1. Hello World

Nếu bạn biết lập trình, hẳn bạn đã quá quen với dòng chữ “Hello World.” Python có hẳn một thư viện dùng cho việc đó.
>>> import  __hello__
Hello World...
Trong Python 3, bạn sẽ nhận được một thông điệp hào hứng hơn: “Hello  World!”. Thêm lại (reimport) thư viện cũng không làm thông điệp đó xuất hiện lại.


2. The Zen of Python (Triết lý thiền của Python)


 Một thư viện nữa mà ít ai biết trong Python là “this”, thư viện này xuất ra màn hình một bài thơ tên “Triết lý thiền của Python” viết bởi Tim Peters:
 [Tạm dịch]
 “Đẹp thì tốt hơn xấu.
 Tường minh thì khỏe hơn ngầm định.
 Đơn giản thì hay hơn phức tạp.
 Phẳng thì ổn hơn là lồng vào nhau.
 Thưa thì được hơn chật kín.
 Tính dễ đọc thì quan trọng.
 Những trường hợp ngoại lệ không đủ đặc biệt để phá vỡ quy luật.
 Dù cho tính thực tế đánh bại tính thuần khiết.
 Lỗi không nên được cho qua trong im lặng.
 Trừ khi bị cố tình giấu nhẹm đi.
 Khi mọi chuyện không rõ ràng, đừng cố đoán.
 Luôn có một cách – và tốt nhất chỉ có một cách – rõ ràng mạch lạc để làm.
 Dù cách đó ban đầu trông không rõ ràng lắm, trừ khi bạn là người Hà Lan.
 Thà bắt đầu bây giờ còn hơn không bao giờ.
 Dù bây giờ vẫn tốt hơn “ngay” bây giờ.
 Nếu cách làm khó giải thích, nó có thể không phải cách tốt.
 Nếu cách làm dễ giải thích, nó có thể là cách tốt.
 Không gian tên thì tuyệt cú mèo, cùng nhau làm thêm thiệt nhiều không gian tên nào!”
>>> import this




3. Phản trọng lực


Rất nổi tiếng trong Python, trò này dẫn bạn tới một mẫu truyện của xkcd.
>>> import antigravity


4. Dùng ngoặc nhọn thay vì thụt dòng


Python được thiết kế để trông thật trang nhã, gọn gàng; vì thế thụt đầu dòng là một phần rất quan trọng và bị bắt buộc. Có một thư viện tên “braces” được đồn là sẽ giúp cho phép ta dùng ngoặc nhọn thay cho thụt đầu dòng. Thế nhưng thật ra đây chỉ là trò đùa, và khi cố gắng thêm nó ta sẽ được báo một lỗi là“not a chance” (Mơ đi cưng).
>>> from __future__ import braces
File "", line 1
SyntaxError: not a chance


5.  Ý nghĩa cái tên Python


 Cái tên Python chẳng có gì liên quan tới loài bò sát cả. Nhưng mà chương trình truyền  hình của BBC “Monty Python’s Flying Circus” (Rạp xiếc bay của Monty  Python) thì ngược lại. Như một hướng dẫn chính thống của Python đã gợi  ý:
       Nhắc đến những vở hài kịch của Monty Python trong các tài liệu không những được cho phép, nó còn được khuyến khích!
        Điều này đã khiến những nhà phát triển nảy ra ý tưởng không những  đưa một vài ám chỉ vào trong các tài liệu mà còn đưa vào các thuật  toán. Ví dụ trong Python, trình giữ chỗ sẽ nhận biến spam and egg (tạm  dịch là thịt đóng hộp và trứng), khác với thông thường là foo and bar.  Đây rõ ràng liên quan đến vở kịch “Spam” của Monty Python.
  Ở một ví dụ tương tự, trong tài liệu chính thống (input và output) có rất nhiều những ám chỉ như:
>>> print 'We are the {} who say "{}!"'.format('knights', 'Ni')
We are the knights who say "Ni!"


Từ Coursera đến Codeacademy, mọi hướng dẫn Python đều có ám chỉ đến Monty Python!
.   .   .
Dịch bởi Students Who Code