1. Không biết cái mình không biết
2. Biết cái mình không biết
3. Biết cái mình biết
4. Không biết cái mình biết
5. Chuyên gia
Tới đây mình nghĩ bạn nên đọc lại một lần nữa trước khi đến phần dưới^^ 
Vậy cụ thể nó là gì?
Ví dụ lúc đi cua gái nhé! Lúc đầu mình sẽ không biết nhiều thứ lắm ^^ Không biết là nhỏ đó thích ăn trứng vịt lộn lúc 10h khuya, cho đến khi nó đăng stt "Mình thèm ăn trứng vịt lộn lắm, mà mình hổng dám nói. Mình sợ mấy đứa nói mình ăn khuya mà sao dáng đẹp dữ zậy??? p/s: Giá mà có ai mua liền 2 trứng vịt lộn cho mình liền ta <3 <3" Tự nhiên mình sẽ chuyển từ trang thái số 1 sang số 2. Rồi mình sẽ bắt đầu search google" trứng vịt lộn bà ba ở đâu" và chạy qua mua liền chục trứng cho nhỏ đó. Mình biết cái mình biết rồi đó. Mình mua liên tục cỡ 1 tháng, sẽ được chuyển sang level cao hơn, là mất nhận thức luôn. Cứ đúng 9h tối là thay đồ, đạp xe qua bà ba mua trứng cho nhỏ mà không biết tại sao làm vậy. Rồi thêm 1 tháng nữa, là mình thành chuyên gia đi mua trứng để cua gái: trứng già, trứng non, rau răm phải đậm, phải tới nhà gái đúng 10h để trứng còn nóng, nhà gái có chó nên phải tắt xe dắt bộ từ đầu hẻm vô nhà....
Vậy nó áp dụng được gì trong cuộc sống?
Một bài bán hàng có thể được xây dựng dựa trên 5 cấp độ này để dẫn dắt nhận thức của người mua. Dẫn khách hàng đi từ 1 đến 3, và mình xuất hiện như một "chuyên gia" để bán giải pháp. 
Hướng dẫn, coaching hay training người khác bằng cách này, họ sẽ dễ tiếp thu vấn đề hơn.
Quan trọng hơn là mình nhận thức được bản thân đang "ở đâu" trong mỗi việc. Mình là "biết cái mình không biết" rồi, thì phải chuyển nó thành "biết cái mình biết"- để thực sự biết nó. Hay mình có là chuyên gia của một việc gì đó hay chưa? Hay chỉ mới ở bước 2, bước 3.
À, mình học cái này từ một người thầy, cả ổng và mình đều không biết cái tên "5 cấp độ của sự học tập" có đúng không nữa. Nhưng hiện tại thì chưa có tên nào mình biết hợp hơn, nên lấy đặt tiêu đề vậy :D