Trước đây, mình từng là một đứa không bao giờ viết những công việc mình phải làm hàng ngày trên giấy vì một phần là ỷ lại vào trí nhớ của mình sắp xếp và quản lý các công việc khá tốt và một phần cũng vì chữ LƯỜI, nhác việc hàng phải đem cuốn sổ cây bút ra ghi ghi chép chép, nhưng vào một ngày đẹp trời hơn bao ngày đẹp trời khác công việc tại công ty và các deadline tại trường bất ngờ “vồ vập” khá nhiều, khiến mình khá ngợp và bắt đầu rơi vào tình trạng "não cá vàng" mọi thứ rối tung lên, đứng trước 1 tá công việc mình trở nên lúng túng, mình thực sự bối rối vì bộ não cũng có giới hạn mà làm sao có thể nhớ hết mọi việc cùng một lúc được và lúc đó không còn cách nào khác mình phải lôi giấy bút ra và checklist những công việc mình phải hoàn thành trong ngày và kết quả là mình thấy nó cực hiệu quả. Mình biết không ít bạn cũng đã và đang gặp phải vấn đề rối ren khi thực hiện danh sách các công việc như mình, dưới đây là một số lợi ích từ việc checklist bạn tham khảo thử nhé:
1. TRÁNH VIỆC BỎ SÓT CÔNG VIỆC
Như mình đã nói ở trên thì lợi ích đầu tiên của việc checklist các công việc đó là giúp bạn kiểm soát được những công việc nào đã làm và chưa làm. Hàng ngày có hàng trăm sự kiện cứ diễn ra liên tục với chúng ta từ các deadline, gia đình, xã hội, tình yêu…… thì bộ nhớ của chúng ta sẽ không thể dành trọn 100% cho việc nhớ những công việc cần làm cho ngày hôm đó được vì nó chắc chắn sẽ bị chi phối bởi những tác nhân ngoài ý muốn. Vì vậy checklist là công cụ kim cương để ta theo dõi công việc của mình đảm bảo rằng tất cả những công việc đều được hoàn thành. Hãy đánh dấu tích vào những công việc chúng ta đã hoàn thành hoặc 1 mẹo nhỏ là thay vì những dấu tích đơn thuần hãy thay chúng thành chiếc icon chiếc cup chiến thắng cho những việc hoàn thành nhé, sẽ giúp chúng ta có thêm động lực lắm đó, cái này mình sẽ nói rõ hơn ở phần sau nhé.
2. TÍNH RÕ RÀNG
Như bạn biết đấy, cái gì mà mình nhìn thấy chắc chắn sẽ rõ ràng hơn những thứ không nhìn thấy, chỉ ở trong trí tưởng tượng phải không nào? Thật buồn khi mỗi sáng thức dậy mà mình không biết sẽ làm những gì, thì checklist chính là chiếc chìa khóa để mở ra những hướng đi cụ thể, những công việc bạn sẽ phải hoàn thành trong ngày mới. Với bản checklist trên tay bạn có thể nhìn thấy tổng quan những công việc mình sẽ phải, từ đó bạn có thể hình dung được những thứ mình cần chuẩn bị để hoàn thành tốt các công việc đó, từ việc chuẩn bị năng lượng, phân bổ thời gian hợp lý,…
3. THẤY ĐƯỢC THỨ TỰ ƯU TIÊN
Cái này là cái quan trọng lắm, nó là một yếu tố quyết định xem hiệu quả công việc của bạn ra sao, bạn có thể hoàn thành đầy đủ các công việc bạn cần làm không. Giữa hàng tá những công việc đang bủa vây lấy bạn thì kỹ năng quản lý công việc là việc phải đặt lên hàng đầu. Không phải cứ viết ra bằng đấy công việc trong checklist là bạn cứ “đâm đầu” làm theo thứ tự đó mà hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên của các công việc, việc nào nên làm trước, việc nào làm sau. Thường thì chúng ta sẽ sắp xếp các công việc khẩn cấp hay các công việc có deadline gần nhất để làm rồi những công việc khác sẽ làm sau. Làm như vậy bạn vừa có thể hoàn thành đúng tiến độ vừa có thể giúp ta sử dụng đúng thời gian.
4. TẠO NIỀM TIN HOẶC CÓ THỂ CHO CHÚNG TA CẢM GIÁC HỐI LỖI
Ở phần này thì sẽ có hai thái cực đối lập nhau. Thứ nhất là nếu bạn hoàn thành được tất cả các công việc ghi ra trong checklist và nhìn vào những chiếc cúp chiến thắng ️ghi danh ở bênh cạnh thì chao ôi mới hạnh phúc làm sao (chiếc cup vinh danh này mình đã nói ở phần lợi ích thứ nhất nhé, đó cũng chính là lý do mình khuyên nên sử dụng các cup vinh danh), hạnh phúc vì mình đã hoàn thành được tất cả các mục tiêu mà mình đặt ra trong ngày, điều đó giống như mình đang bước lên mục vinh quang do chính mình đặt ra để nhận lấy những gì mà mình xứng đáng nhận được sau một ngày cố gắng làm việc, điều đó tạo ra sự hưng phấn ghê gớm và giúp chúng ta có những động lực để tiếp tục hoàn thành tốt những nhiệm vụ của ngày hôm sau và hôm sau nữa……..Đến phần này là thái cực thứ hai đó là khi bạn không hoàn thành đủ công việc, khi bạn nhìn vào bảng checklist đó bạn có cảm thấy tội lỗi không? Có buồn không khi mà mình không hoàn thành được mục tiêu? Nếu đã đủ động lực để viết ra bản checklist công việc cá nhân này thì mình chắc là bạn có buồn, có thấy tội lỗi và tự dằn vặt bản thân mình đúng không nào? Tự dằn vặt là tại sao mình không cố gắng 1 chút nữa để có thể hoàn thành nó, cảm giác hối lỗi này cũng sẽ giúp bạn có thêm lý do để ngày mai cố gắng hơn để sửa sai cho ngày hôm nay. Suy cho cùng dù ở thái cực nào thì checklist cũng đều giúp bạn có thêm động lực để hoàn thành tốt các công việc trong ngày hơn.Việc thực hiện tốt checklist hàng ngày cũng chính là việc bạn từng bước từng bước chạm đến tiêu dài hạn của mình vậy đó, mỗi ngày đọc vài chương sách hay một chút tiếng anh lâu dần sẽ tích lũy được thành quả to lớn. Checklist chính là một chìa khóa giúp bạn tiến đến sự thành công, còn chần chờ gì nữa ngay tối hôm nay hãy checklist ra những điều hôm nay mà bạn làm được và những công việc ngày mai bạn phải làm nhé.