5 cách đưa kinh nghiệm “không liên quan” vào CV
Làm thế nào để có được một chiếc CV “xịn sò” ứng tuyển vào vị trí marketer trong khi bản thân đã đi làm kế toán – kiểm toán được 2...
Làm thế nào để có được một chiếc CV “xịn sò” ứng tuyển vào vị trí marketer trong khi bản thân đã đi làm kế toán – kiểm toán được 2 năm? Làm thế nào để bản thân không bị “thua thiệt” trong vòng CV khi muốn nhảy từ ngành này sang ngành khác? Hãy “nằm lòng” 5 cách sau đây để có thể sở hữu một tấm CV “hạ gục” nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên nhé.
1. Viết CV hiệu quả nhờ “Cày” Job Description
Việc này là đương nhiên đấy. Nhưng mình thấy bây giờ có nhiều bạn bỏ qua bước này. Bởi vì nhà tuyển dụng chỉ tuyển những người họ cần. Vậy nên, trước khi cân nhắc có thể viết được gì vào CV, phải hiểu rõ công việc cần gì.
Việc bạn cần làm là in Job Description và đọc thật kĩ từng câu từng chữ trong đó. Có 2 phần rất quan trọng để bạn đọc trong Job Description. Đấy là công việc bạn cần làm và kĩ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Điều này rất quan trọng trong việc viết CV. Bạn cần phải đọc kĩ từng dòng ở 2 phần này, sau đó tự liệt kê ra giấy xem với mỗi dòng đó thì nhà tuyển dụng đang đòi hỏi gì từ ứng viên.
2. CV cần phân tích kĩ những công việc mình đã làm
Sau khi đã phân tích kĩ Job Description, bạn cần xem lại kinh nghiệm của chính bản thân mình. Các câu hỏi sau đây có thể giúp bạn gợi ý được những ý tưởng để viết CV hợp lý. “Bạn đã làm những công việc nào?”; “Trong công việc ấy bạn đã làm cụ thể những gì?”; “Có thành tựu nào nổi bật (thể hiện bằng những con số) để có thể đem vào CV?”; “Sau khi nghỉ việc thì bạn có đúc rút được cho mình kiến thức hay kĩ năng gì không?”…
Khi nghĩ về kinh nghiệm, thường thì chúng ta sẽ ngồi liệt kê ra một vài công việc đã làm. Nhưng nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc các kinh nghiệm hiện tại chưa có liên quan đến công việc ứng tuyển thì việc liệt kê đó vừa không hiệu quả lại chính là điểm trừ cho bạn. Khi liệt kê các gạch đầu dòng trong CV, bạn đừng lúc nào cũng để ý những đầu việc lớn. Phải tập nhìn vào các các dự án nho nhỏ mình đã làm trong đó. Công việc hằng ngày là gì, biết đâu bạn vẫn có những thứ liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển.
Ví dụ, một bạn từng kinh doanh shop quần áo online vẫn có thể ứng tuyển cho vị trí Marketing. Vì trong quá trình kinh doanh shop online, bạn có quản lý kênh bán hàng trực tuyến. (Facebook, Instagram, viết bài lên blog,…)– đấy chính là một phần rất quan trọng của vị trí marketing.
3. Không thể bỏ qua cách viết CV ấn tượng nhờ tập trung vào vấn đề và kết quả
Trong CV thì cần viết gì nhỉ? Tất nhiên là các kĩ năng mà chúng ta có và kinh nghiệm làm việc trước đây rồi. Tuy nhiên, thay vì liệt kê các đầu việc giống như bạn đang copy lại y nguyên một cái Job Description, hãy gạch đầu dòng công việc của bạn.
Đừng quên nhấn mạnh kết quả công việc bạn đã làm bằng cách đưa các con số vào CV. Công việc nào cũng có kết quả hết. Vậy nên mỗi gạch đầu dòng khi viết CV, bạn hãy cố đưa vào một con số nhé. Ví dụ bạn làm ngành sales, hãy viết trong CV 1 tháng bạn đã đạt được doanh thu bao nhiêu. Bạn quản lý fanpage thì fanpage đó có bao nhiêu tương tác. Bạn làm chủ tịch 1 CLB thì cụ thể CLB đó có bao nhiêu thành viên? Nhìn vào các con số trong CV, nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng hơn về thành tích của bạn. Đồng thời, các con số cũng làm tăng độ tin tưởng cho thông tin được ghi trong CV.
4. Thay đổi lại cấu trúc CV cho sáng tạo hơn
Vì chúng ta còn ít kinh nghiệm, nên hãy đầu tư sáng tạo hơn về cách trình bày CV. Các bạn có thể sáng tạo hơn bằng cách sắp xếp lại các đề mục hoặc có một số mục lạ hơn trong CV mà các bạn khác có thể không có.
Ví dụ thay vì viết “Work Experience” rồi đến “Extracurricular Activities” một cách khô khan thì bạn có thể sắp xếp lại thành “Relevant Experience” là các kinh nghiệm liên quan và “Additional Experience” là các kinh nghiệm khác chẳng hạn. Hoặc thay vì để mục Skills ở tít tận đâu đâu với vài Skills chẳng ai để ý, bạn có thể chuyển phần Skills lên ngay đầu trang với một list khoảng 5-6 skills nổi bật của bạn để gây chú ý hơn.
5. Viết CV – hãy tỉnh táo đưa các thông tin ‘liên quan’ và ‘nổi bật’
Có một điều các bạn nên nhớ là, CV không phải là nơi liệt kê tất tần tật những kĩ năng bạn có hay kinh nghiệm mà bạn đã làm. Thay vào đó, trong 1-2 trang, hãy chọn ra các kinh nghiệm, kỹ năng có liên quan nhất đến công việc mà bạn ứng tuyển. Về vấn đề làm sao để lựa chọn các thông tin liên quan, hãy quay lại phần 1 để tìm đọc kỹ về Job Description nhé.
Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển cho một vị trí cần làm việc với khách hàng nhiều,thì một kinh nghiệm liên quan đến sale hoặc phục vụ nhà hàng cho vào CV sẽ hợp lý và liên quan hơn là kinh nghiệm đi gia sư ở đâu đó đấy.
Đương nhiên là nếu còn thiếu kinh nghiệm thì việc viết CV chắc chắn không phải là dễ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tăng cơ hội cho bản thân, bắt buộc bạn phải dành thời gian và dùng những tips trên để CV liên quan hơn đến công việc cần ứng tuyển. Hãy thiết kế một chiếc CV thật hoàn hảo để ứng tuyển vào công việc mình yêu thích. Mùa tuyển dụng sau Tết với nhiều cơ hội hấp dẫn đang chờ đón bạn.
nguồn: https://hocgilamgi.com/
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất