... hãy nhặt chúng lên và xây lâu đài!






Nghe tiêu đề có vẻ "truyền cảm hứng" vậy thôi chứ thật ra tôi không định viết một bài về truyền cảm hứng. Những người quen đã hiểu sao tiêu đề có #5.Thực ra bài viết là về công cụ tối thượng của trí nhớ. Một loại công cụ cổ xưa nhưng cực kì mạnh mẽ giúp bạn chinh phục bất cứ thông tin nào, dù nó có khó nuốt đi chăng nữa. Ok không dài dòng nữa, bắt đầu thoyy! 
Trước hết tôi phải nói rằng: Tất cả các phương pháp trong bài viết của tôi đều do tôi tích lũy được qua quá trình học tập và được chứng thực bởi tôi. Phương pháp nào thực sự hiệu quả tôi mới chia sẻ vì vậy bạn hoàn toàn có lí do để có thể tin tưởng chúng hiệu quả.
Đầu tiên: 
Hãy cho rằng bạn là thằng có trí nhớ kém nhất thế gian. Bạn không thể nhớ được cái cây trước nhà mình là cây gì, không thể nhớ ngày sinh của mình hay thậm chí quên luôn mình vừa mới đọc cái gì (ủa mình mới đọc cái gì vậy ta?)  
Nhưng trí nhớ dù có kém đến đâu cũng không thể quên những thứ thân thuộc nhất. Bây giờ tưởng tượng bạn đang đứng trước cổng nhà mình. Hình ảnh nào đầu tiên hiện lên trong mắt bạn? Bạn bắt đầu mở cổng ra và đi vào. Xung quanh cái sân có những gì? Cái kệ để dép, cái xe đạp. Bạn cởi dép và bước vào nhà. Trong phòng khách có gì? Bộ ghế sô pha, cái tivi... Cứ thế bạn đi đến từng phòng. Sau phòng khách là phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng làm việc... Mọi thứ đều hiện ra rất rõ nét trong tâm trí bạn. Ủa bạn đang làm gì vậy? Đúng rồi, bạn đang nhớ!
Bộ não chúng ta kì lạ lắm. Khi bạn bắt nó phải nhớ thì nó quên, khi bạn bắt nó phải quên thì nó lại nhớ! Bạn không thể nhớ tên của hàng chục người đồng nghiệp mới đến. Nhưng lại nhớ tên người va phải bạn sáng nay. Có những sự việc bạn cố gắng quên nhưng không thể quên nổi. Bạn không thể cố quên tên bạn, cũng như không thể quên mối tình đầu. Thông tin này được lưu sâu trong trí nhớ của bạn mãi mãi và nó mãi mãi khắc ghi trong tâm trí bạn (trừ khi bạn mất trí nhớ). Thậm chí có nhiều thông tin không mấy vui vẻ được lưu trong tâm trí mà bạn cố nhưng không thể xóa nó. Có một câu nói rất hay thế này: "Biến nhược điểm thành ưu điểm". Vì thế tại sao không tận dụng nó như một "móc treo trí nhớ" móc nối những thông tin mới lại?
MIND PALACE
Sau đây tôi xin giới thiệu phương pháp ghi nhớ Memory Palace! 
(hay có tên gọi khác là Roman Room, mind palace, method of luci, tiếng Việt đọc là lâu đài trí nhớ hay cung điện kí ức)




Phương pháp này dựa trên một câu chuyện từ xa xưa:
Một sự kiện đã xảy ra…
Nhiều năm về trước, một nhà thơ người Hy Lạp tên là Simonidis sống ở ven biển Ê-giê. Một hôm, anh được mời đến ăn tối tại nhà một người bạn giàu có. Trong lúc đang ăn, có người gọi Simonidis ra khu đất ở cổng vào vì có việc khẩn cấp. Simonidis đi ra ngoài để gặp người đã gọi mình, và nhờ có người này mà Simonidis đã giữ được mạng sống. Khi họ đang trò chuyện thì một trận động đất lớn xảy ra. Ngôi nhà mà Simonidis vừa ngồi trong đó chỉ vài phút trước đó đổ sập và chôn vùi tất cả khách khứa đang ăn tối trong đó.
