Cho dù các phân cảnh bạn viết ra có căng thẳng đến mức nào, người đọc sẽ không quan tâm đâu nếu như trước tiên họ không quan tâm đến nhân vật của bạn. Không có gì nhàm chán hơn là một nhân vật dễ đoán thủ vai trong những phân cảnh không có gì bất ngờ.
Nếu bạn muốn độc giả chìm đắm vào nhân vật của mình và hành trình của họ, thì bạn phải tạo ra những nhân vật mà độc giả có thể tin vào - những nhân vật được phát triển tốt và thực tế đến nỗi họ dường như sống dậy trên từng con chữ. Nhưng để tạo ra một dàn nhân vật vượt ra ngoài những ý tưởng hay những mảnh ghép xây dựng sơ khai sẽ là cả một hành trình không dễ dàng. Liệu có những điều gì có thể giúp bạn phát triển được những nhân vật phức tạp và lôi cuốn ngay hôm nay nhỉ?
Dưới đây là 33 lời khuyên bạn sẽ không muốn bỏ lỡ.

#1: THIẾT LẬP VAI TRÒ CỦA HỌ

Trước khi bạn có thể phát triển nhân vật một cách hiệu quả, bạn phải xác định vai trò của họ trong câu chuyện của mình. Họ sẽ đóng vai nhân vật chính hay nhân vật phản diện? Một người bên cạnh, người cố vấn, hoặc một đối tượng yêu đương? Hay là một số loại nhân vật phụ khác?

#2: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KỂ CHUYỆN CỦA HỌ

Bất kể vai trò của họ là gì, mỗi nhân vật trong câu chuyện của bạn phải phục vụ một mục đích nào đó. Nếu bạn có thể xóa một nhân vật khỏi bản thảo của mình mà không ảnh hưởng đến sự hiểu biết của độc giả về cốt truyện hoặc thế giới trong câu chuyện của bạn, thì nhân vật cụ thể đó không làm tăng thêm giá trị cho câu chuyện của bạn.
Tạo cho họ một mục đích hoặc là cho họ ra đi.

# 3: XÂY DỰNG DANH TÍNH CỦA HỌ

Việc xác định các yếu tố nhân khẩu học cơ bản để xác định danh tính nhân vật của bạn có thể giúp bạn phát triển thế giới quan và trải nghiệm của nhân vật đó tốt hơn và tất nhiên giúp người đọc hiểu nhân vật của bạn là ai. Các yếu tố này bao gồm tuổi tác, giới tính, bản dạng giới, chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, trình độ học vấn và các định danh phổ biến khác.

# 4: TÊN HỌ LÀ GÌ?

Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng cái tên có thể nắm giữ một sức mạnh lớn. Cân nhắc sử dụng tên nhân vật của bạn để giới thiệu về thời đại mà họ sống, để gợi ý về tổ tiên của họ, thiết lập một hệ thống tên gọi cho thế giới hư cấu của bạn, qua đó tạo thêm chiều sâu cho câu chuyện.

# 5: NGOẠI HÌNH CỦA HỌ RA SAO?

Hãy giúp người đọc hình dung ra nhân vật của bạn bằng cách thiết lập chiều cao, xây dựng và tô màu cho nhân vật của bạn. Tuy nhiên, đừng quên xem xét các yếu tố sâu sắc khác về ngoại hình của nhân vật của bạn, chẳng hạn như hành vi, dáng đi, thậm chí là dị tật hình thể hay ngôn ngữ cơ thể của họ.

# 6: PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH NHÂN VẬT

Tính cách nhân vật của bạn không chỉ là một danh sách các đặc điểm tích cực và tiêu cực. Thông qua việc khám phá những cách mà các đặc điểm xác định tính cách của nhân vật giúp tác động đến giọng nói và trải nghiệm sống của họ, bạn sẽ giúp cho nhân cách thực sự của nhân vật được thổi hồn lên từng con chữ.

# 7: NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT

Là người thì không có ai hoàn hảo. Bằng cách cung cấp cho nhân vật của bạn một sự thiếu sót nào đó về đạo đức, hay là một đặc điểm tiêu cực, một sự châm biếm, một nỗi sợ, một sự thiên vị  hay một giới hạn nào đó, bạn sẽ phát triển nên một nhân vật thực tế mà người đọc có thể liên hệ cùng. Chưa kể đến chuyện khi nhân vật có một điểm yếu nào đó thú vị thì đó có thể trở thành một sự xung đột bất ngờ trong nội dung truyện.

