Hôm qua nói chuyện nhớ bâng quơ đến vụ này mà hem ngờ bà con hưởng ứng ghia quá. Viết ra luôn cho khỏi quên - mốt đỡ mất công giải thích.

Zô đề: 5 cấp độ A của một mối quan hệ [Aware] [Adapt] [Accept] [Appreciate] [Anticipate]

LvL 1: Aware
Dịch nôm: “để ý”. Dịch sâu-sắc: “nhận thức" 
Mọi thứ bắt đầu từ việc để ý/nhận thức. Để một relationship bắt đầu thì ta phải aware về đối phương đã - đầu tiên là biết “bên đó” có.. tồn tại. Có nhiều bạn đi vào quán cafe mà hầu như hổng để ý đến sự tồn tại của mấy anh mấy chú bảo vệ.
Sau khi mình aware bển có tồn tại rồi, thì mình aware xíu về họ và về mình. Xì-tai ăn mặc thế nào, đi đứng làm việc học hành ra sao, có quy luật dao động điều hòa gì về tâm sinh lý hông. Aware một xíu thì chắc chắn sẽ đỡ… vô duyên, hổng làm bên kia “bỗng dưng muốn khóc” ngay từ phút giây đầu tiên trao đổi. Trừ những bạn có hành tung siêu bí ẩn (chắc có động cơ khủng khiếp gì đó) thì đa phần chúng ta sẽ hiểu thêm kha khá về đối phương.
“Biết người” rồi thì cũng phải “biết ta”, hiểu style của 2 bên để hóa giải/lường trước những mâu thuẫn/va chạm có thể xảy ra. Vụ “aware” này ngoài quan sát thì có thể xài vài phương pháp như Horoscope, nhóm máu, tham chiếu thói quen nghề nghiệp… không phải để mê tín chi mà hiểu reference style (người có mấy đặc điểm như vậy thì có style và suy nghĩ dạng dạng thế nào)
LvL 2: Adapt
Có nhiều bạn sau khi “aware” xong thì phản ứng là a…đù. Ý là nhìn zô là biết mùi không hợp rồi. Vậy thì…
50/50: dễ nhất là “bỏ qua”. Nhưng dễ thì nói làm gì, cứ nên thử approach (nói chuyện/email) nhưng adapt theo style bên kia một chút. Điểm khó của việc này là nhiều bạn thích style “là chính mình, sao phải nghĩ”. Kết quả của style này là mình sẽ chỉ toàn get along được những người giống mình/thích style của mình thôi. Và sự thiếu đa dạng trong các mối quan hệ sẽ ít nhiều cản trở bạn trong cuộc sống và công việc.
Hồi xưa được dạy 1 câu là “Mình chưa thành công một phần là do chưa gặp được những người có thể giúp mình thành công. Nếu những người mình ĐÃ biết có thể giúp mình thì mình ĐÃ thành công rồi.” 
Hay một câu khác dễ hiểu hơn “Để có thứ chưa từng có, phải làm những điều chưa từng làm.”
Không bàn về #dongco, nhưng việc adapt này có thể diễn ra trong một thời gian không-ngắn. Đặc điểm của lvl này là trước khi gặp/trao đổi với bên kia, phải có 30 giây suy nghĩ (quen rồi thì có thể ngắn/tự động hơn). Túm tắt là “bằng mặt nhưng (phần nào) chưa bằng lòng”.
LvL 3: Accept
Không biết vì một biến cố vĩ đại nào đó, mà bỗng dưng một ngày ta không cảm thấy phải “dằn lòng” adapt với đồng chí kia nữa. Có thể một phần là quen rồi, phần khác là bắt đầu khám phá ra vài thứ hay ho khác về đối phương - nên cảm thấy pro/con khá cân bằng, nhún vai nói “Ừa style của X/Y/Z là vậy đó.”
Khi Accept được thì hành động chuyển từ “nhận thức” thành “vô thức”, lòng cũng rộng mở ít chi li để ý (dân gian gọi là ít “ghim” hơn). Accept rồi thì bộ nhớ được free nên thường sẽ có nhiều “ram” để tiếp nhận các thông tin tích cực hơn.
Mà đến LvL này thì mối quan hệ có thể là “make or break”: một là trở nên thân hơn, hai là cạch mặt luôn. Mấy câu đại loại “Đi ăn với X cứ chọn món này món kia, đọc menu 30 phút - vừa mất thời gian vừa đói, thôi lần sau khỏi rủ cho khỏe” là biểu hiện (negative) của LvL này. Trường hợp tích cực thì mình sẽ “yêu mến một người như họ zẫn zại”. Note nhỏ kinh nghiệm ở LvL này là mình thấy Horoscope khá help, để hình dung một chuyện (dù rất nhỏ) là “vô tình” hay “bản chất”.
Ví dụ cung Song Tử thì tính tình rất competitive (thích thi cử đua KPI các thể loại) nên mí bạn cung này thường không sẵn lòng nói lời xin lỗi (nói thành lời ấy). Hay như Kim Ngưu thì cẩn trọng an toàn. Ma Kết thì khá tính toán (một cách tự nhiên). Biết style vậy rồi, thích được thì nhích thôi.