Sau khi dọn sạch gạch đá vỡ, người dân đã rất khó khăn để nhận dạng các vị khách này vì cơ thể họ đã bị phá hủy quá khủng khiếp. Chỉ có Simonidis là người duy nhất làm được việc này, anh có thể gọi tên theo thứ tự từng người ngồi quanh bàn. Quá trình nhận dạng được thực hiện dựa vào trí nhớ của Simonidis. Bằng cách để tâm trí mình chuyển động quanh cái bàn nhằm “nhận ra” ai ngồi cạnh ai, và ở vị trí nào quanh chiếc bàn, anh có thể
kể tên tất cả các vị khách trong ngày hôm đó.
Vài năm sau, người La Mã đã hoàn thiện phương pháp “trí nhớ dựa trên vị trí” thành một nghệ thuật.
Thử nghĩ mà xem, bạn hoàn toàn có thể xây dựng cho riêng mình một tòa lâu đài! Và bạn chính là vua của tòa lâu đài đó! Nghe rất tuyệt đúng không?

How to xây lâu đài:

(Tôi đã Ctrl V một đoạn trong cuốn Bí mật của một trí nhớ siêu phàm - Eran Katz, bởi vì tôi lười.................................)
Hãy bắt đầu với ngôi nhà của bạn. Nhà của chúng ta là nơi thân thiết nhất trong vũ trụ. Tất cả những gì liên quan đến nó đều được chúng ta lưu trong trí nhớ dài hạn. Chúng ta nắm rõ nó. Chúng ta thiết kế ra nó và đầu tư vào nó. Chính chúng ta là người quyết định việc sắp xếp ngôi nhà. Chúng ta cũng dành phần lớn thời gian ở nhà. Nhà cũng là nơi mà ai đó trong gia đình
ta đang nóng lòng chờ đợi các thành viên còn lại quay trở về…
Bây giờ chúng ta sẽ tạo ra một danh sách các “móc treo” – các vị trí tham khảo trong nhà chúng ta. Để làm được việc này, bạn hãy lấy giấy bút và thực hiện các công việc sau:
Hãy chọn ra bốn phòng trong nhà bạn (ví dụ, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và phòng tắm).
Hãy tưởng tượng là bạn đi vào các phòng này và liệt kê ra năm đồ vật mà bạn nhìn thấy trong mỗi phòng. Việc bạn ghi những đồ vật này theo trật tự chúng được sắp xếp trong phòng này rất quan trọng.
Đồng thời, việc chọn phòng theo thứ tự trong nhà cũng rất quan trọng. Ví dụ như, trong nhà tôi thì ở ngay phía bên trái cổng ra vào là bếp.Vì thế, bếp sẽ là phòng đầu tiên. Sau đó, tôi sẽ hình dung ra những phòng khác theo thứ tự. Tiếp theo là phòng khách (phòng số 2), phòng ngủ (phòng số 3) và phòng tắm (phòng số 4).
Sau khi đã chọn được bốn phòng, bạn hãy đi vào phòng đầu tiên và mang ra năm đồ vật trong đó. Tốt nhất là bạn nên chọn những đồ vật to lớn và tương đối nặng. Những đồ vật này phải khác nhau (chẳng hạn, không nên chọn hai chiếc ghế). Như chúng ta đã đề cập, việc chọn các đồ vật theo thứ tự bạn nhìn thấy rất quan trọng. Thứ tự này có thể theo chiều kim đồng hồ, hay ngược lại. Trong bất kì trường hợp nào bạn cũng không nên đổi thứ tự một cách bừa bãi.
Phòng đầu tiên là phòng bếp chẳng hạn, nó bao gồm những đồ vật sau:
Bồn rửa bát, bình đựng nước, bếp gas, tủ lạnh và bàn.
Hãy liệt kê những đồ vật này theo thứ tự từ một đến năm. Bây giờ, hãy “đi” (trong trí tưởng tượng) vào những phòng khác và cũng làm những việc tương tự như ở phòng đầu tiên. Không được chọn lại những đồ vật mà bạn đã chọn. Chẳng hạn, không chọn bàn ăn trong phòng khách vì bạn đã chọn đồ vật này trong bếp. Hãy đa dạng hóa các loại đồ vật. Sau khi chọn lựa, bạn sẽ có một danh sách liệt kê gồm 20 đồ vật.
