Từ bỏ các thói quen xấu và trí tuệ xúc cảm một cách tự nhiên của bạn sẽ toả sáng.
Emotional Intelligence thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient - EQ) của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng (trong trường hợp của mô hình tính cách về trí tuệ xúc cảm) hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc (Theo Wikipedia)
Hầu hết mọi người nghĩ rằng trí tuệ xúc cảm Emotional Intelligence  là 1 kỹ năng, một trong số đó bạn có thể tự trau dồi và tạo ra bằng việc luyện tập.
Và khi điều này một phần có vẻ đúng đắn thì có 1 sự thật chắc chắn về EI mà chúng ta có vẻ đã quên:
Cải thiện EI của bạn là về những gì bạn làm ít đi, không nhiều hơn
Là 1 nhà tâm lý học, tôi từng làm việc cùng 1 số người mà họ cứ như là không có nhiều EI:
  • Họ đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của mình
  • Họ mắc kẹt trong vòng quay luẩn quẩn của sự căng thẳng và lo lắng
  • Họ tự làm hỏng khi bắt đầu 1 quá trình phát triển nào đó
Nhưng với kinh nghiệm của mình, tôi tin hầu hết mọi người đều không thực sự thiếu năng lực về EI. Sự thật là, tôi nghĩ phần lớn mọi người có mức độ EI khá cao.
Không may là khá nhiều người không thể sử dụng EI bẩm sinh của mình bởi hàng tá những thói quen xấu đã cản trở họ.
Nếu bạn muốn cải thiện thêm về EI của bản thân, hãy học cách tự nhận định thói quen xấu sau đây của bản thân và dần dần loại bỏ chúng. Tôi nghĩ bạn sẽ sớm nhận ra EI tự nhiên của mình không quá xa vời để với tới đến vậy.
1. Phê bình người khác
Phê bình cho người khác là cơ chế tự vệ trong vô thức của con người để giảm bớt sự bất an của bản thân. Chúng ta chắc chắn đã có đôi lần phê bình cho người khác rồi. Điều đó không hẳn là thói quen xấu. Việc suy nghĩ kĩ lưỡng và đánh giá về thế giới xung quanh mình cũng là 1 kỹ năng khá quan trọng. Nó giúp chúng ta nhìn nhận thế giới và các mỗi quan hệ quanh ta một cách khách quan hơn.
Nhưng với tư tưởng phê bình đè nặng – đặc biệt là khi thứ đó trở thành thói quen đổ lỗi cho người khác, có thể việc Phê bình sẽ mang lại sự đối lập với tính khách quan – có nghĩa rằng điều đó khiến chúng ta trở nên hẹp hòi và mù quáng, nhất là với chính chúng ta.
Một trong những lý do lý giải việc thói quen phê bình này dễ trở thành chỉ trích người khác là nó khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn. Ví dụ như:
  • Khi bạn chỉ ra một ai đó cứ như thể đang câm như hến, bạn nghĩ rằng mình thông minh hơn họ. Và điều đó tạo ra cảm giác ổn.
  • Khi bạn chê ai đó là ngây thơ thế, tức là bạn đang tự nhủ mình khá là trưởng thành đó. Điều đó cũng tạo ra cảm giác khá ổn.
  • Khi bạn tự cười thầm rằng gu thời trang của ai đó trông rất tệ, bạn đang tự nói với mình rằng mình hẳn tinh tế hơn đó. Và tất nhiên là điều đó cũng đem lại cảm giác ổn.
Những lời phê bình hữu ích sẽ tạo ra thế giới tốt hơn. Còn ngược lại, điều đó chỉ tạo cho bạn cảm giác ổn hơn mà thôi.
Mặc dù phê bình người khác đem lại cho bạn cảm giác ổn trong chốc lát, nhưng điều đó lại khiến bạn ngày càng cảm thấy tệ hơn. Ở 1 phương diện khác, những người có nhận thức và sở hữu EI hiểu rằng chỉ trích người khác chỉ là 1 cơ chế bảo vệ cổ hủ, lạc hậu. Và tất nhiên là có nhiều cách tốt và hiệu quả hơn để đối phó với sự bất an và lo lắng của chúng ta. 
Không có sự hiểu biết đúng đắn về điều này, những người liên tục chỉ trích người khác chỉ đang thực sự cố gắng làm giảm bớt sự bất an của bản thân 
Hãy hiểu rằng những sự chỉ trích của người khác chỉ đang làm lãng phí thời gian và công sức, bởi vì điều đó đã chiếm mất thời gian mà lẽ ra bạn đã có thể cải thiện hơn về bản thân và thế giới xung quanh mình.
“Sự phê bình người khác là hình thức tự khen ngợi. Chúng ta nghĩ rằng mình có thể treo thẳng bức tranh hơn bằng cách nói với người khác rằng tất cả những bức tranh của họ đang bị xiêu vẹo”
- Tổng giám mục Fulton J.Sheen -
2. Lo lắng về tương lai thái quá
Lo lắng về tương lai có nghĩa là sống trong sự phủ nhận bản chất không chắc chắn của cuộc sống.
Là con người, chúng ta khao khát sự trật tự và chắc chắn. Và lý do chính đáng cho điều này là: Tổ tiên chúng ta, những người cố gắng làm cho cuộc sống đỡ bất ổn hơn thì sống thọ và an nhàn hơn. Chúng ta có động lực sinh học để giảm bớt sự thiếu chắc chắn.
Nhưng lại có sự khác biệt lớn giữa các bước hợp lý để giảm bớt đi sự thiếu chắc chắn và việc chúng ta quá sợ hãi đến nỗi ảo tưởng rằng có thể loại bỏ đi điều đó hoàn toàn. Điều này xảy ra thường xuyên với những người có sự lo lắng kinh niên. Họ rất sợ với sự không chắc chắn và không muốn sống chung với nó, để rồi họ tự lừa gạt bản thân rằng có thể giảm bớt sự bất ổn của tương lai bằng cách nghĩ liên tục về điều đó.
Những người lo lắng lâu năm luôn sống dưới sự ảo tưởng rằng luôn luôn nghĩ về các vấn đề và các kế hoạch giải quyết chúng sẽ giúp họ sẵn sàng hơn. Nhưng thực tế cho thấy sự trái ngược:
  • Bạn chỉ nghĩ về 1 vấn đề không có nghĩa bạn có thể nghĩ về cách giải quyết vấn đề đó 1 cách hiệu quả.
  • Và chỉ vì bạn tạo ra được những kế hoạch để giải quyết 1 số trường hợp giả định trong tương lai không có nghĩa bạn đã trang bị đủ tốt hành trang để xử lý chúng triệt để. Thường thì bạn chỉ làm cho bản thân có cảm giác là mình đã có sự chuẩn bị mà thôi.
Sự lo lắng khiến bạn ảo tưởng về sự chắc chắn. Nhưng cuối cùng thì chính nó khiến bạn vụn vỡ 
Những người có trí tuệ xúc cảm hiểu rằng cuộc sống luôn bất ổn. Và họ cũng hiểu là tốt hơn hết rằng đối mặt trực tiếp với hiện thực còn hơn là cố gắng loại bỏ điều đó ra khỏi cuộc sống. Bởi lẽ khi bạn ngừng việc đặt nặng sự căng thẳng và lo lắng kinh niên đó lên bản thân, bạn sẽ ngạc nhiên rằng năng lượng và sự nhiệt huyết sẽ trở lại với cuộc đời mình.
Khi bạn ngừng việc nghĩ thế giới sẽ chuyển động theo mong muốn của mình vào ngày mai, những việc bạn đang làm hôm nay sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
“Lo lắng không lấy đi những vấn đề của ngày mai mà chỉ làm mất năng lượng hôm nay”
-  Nhà văn Corrie Ten Boom –

