Dogecoin được nhiều người săn đón hơn nhờ Elon Musk và Tesla đã cho phép mua xe bằng Bitcoin, Coinbase lên sàn chứng khoán, các tổ chức đầu tư và ngân hàng lớn ở Mỹ bắt đầu mở các quỹ Bitcoin ETF cho khách hàng của họ đầu tư, danh sách tỷ phú chào đón thêm 12 vị tỷ phú crypto mới,thị trường tiền mã hóa đã và đang được nhiều người biết đến hơn bao giờ hết, vậy bạn đã hiểu hết những điều thú vị từ thị trường này chưa? Mình đầu tư vào thị trường này cũng được một thời gian và vẫn còn rất nhiều thứ cần học hỏi, càng tìm hiểu về nó,góc nhìn của mình càng thay đổi và dần dần thấy được tiềm năng của nó.

1.Ngoài Bitcoin, hiện tại mỗi đồng tiền mã hóa đều có một dự án phía sau.

Thị trường tiền mã hóa vốn nổi tiếng có Bitcoin và Ethereum, tuy nhiên hiện nay có hơn 9000 loại đồng tiền mã hóa khác nhau và con số này vẫn đang tăng lên (dựa theo coinmarketcap.com) mỗi đồng tiền được tạo ra có dự án đằng sau nó, được thành lập để giải quyết một vấn đề nào đó của tài chính dựa trên công nghệ mã hóa, tuy nhiên trong đó cũng có một số đồng được tạo ra như một trò đùa, điển hình là Dogecoin. 
Có thể coi những dự án đó là những dự án khởi nghiệp, nổi tiếng nhất trong đó có thể nói đến Ethereum, Binance và Cardano, XRP
Ethereum (ETH) được tạo ra với mong muốn giúp các dự án khác có thể xây dựng công nghệ mã hóa dựa trên mạng lưới của ETH, từ đó tạo thành một hệ sinh thái tiền mã hóa và tài chính phi tập trung(DEFI)
Binance (BNB), sàn Binance có tầm nhìn tương tự như ETH nhưng để giải quyết vấn đề chi phí giao dịch quá cao của mạng lưới ETH
Cardano(ADA) được sáng lập bởi co-founder Ethereum- Charles Hoskinson sau khi rời khỏi dự án Ethereum, Cardano được tạo ra để mang công nghệ tài chính cho các nước và khu vực gặp khó khăn với việc tiếp cận tài chính ngân hàng như các nước ở Châu Phi.
Ripple(XRP), một trong những dự án nổi tiếng nhất thế giới crypto, có khách hàng là những ngân hàng lớn trên thế giới, cung cấp giải pháp nâng cấp hệ thống tài chính-ngân hàng bằng công nghệ mã hóa.
Trên cùng từ bên trái qua: Founder ETH, Founder Ripple, Founder Cardano, Founder Coinbase. Hàng bên dưới từ bên trái qua: Không nhớ tên :))

2. Tạo ra một đồng tiền mã hóa không khó như bạn nghĩ, quan trọng là sự tin tưởng từ thị trường

Các lập trình viên có thể copy và paste mã nguồn của bất kỳ đồng nào và tạo ra một bản sao tương tự, như Dogecoin đã copy mã nguồn của Bitcoin và điều chỉnh lại đôi chút tuy nhiên vẫn không thể thay thế Bitcoin được.
Để một đồng tiền tạo được sự tin tưởng từ thị trường, dự án đằng sau mỗi đồng tiền mã hóa hoạt động như một công ty thực thụ: có tính minh bạch trong việc công khai mã nguồn, thực sự có thể giải quyết một khía cạnh nào đó của vấn đề tài chính bằng công nghệ tiền mã hóa, người sáng lập phải có tầm nhìn và đặc biệt là một đội ngũ giỏi.
Giá trị của đồng tiền ngoài sự tin tưởng còn phụ thuộc vào tổng nguồn cung của nó, như Bitcoin có tổng cung là 21 triệu đồng với mức giá hiện tại khoảng 58.000 đô la mỹ/ đồng, ngược lại Dogecoin có tổng nguồn cung vô hạn và giá trị một đồng rơi vào khoảng 0,2 đô la mỹ/đồng
Bạn có thể tạo một đồng coin cho riêng mình trên mintme.com, bán được luôn nhé, nhưng để thuyết phục người khác mua lại là một chuyện khác nữa.

3. Chứng khoán có IPO(Initial Public Offering), tiền mã hóa có ICO(Initial Coin Offering)

Một dự án có thể phát hành đồng tiền của mình thông qua hình thức ICO, và cho phép giao dịch lần đầu (Initial Exchange Offering), mục đích để kêu gọi vốn từ cộng đồng giúp chạy dự án, giống như thị trường chứng khoán phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Tuy nhiên, khác với IPO bên chứng khoán, ICO không có quá nhiều luật pháp can thiệp và bảo hộ, chủ yếu nếu các sàn lớn như Binance hay Coinbase thích thì cho lên, còn không thì chỉ có thể phát hành ở các sàn nhỏ khác.