Nếu hết LvL này mà mọi thứ phát triển theo hướng tích cực, thì sẽ đến LvL 4: Appreciate.
LvL 4: Appreciate
Trong nhiều trường hợp của cuộc sống, quan điểm cá nhân thường là “ta đúng, thế gian sai tất”. Nhưng có vài việc, trong vài dịp, ta trân trọng quan điểm/góc nhìn của người khác. Thế là một người label từ “quái” (chả hiểu nó nghĩ gì) sang thành “dị” (ừa nó nghĩ khác mình).
Đạt đến LvL Appreciate thì mối quan hệ thành một dạng gọi là “mutual respect”, không hẳn là thân nhưng mỗi khi gặp vẫn có nhiều điều để nói và trao đổi. Có thể đi chơi chung, cafe xem phim xem bóng đá, thậm chí làm ăn hùn hạp chút tẹo.
Ví dụ cho kiểu relationship này là Unilever-P&G, Apple-Microsoft, Google-Facebook.
Không thích nhưng vẫn trân trọng.
Trong rất nhiều người Appreciate thì sẽ tìm được vài người đạt LvL 5: Anticipate.
LvL 5: Anticipate
Nguyên văn của Anticipate là “dự đoán được cách suy nghĩ/hành động tiếp theo của một ai đó”. Trong trường hợp này dịch nôm là “cạ cứng/ăn ý”.
Bên này hiểu bên kia nghĩ gì và sẽ làm gì, và trân trọng việc đó. Ví dụ như đoạn trích sau (trong Ngấu Nghiến Nghiền Ngẫm) do Tony Adams, trung vệ đội trưởng đội tuyển Anh và Arsenal viết:
“Tôi không bao giờ cố gắng lấy quả bóng từ chân tiền đạo đối phương. 
Bạn thấy đó, nếu tôi chạy theo đối phương và cố gắng giành lấy quả bóng.
Khi đó, chỉ cần một sơ sót nhỏ, đối phương cũng có thể vượt qua mặt tôi.
Thêm vào đó là có nhiều khả năng tôi sẽ gạt vào chân họ.
Trong trường hợp ấy, tôi sẽ cho đối thủ cơ hội có một cú sút phạt ở vùng cấm nguy hiểm.
Nên tôi sẽ không cố lấy quả bóng.
Mà tìm cách làm nhụt chí đối phương.
Bằng cách đứng trước mặt và cho họ biết rằng, họ sẽ không vượt qua mặt tôi được.
Tôi sẽ đuổi theo đối thủ trong vòng 30 yard từ khung thành.
Như vậy họ sẽ biết không có cách nào vượt qua mặt tôi, đồng thời nhận ra rằng tôi không cố gắng giành lấy quả bóng. 
Điều này có nghĩa là họ có cơ hội để đá thẳng quả bóng vào khung thành, đa phần các tiền đạo thường không thể cưỡng lại cơ hội này.
Và họ sẽ làm vậy, đá thẳng bóng vào khung thành từ khoảng cách 30 yard.
Và tôi biết, David Seaman sẽ luôn ở phía sau.
Và tôi cũng hiểu rõ, Seaman có thể giải quyết gọn ghẽ tất cả những cú sút từ phạm vi 30 yard”.
Đạt đến lvl này thì 1 + 1 > 2, chơi cùng vui hơn - làm cùng thành công hơn (nếu 2 style bổ sung cho nhau). Cho mọi người dễ hình dung: tớ với Sơn Sói là ở xì-tai này. Taste khác nhau, quan điểm khác nhau, mục tiêu khác nhau - nhưng nếu quyết định làm việc chung thì làm việc hợp.
Đó, lý thuyết chung là vậy. Zui là ở Q&A kìa.
Vài câu FAQ trước hen:
[Q] Từ lvl 1 đến lvl 5 thì do hên xui hay có thể practice/change được? 
[A] Theo quan điểm và trải nghiệm cá nhân thì hầu hết có thể change được, phụ thuộc vào 3 điều: (1) sự quyết tâm (ví dụ mấy relationship không-bỏ-được như bố-mẹ, anh-em, vợ-chồng...), (2) kỹ năng và kiến thức (cần về tâm lý học khá nhiều, kiến thức cũng cần - mình phải explore thế giới của bên kia thì mới mong kết nối được chứ), (3) bên kia cũng muốn/cố gắng như vậy (cái gì từ 1 phía thường khó nhắm í).
--
[Q] Có khi nào vào phát lvl cao luôn (3,4,5) không?
[A] Có thể có, nếu gặp người hợp gu. Thậm chí MFEO (Made-For-Each-Other) thì có thể 1 phát lên đỉnh luôn, mà thường không phổ biến lắm.
Nếu practice tốt thì từ lvl 1 -> lvl 3, thậm chí 4 có thể thực hiện trong thời gian rất ngắn, thậm chí vài phút. Bill Clinton là sư phụ về khoản này.