# 8: NHỮNG NIỀM TIN SAI LỆCH CỦA NHÂN VẬT

Con người thường có đầy rẫy những mâu thuẫn nội tâm. Nghi ngờ, sợ hãi, sai sót và hối tiếc đều có thể khiến các nhân vật hình thành niềm tin sai lệch về bản thân và thế giới, tác động đến gần như mọi khía cạnh trong tính cách của họ.

# 9: THẾ GIỚI QUAN CỦA NHÂN VẬT

Thế giới quan của một nhân vật có thể được định nghĩa là bề rộng kiến thức và quan điểm của họ liên quan đến thế giới họ sống, điều này tác động đến cách họ suy nghĩ và tương tác. Các yếu tố như điều kiện sống, giáo dục, tín ngưỡng và chính trị, mối quan hệ và ảnh hưởng xã hội của nhân vật của bạn đều có thể tác động đến thế giới quan độc đáo của họ.

# 10: CHO NHÂN VẬT MỘT TIẾNG NÓI

Tiếng nói của một nhân vật là cách mà nhân vật đó tương tác với thế giới, được xác định bởi thế giới quan, tính cách, giáo dục và các yếu tố đặc trưng quan trọng khác của họ. Tiếng nói của một nhân vật thường được thể hiện trong suy nghĩ, kiểu nói, từ vựng, ý kiến, tiếng nói nội tâm, ngôn ngữ cơ thể và hành vi của họ.

# 11: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM DỊ BIỆT

Mọi người đều có những phẩm chất và thói quen khác người. Xác định các đặc điểm làm cho nhân vật của bạn trở nên độc đáo có thể giúp phân biệt họ rõ hơn trong suy nghĩ của độc giả, cũng như làm tăng khả năng liên hệ giữa khán giả và nhân vật, và có thể phục vụ như một nhược điểm quan trọng trong nội dung câu chuyện.

# 12: NHỮNG MỐI QUAN HỆ CỦA NHÂN VẬT

Mối quan hệ là một khía cạnh không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Dù tốt hay xấu, trong quá khứ hay ở hiện tại, việc xác định mối quan hệ quan trọng nhất của nhân vật của bạn có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về thế giới của nhân vật của bạn.

# 13: CUỘC SỐNG THƯỜNG NHẬT CỦA NHÂN VẬT

Hãy thử suy nghĩ xem cuộc sống của nhân vật của bạn đã từng như thế nào trước khi câu chuyện của họ bắt đầu. Họ trải qua một ngày như thế nào? Niềm vui và thử thách hàng ngày của họ là gì? Việc thiết lập cuộc sống thường nhật này sẽ xây dựng nền tảng sự xuất hiện của nhân vật trong mạch truyện.

# 14: XÁC ĐỊNH NHỮNG GÌ HỌ MUỐN

Khi nhân vật của bạn lần đầu tiên xuất hiện, họ có thể sẽ không hài lòng với cuộc sống của họ theo một cách nào đó (hoặc trở nên không hài lòng do những sự kiện xảy ra ở giai đoạn đầu trong hành trình của họ). Hãy thử nghĩ xem nhân vật của bạn cho rằng điều gì sẽ giúp họ giải quyết điều đó. Họ muốn có gì hoặc đạt được điều gì để có một cuộc sống hài lòng hơn.

# 15: XÁC ĐỊNH NHỮNG GÌ HỌ CẦN

Thông thường, những gì một nhân vật muốn thực sự không phải là những gì họ cần để giải quyết các vấn đề họ gặp phải trong cuộc sống. Nếu điều này đúng với tính cách của nhân vật, thì hãy xác định những gì họ cần nhận ra hoặc đạt được để có một cuộc sống hạnh phúc hơn.

# 16: ĐƯA RA MỘT MỤC TIÊU

Mục tiêu của nhân vật sẽ quyết định câu chuyện của họ, thúc đẩy những hành động của họ và những xung đột mà họ sẽ gặp phải. Xác định mục tiêu của nhân vật của bạn có thể giúp bạn giải quyết cốt truyện của mình một cách đầy tự tin và rõ ràng.

# 17: ĐỘNG CƠ CỦA NHÂN VẬT

Xung đột sẽ là vô nghĩa nếu như không có ngữ cảnh về mặt cảm xúc. Để khuyến khích độc giả đầu tư vào hành trình của nhân vật của bạn, hãy xác định lý do tại sao nhân vật của bạn muốn đạt được mục tiêu của họ. Điều gì sẽ thúc đẩy họ hành động bất chấp trở ngại và khó khăn?