 3. Gặm nhấm quá khứ

Gặm nhấm những lỗi lầm đã xảy ra trong quá khứ là 1 nỗ lực sai lầm có tính chủ quan. Giống như việc khao khát thiết lập trật tự và sự chắc chắn, con người chúng ta cũng mong muốn kiểm soát mọi thứ. Chúng ta thường bị ám ảnh bởi việc khi có đủ nỗ lực và sự kiên trì thì mình sẽ có thể đạt được mọi thứ.
Tất nhiên, phần lớn mọi người bị mắc kẹt khi nghĩ về lỗi lầm quá khứ vô tận và thất bại trong việc thực sự tin rằng mình không thể thay đổi những gì đã qua (Dù điều đó là hiển nhiên). Thay vào đó, gặm nhấm về quá khứ khiến họ bị ảo tưởng về sự kiểm soát, tuy chỉ là thoáng qua và tạm thời mà thôi.
Khi bạn thực hiện 1 điều gì đó rất tệ hay là phạm phải lỗi lầm trong quá khứ, bạn thường sẽ cảm thấy tội lỗi và hối tiếc. Những người thường xuyên gặm nhấm nỗi đau quá khứ thường dần hình thành phản xạ vô thức liên tục nhớ về những lỗi lầm đã qua bởi điều đó giúp họ có cảm giác có thể làm lại từ đầu. Và cảm giác kiểm soát được như vậy khiến họ bị lầm tưởng rằng mình chẳng cần sự giúp đỡ nào cả.
Trên thực tế, không có bất cứ điều gì bạn có thể thay đổi khi bạn nghĩ về hay phân tích về những sai lầm của bản thân đã xảy ra cả. Có nghĩa rằng tình trạng bất lực và cần sự trợ giúp là điều khó tránh khỏi.
Đây là thực tế tương đối khó khăn với những người có trí tuệ xúc cảm khi không chỉ hiểu, mà còn phải chấp nhận.
Nếu bạn muốn tiếp tục sống cuộc sống của mình thay vì gặm nhấm quá khứ, bạn phải chấp nhận rằng quá khứ thì đã xảy ra, kể cả điều đó bao gồm cả cảm giác bất lực toàn tập.
Bạn nên từ bỏ lựa chọn sống chung với quá khứ ngày qua ngày, bất kể rằng thứ đó lấy đi của bạn những gì từ nỗi đau quá khứ - nỗi đau của sự bất lực.
Khi không chắc chắn, hãy hành động vì  hiện tại thay vì nghĩ về quá khứ. Làm gì đó có ích, ngay bây giờ, dù cho nhỏ nhặt đến đâu – và cố gắng chống lại sự cám dỗ của việc gặm nhấm lại quá khứ.
Đừng bỏ rơi tương lai mình nằm khi còn đang trong tầm kiểm soát bằng cách cách vờ tưởng bạn có thể điều khiển quá khứ.
“Nghĩ quá nhiều cũng là 1 căn bệnh”
- Fyodor Dostoyevsky –