Ví dụ, danh sách liệt kê có thể như sau:
Phòng số 1 (bếp): 1. Bồn rửa bát 2. Bình đựng nước 3. Bếp gas 4. Tủ lạnh 5. Bàn.
Phòng số 2 (phòng khách): 6. Ghế sô-pha 7. Ti vi 8. Bàn thờ 9. Chậu cây cảnh 10. Lục bình
Phòng số 3 (phòng ngủ): 11. Tủ quần áo 12. Giường ngủ 13. Bàn học 14. Gương 15. Kệ sách
Phòng số 4 (phòng tắm): 16. Vòi hoa sen, 17. Sữa tắm 18. Khăn tắm, 19. Nhà vệ sinh, 20. Giỏ đựng quần áo.
Danh sách liệt kê này là cơ sở cần thiết cho những bước hành động tiếp theo. Cho nên bạn cần nắm vững và ghi nhớ nó. Bạn nên nhẩm đi nhẩm lại danh sách này ngay cả khi bạn bị thức giấc lúc nửa đêm. Bạn nên học thuộc lòng nó. Bạn phải có khả năng lấy nó ra trong trí nhớ với tốc độ ngang bằng với việc bạn nhớ số điện thoại của mình hay tên mình – không quá một giây.
Trước khi ghi nhớ danh sách này trong đầu, chúng ta cần xem xét lại nó một chút. Trước tiên, hãy xem xét lại kĩ lưỡng để chắc chắn rằng không có hai đồ vật nào giống nhau. Bạn cần đảm bảo rằng chúng được liệt kê theo đúng vị trí sắp xếp trong phòng. Ví dụ như trong phòng số 2, chiếc ghế được xếp sau dàn âm thanh nổi và ti vi, còn giá sách treo trên tường, bạn nên chuyển đổi giữa các đồ vật. Bây giờ chiếc ghế sẽ là đồ vật số 8 và giá sách là số 9.
Đã đến lúc luyện tập, bạn hãy làm theo các bước sau:
Hãy đọc thật to đồ vật đầu tiên trong danh sách. Nếu bạn muốn thì hãy nhắm mắt lại và hình dung ra từng chi tiết của nó. Nếu đó là tủ lạnh, hãy tưởng tượng ra màu sắc của nó, cố gắng nhớ đến chiều cao cũng như tên hãng sản xuất, lắng nghe âm thanh của động cơ,… Và bạn cũng làm tương tự với đồ vật thứ hai, thứ ba,… bạn có 10 phút để thực hiện điều này, hãy làm ngay lập tức.
Xem xét lại danh sách thật tỉ mỉ một lần nữa, đảm bảo rằng hình ảnh của đồ vật phải thật dễ hiểu, rõ ràng. Bạn không cần cố gắng nhớ thứ tự của nó. Hãy đọc danh sách đồ vật mà bạn đã liệt kê thật chậm rãi theo nhịp điệu. Hãy thực hiện công việc ngay lập tức, không được gián đoạn.
Lặp lại bài luyện tập trên nhưng lần này là bắt đầu từ đồ vật cuối cùng – từ số 20 rồi quay ngược trở lại.
Lúc này, chúng ta sẽ tiến hành việc này với tốc độ nhanh hơn một chút. Bạn hãy nhẩm tên đồ vật cuối cùng rồi nhắm mắt lại và hình dung ra nó. Sau đó mở mắt ra, đọc tiếp đồ vật thứ 19, lại nhắm mắt và mường tượng ra nó. Bạn tiếp tục tiến hành tương tự với các đồ vật còn lại trong danh sách.
Bây giờ, hãy để tờ giấy sang một bên. Đã đến lúc bạn nên bắt đầu chuyến du lịch trong tưởng tượng đến ngôi nhà của mình. Bạn hãy đi vào phòng số 1, nhìn vào bên trong. Hãy hình dung ra đồ vật đầu tiên bạn nhìn thấy và nói thật to tên đồ vật đó. Tiếp tục với đồ vật thứ hai theo chiều kim đồng hồ (hay ngược lại). Bạn hãy cho biết đó là đồ vật gì và nhìn cho rõ hình ảnh của nó.
