Khi mà máy móc đạt tới trình độ vậy (cộng với chi phí rẻ) thì mình nghĩ thợ xăm và thợ vẽ móng tay sẽ không thể tiếp tục công việc hằng ngày nữa.
Bạn hãy nhìn về 15 năm trước, việt nam chưa có nhiều người dùng smartphone, giờ đến anh chị công nhân, bà bán xôi ngoài đầu ngõ cũng có điện thoại ý ới. Mình không nói họ nghèo hay gì, ý ở đây là smartphone giờ coi như đã "phổ cập".
Internet ngày xưa về bản làm gì có, giờ cũng chưa có. Nhưng rồi với công nghệ phát triển thì những núi đồi sẽ không còn là trở ngại nữa. Lúc ấy thì internet cũng "phổ cập".
Đồng ý với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt máy móc + robot thì có rất nhiều việc làm sẽ mất nhưng nó cũng tạo ra nhiều việc làm khác. Việc cần làm không phải là lo lắng hay xem xem việc nào sẽ mất, bao lâu thì biến mất hẳn. Mà là xem xem với những thứ xung quanh, với sự phát triển của công nghệ, với khả năng của bản thân thì mình có thể làm gì với sự thay đổi chóng mặt này.
Chồng m là người Bắc Âu, 2 vc đã từng thảo luận về vấn đề robot thay thế con người. Theo chồng m thì tương lai của nhân loại sẽ chuyển dịch theo hướng như thế. Robot làm tất cả các công việc có thể thay thế con người bằng lập trình. Đấy là bước tiến trong việc giải phóng con người. Từ đây mọi người sẽ có điều kiện để theo đuổi tài năng và đam mê của bản thân. Nghe có vẻ rất xa vời đối với người VN nhưng đó là thực tế đang diễn ra trên TG. Bên Mĩ, hàng loạt nhân viên order của 1 hãng đồ ăn nhanh nổi tiếng đã mất việc vì bị thay thế bởi thiết bị giúp KH order bằng cách tự chọn món qua touch screen. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để các bạn trẻ ko vùi mình trong cv vô nghĩa, để tìm kiếm cho mình hướng đi tốt đẹp hơn.