4. Duy trì những kỳ vọng phi thực tế

Những kỳ vọng phí thực tế cũng là 1 suy nghĩ sai lầm về khả năng điều khiến và kiểm soát người khác.
Cũng giống như gặm nhấm quá khứ để kiểm soát những hành động đã xảy ra và làm cách nào chúng ta cảm thấy chúng, duy trì kỳ vọng thiếu thực tế cũng là 1 kiểu nỗ lực kiểm soát người khác.
Tất nhiên là phần lớn mọi người khi có những kỳ vọng phi thực tế không nhìn ra điều này. Bạn có thể thấy kỳ vọng của mình về người khác là tốt: Có những kỳ vọng rất lớn giúp mọi người phát triển và khuyến khích họ trưởng thành cũng như việc trở thành chính mình.
Nhưng điều đó có nghĩa chính xác là duy trì những kỳ vọng phi thực tế. hay không?
Nói một cách đơn giản, bạn dành thời gian để tạo ra những câu chuyện trong đầu về những gì người khác nên làm. Và khi họ chắc chắn không đạt được tới tầm đó, bạn theo phản xạ so sánh với thực tế sẽ cảm thấy thất vọng và bực mình.
Và làm cách nào để đương đầu với cảm giác này? Đó là bằng cách tạo ra những kỳ vọng thậm chí mới mẻ và công phu hơn. Điều đó thúc đẩy bạn tin là bạn có thể kiểm soát.
Nhìn này, tất nhiên bạn quan tâm và mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với những người xung quanh mình. Và cũng đau đớn khi chứng kiếm họ vật lộn và đau khổ. Vì vậy mà khi bạn cố tạo ra 1 câu chuyện trong tâm trí về sự kỳ vọng đó, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn đôi chút. Những thứ nhiều hơn nữa, cuối cùng nỗ lực của bạn về sự kiểm soát cũng bắt đầu cảm nhận bởi nhữung người bên cạnh và khiến họ bực bội. Và nếu điều đó diễn ra đủ lâu, họ có thể hành động trái với mong muốn của bạn – điều được lý giải là sự bất chấp.
Giải pháp là buông bỏ những kỳ vọng của bạn. Ngừng tạo ra câu chuyện là bạn muốn gì ở người khác. Thay vào đó, chỉ cần sự có mặt của 1 số thứ như:
  • Xác thực những cuộc đấu tranh hiện tại của mình thay vì mơ mộng về những tương lai”.
  • Đặt ranh giới cho các hành vi của họ thay vì mong muốn sự hoàn hảo.
  • Gặp họ ở những nơi họ đang ở thay vì những nơi cậu mong muốn.
Giữ lại niềm hy vọng nhưng hãy từ bỏ sự kỳ vọng của bạn.
“Anh ấy đã từng bơi ở vùng biển của những sự kỳ vọng. Đàn ông đã chết đuối trên biển như thế đấy”
  • Robert Jordan –

Tất cả những gì bạn cần biết

Nếu muốn tăng chất EI của mình, hãy cố gắng lật ngược lại vấn đề: thay vì cố gắng nâng cao kỹ năng EI, hãy xác định và loại bỏ các thói quen đang can thiệp vào EI của bạn ngay từ đầu.
  • Dừng việc trỉ chích người khác
  • Dừng việc lo lắng về tương lai
  • Dừng việc gặm nhấm quá khứ.
  • Dừng việc đặt kỳ vọng quá nhiều vào người khác.