4. Hackers không thể đánh cắp tiền mã hóa, chỉ có thể đánh cắp quyền sở hữu đồng tiền đó

Nhờ dựa trên công nghệ blockchain, việc thay đổi thông tin hay đánh cắp một đồng từ hệ thống gần như không thể. Các hackers chỉ có thể đánh cắp thông tin những ví đang lưu trữ đồng tiền đó và chuyển quyền sở hữu sang ví của hackers. Có thể coi Bitcoin là một mảnh đất và không thể nào đánh cắp được, họ chỉ có thể đánh cắp sổ đỏ.
Để tránh việc bị mất tiền, những người sở hữu ví không nên chia sẻ thông tin ví cho bất kỳ ai trên bất kỳ phương diện nào, khác với hệ thống ngân hàng tiền của bạn sẽ được bảo hộ, đối với tiền mã hóa sẽ không ai giúp bạn lấy lại được cả.
Bạn có thể lưu trữ crypto của mình vào hai dạng ví:
+Ví nóng: dạng app điện thoại, hoặc phần mềm trên máy tính, có thể truy cập được mọi lúc, tuy nhiên không thực sự an toàn vì hackers có thể hack điện thoại và máy tính của bạn.
+Ví lạnh: Dạng vật lý, như ghi private key(mã cá nhân) của ví vào một tờ giấy, hoặc dạng USB như ví Ledger hoặc Trezor,xong cất vào két sắt đem chôn ở đâu đó không ai kiếm được, tách biệt hoàn toàn khỏi internet.
Lưu địa chỉ crypto vào ví trữ lạnh Ledge hoặc Trezor xong đem đi chôn sau vườn cho an toàn nhé :))

5. Để “đào” được Bitcoin, bạn phải bỏ công sức để xử lý và lưu trữ giao dịch

“Đào” tiền mã hóa là khi một người có một hệ thống máy tính kết nối với mạng lưới tiền mã hóa để xử lý và lưu trữ thông tin giao dịch, với một số lượng giao dịch bạn xử lý và lưu trữ được, thuật toán sẽ “thưởng” cho bạn một lượng tiền mã hóa, bạn có thể dùng nó để bán rồi duy trì các chi phí hoạt động hệ thống máy tính như trả tiền điện, nâng cấp hệ thống và trả tiền nhân công. Và đặc biệt, không thể “đào” được bằng điện thoại nhé. 
Khác với những ngày đầu, một chiếc laptop có thể “đào” được 10.000 Bitcoin/năm , hiện nay có quá nhiều người tham gia vào “đào” khiến cho tỷ lệ được “thưởng” sẽ thấp hơn rất nhiều. Bạn có tiếc khi không tham gia “đào” cách đây 10 năm trước?
Để tăng khả năng được "thưởng" Bitcoin, bắt buộc phải nâng cấp hệ thống máy tính đến mức cực đại, dẫn đến giá trị Bitcoin càng lúc càng cao.

Vậy, tại sao nhiều người vẫn hoài nghi về sự rủi ro của nó? 

Bất cứ danh mục đầu tư nào cũng có sự nguy hiểm đặc trưng của nó, những nhà đầu tư truyền thống từ những thị trường khác như chứng khoán, vàng, bất động sản đã quen với cái nhịp độ chậm và đều đặn sẽ bị choáng ngợp bởi sự giao động mạnh của thị trường tiền mã hóa, và ngược lại nếu đầu tư crypto lâu bạn sẽ thấy những thị trường khác khá nhàm chán. 
Thứ nhất, cái rủi ro và nguy hiểm không nằm ở thị trường này, mà là cái tâm lý và lòng tham của những người chưa biết nhiều về thị trường crypto, nếu từ ngoài nhìn vô sẽ nghĩ là dễ ăn lắm, nhưng thực chất để hiểu và chọn được một đồng tiền trong hàng ngàn đồng khác nhau đáng để đầu tư hay không còn ty tỷ thứ cần tìm hiểu.
Thứ hai rủi ro ở phương thức đầu tư, ví dụ như: Trade margin(mượn tiền của sàn) để giao dịch -> khả năng cao ôm cái nợ và mất trắng hết vốn liếng. Hay future contract trading(hợp đồng tương lai) như một kiểu đánh bạc.
Thứ 3 sự an toàn vẫn nằm ở chính bạn, với mục đích đầu tư ban đầu là để làm gì? Nếu giao dịch ngày qua ngày thì cần phải có kiến thức phân tích kỹ thuật và có chiến thuật cắt lỗ, nếu cần sự yên bình và tin tưởng vào tương lại của thị trường thì coi crypto như là một loại tài sản để mua tích trữ đem lại giá trị lâu dài. Và đặc biệt là phải biết mình đang đầu tư vào cái quái gì.
By Duy Phạm.
Nguồn tham khảo cho các quý độc giả:
Tìm hiểu về dự án ETH: ethereum.org
Tìm hiểu về dự án Cardano: https://cardano.org/
Tìm hiểu về dự án Ripple: https://ripple.com/