Chúng ta cùng làm lại một lần nữa. Tuy nhiên, lần này chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện từ cuối danh sách. Trong tâm trí, bạn hình dung là mình đi vào phòng số 4 và mường tượng ra đồ vật cuối cùng rồi đọc tên đồ vật đó. Sau đó, tiếp tục gọi tên đồ vật thứ 19 trong danh sách, rồi đồ vật thứ 18, cứ tiếp tục như vậy cho đến đồ vật đầu tiên.
Lần cuối luyện bài tập này chúng ta sẽ thực hiện nhanh hơn một chút. Bắt đầu với đồ vật đầu tiên rồi đi qua từng đồ vật một cho đến hết. Bạn lướt qua các đồ vật như thể chúng thuộc một dây chuyền sản xuất. Bạn không cần phải đọc to tên của chúng. Chắc chắn lần này bạn sẽ thấy mình có thể thực hiện nhanh hơn.
Thậm chí bạn có thể thực hiện nhanh hơn nữa. Theo đánh giá của tôi, ở bước này, bạn có thể hoàn thành danh sách trong tưởng tượng đó chỉ chừng vài giây.
Lúc này bạn đã có một danh sách các đồ vật được sắp xếp trong đầu. Danh sách này được khắc ghi trong trí nhớ dài hạn và chính nó sẽ làm nên những điều kì diệu. Sử dụng bảng danh sách này, bạn có thể nhớ được cách sắp xếp các nhiệm vụ trong trí nhớ.
Danh sách này sẽ giúp bạn có khả năng ghi nhớ một số lượng lớn các tài liệu nghiên cứu mà chỉ mất một nửa thời gian so với phương pháp cũ bạn thường sử dụng.
Phương pháp này chủ yếu được các giảng viên, giáo viên và các nhà phát ngôn sử dụng khi đứng trước mặt người đối diện. Họ phải thuyết trình thật trôi chảy bằng cách sử dụng trí nhớ của chính mình. Nhờ có phương pháp này, bạn sẽ nhớ được danh sách các công việc thường nhật. VÀ CẢ ÔN TẬP TRƯỚC KÌ THI NỮA!
USING LÂU ĐÀI:
Bạn có một danh sách các công việc cần làm:
1. Mua cuốn sách Khi lỗi thuộc về những vì sao
2. Trả bác hàng xóm con chó
3. Xem bộ phim mới nhất của Yui Hanato
4. Đọc hết chương 5 cuốn Thiên thần và ác quỷ
5. Làm báo cáo 
Chúng ta đã chuẩn bị sẵn danh sách các đồ vật trong nhà. Chúng ta biết rằng đồ vật thứ nhất trong phòng đầu tiên (bếp) là bồn rửa bát và đồ vật thứ hai là bình đựng nước. Vì thế câu hỏi đặt ra ở đây là: “Chúng ta sẽ làm gì với danh sách này?”
Thực ra bảng danh sách này chính là một hệ thống lưu trữ vào trí óc… giống như tập hợp các tập tin và ngăn chứa sẽ được xây dựng trong trí nhớ chúng ta.
Bạn sẽ làm gì với hóa đơn điện thoại, các khoản bảo hiểm, giấy tờ ngân hàng,…? Bạn có thể lưu chúng vào một tập tin riêng phải không? Trong một tập tin riêng khác, chúng ta sẽ lưu các giấy tờ đăng kí, kiểm tra và các giấy tờ khác liên quan đến chiếc xe của chúng ta.
Đây chính là cách chúng ta lưu thông tin mới vào các “phòng” trong trí nhớ. Bất kì lúc nào muốn, chúng ta đều có thể vào những phòng này bằng cách sử dụng trí tưởng tượng.
Lấy ví dụ về một tập tin trong trí nhớ là bếp chẳng hạn. Nó sẽ bao gồm “danh sách các công việc của ngày mai”. Một tập tin khác là phòng khách, nó sẽ gồm “các cuộc điện thoại chúng ta phải gọi”. Hay một tập tin khác là phòng ngủ, tập tin này chứa đựng “danh sách mua sắm”,…
Chúng ta cùng xem thao tác này hoạt động ra sao nhé! Bạn hãy lưu lại “Những việc bạn phải làm vào ngày mai” trong bộ nhớ dữ liệu thuộc trí óc, đó là bếp.
Như chúng ta đã thảo luận, mục đích ở đây là liên kết các đồ vật đang tồn tại (các đồ vật trong nhà) với những điều mới mẻ (“Những việc phải làm ngày mai”). Cách này chính là áp dụng phương pháp đã được chứng minh trước đó.
1.Hình dung ra các đồ vật trong nhà một cách rõ nét nhất có thể.
2.Chụp lại các thông tin với hình ảnh sắc nét.
3.Liên kết hai hình ảnh theo cách buồn cười, lố bịch và khác thường nhất.
Nào! Hãy bắt đầu với đồ vật thứ nhất trong bếp – bồn rửa bát.
Công việc đầu tiên là mua cuốn Khi lỗi thuộc về những vì sao. Hãy liên kết chúng lại với nhau.
Hãy tưởng tượng bạn vừa nhìn vào bồn rửa bát thì kinh ngạc vì hàng trăm sinh vật kì lạ đang lúc nhúc trong bồn rửa bát. Bạn (tức giận) chắc chắn chúng là lũ người ngoài hành tinh. Ai đã làm việc này? Chính là những vì sao
Đồ vật thứ hai trong bếp là bình đựng nước. Công việc ngày mai phải làm là trả bác hàng xóm con chó.
Bạn vừa mượn con chó tuần trước. Nhưng nó là một con cho dữ dằn. Nó thường xuyên cắn các ống nước đến nỗi một hôm khi bạn về nhà thì phát hiện căn nhà yêu quý đang chìm trong biển nước. Và bạn tức giận đá nó bay đi@@
Đồ vật thứ ba là bếp gas. Công việc tiếp theo là xem bộ phim mới nhất của Yui Hanato. 
Khi bạn đến chiếc bếp gas thì lửa bất ngờ phụt lên đốt cháy bộ phim yêu quý của bạn nhưng chưa kịp xem. (search Yui Hanato bạn sẽ hiểu vì sao dễ nhớ :))
Đồ vật thứ tư là cái tủ lạnh. Còn công việc là đọc hết chương 5 cuốn Thiên thần và ác quỷ.
Bạn có thể dễ dàng nhớ việc đọc hết chương 5 sau khi nhớ ra cuốn Thiên thần và ác quỷ. Vì vậy hãy tưởng tượng bạn định mở tủ lạnh ra để ăn món burger ưa thích. Nhưng bạn-angel hiện ra khuyên không nên ăn và bạn-demon hiện ra khuyên cứ ăn đi.
lựa chọn giữa việc mỏ hay không mở tủ lạnh
Đồ vật thứ 5 nằm trong bếp - cái bàn. Công việc là làm báo cáo.
.................................................................................
Mệt quá rồi không nghĩ nữa...
Tóm lại là cứ làm như vậy.
EXPANDING LÂU ĐÀI
Xây được lâu đài bằng 4 phòng không giúp bạn nhớ hết các thông tin. Vì vậy khuyến khích bạn khi thành thục lâu đài cũ, hãy mở rộng nó ra. Những lâu đài trí nhớ lớn hơn là cả ngôi nhà, tiệm tạp hóa, một nhà thờ lớn, trường học, thị trấn hay thậm chí là cả thành phố của bạn. Hãy sống trong hai thế giới song song: Thế giới thực tại và lâu đài thế giới ảo của bạn. Địa điểm thực tế càng lớn và càng chi tiết, bạn càng lưu trữ được nhiều thông tin tại những không gian tương ứng trong tâm trí. 
Và đừng quên rằng chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin. Vì vậy chẳng có gì lạ khi lâu đài của bạn ở đâu đó trên mạng. Lâu đài dựa trên bản đồ trong game chẳng hạn.

TO BE CONTINUED
Bonus: 
Tôi định viết cái #5 này kết thúc series luôn. Nhưng viết ra mới thấy nó quá dài vì vậy tôi đã cắt ra thêm #6: Biến trường học thành đồng minh.

Nếu có hứng thú hãy tìm hiểu về series memory system trong trang cá nhân của tôi.

Nguồn tham khảo và trích dẫn:
+ Eran Katz - Bí mật của một trí nhớ siêu phàm
+ WikiHow - Xây lâu đài trí nhớ
+ Google Image
+ Não của tôi
Chúc các bạn thành công!