# 18: BỀ DÀY LỊCH SỬ CỦA NHÂN VẬT

Các nhân vật được phát triển tốt có cuộc sống vượt ra ngoài giới hạn của câu chuyện. Bằng cách cung cấp cho độc giả cái nhìn thoáng qua về cốt truyện phụ (backstory) của nhân vật của bạn, bạn có thể tạo ra được bối cảnh để mô tả tính cách của nhân vật và những xung đột mà họ gặp phải trong suốt hành trình của mình.

# 19: BÓNG MA ÁM ẢNH NHÂN VẬT

Một "bóng ma" là một khía cạnh trong quá khứ của một nhân vật - thường là một tội lỗi, sự đau buồn hoặc một nỗi bất bình ám ảnh họ trong suốt cuộc hành trình của mình. Việc xác định bóng ma ám ảnh nhân vật của bạn có thể giúp làm rõ nét nhiều khía cạnh về tính cách của họ, từ mục tiêu và động lực đến tính cách, thế giới quan, sai sót và niềm tin sai lầm của họ.

# 20: KHAO KHÁT CỦA NHÂN VẬT

Hy vọng và khao khát là những cảm xúc mạnh mẽ của con người. Hãy xem xét những gì nhân vật của bạn mong muốn cho cuộc sống của mình. Họ hình dung điều gì cho bản thân trong một thế giới lý tưởng? Những giấc mơ nào họ mong muốn có thể trở thành hiện thực, và tại sao họ cảm thấy giấc mơ của họ không thể đạt được (ít nhất là trong thời điểm hiện tại)?

# 21: CHO HỌ NHỮNG NIỀM VUI THÚ

Loanh quanh chỉ có công việc và không bao giờ vui chơi khiến Jack trở thành một cậu bé nhạt nhẽo. Bằng cách tạo ra cho nhân vật của bạn những sở thích vượt ra ngoài mục tiêu chính mà họ đang nỗ lực để đạt được, bạn sẽ tạo thêm được chiều sâu và tính hiện thực để người đọc hiểu về cuộc sống của nhân vật của bạn.

# 22: CHO HỌ TÌNH YÊU HOẶC HOÀI BÃO

Không có động lực nào mạnh mẽ hơn tình yêu. Bằng cách xác định ai hoặc nhân vật của bạn yêu thích hay hoài bão điều gì nhất trên thế giới, bạn tiết lộ cho độc giả biết rằng nhân vật của bạn sẵn sàng chiến đấu vì điều gì.

# 23: CHO HỌ QUYỀN TỰ CHỦ

Quyền tự chủ là khả năng kiểm soát cuộc sống bản thân của một người. Mặc dù nhân vật của bạn đôi khi có thể rơi vào những hoàn cảnh ngặt nghèo, nhưng việc cho phép họ thực hiện ít nhất một số biện pháp kiểm soát nhỏ đối với cuộc sống của họ là điều cần thiết để họ có cơ hội được phát triển bản thân.

# 24: TÍNH LIÊN HỆ CỦA NHÂN VẬT

Người đọc không cần phải thích một nhân vật nào đó để có thể quan tâm đến câu chuyện của họ, nhưng người đọc cần phải liên hệ với họ theo một cách dù nhỏ nào đó. Xem xét những gì làm cho nhân vật của bạn trở nên dễ chịu và dễ liên hệ, bất kể vai trò của họ trong câu chuyện của bạn là gì.

# 25: MỌI NHÂN VẬT PHẢI ĐỦ PHỨC TẠP

Thật quá dễ dàng để lấy đại những khuôn mẫu (trope) đã quá quen thuộc để xây dựng các tuyến nhân vật phụ hoặc NPC, những người không được xuất hiện quá nhiều. Để đảm bảo các nhân vật này được giống như thực tế, hãy xem xét một hoặc hai chi tiết bạn có thể đưa vào để gợi ý về sự phong phú và phức tạp trong con người họ.

# 26: THỂ HIỆN CẢNH QUAN CẢM XÚC CỦA NHÂN VẬT

Các nhân vật đơn chiều sẽ không để lại được ấn tượng gì cho người đọc. Thay vào đó, hãy phép người đọc cảm nhận thấy nhân vật của bạn bằng cách thể hiện ra những gì làm cho họ cười, khóc, khiến họ sôi sục, hay khiến họ thu mình lại, và cho nhân vật trải nghiệm một loạt các cảm xúc khác nhau.

# 27: CHO NHÂN VẬT GẶP KHÓ KHĂN TRẮC TRỞ

Nhân vật sẽ không thể phát triển nếu bạn cứ để cho họ thành công mãi. Bằng cách cho nhân vật của bạn vô số chướng ngại vật và những thử thách cần phải chinh phục trong suốt hành trình của họ, bạn sẽ tạo ra cơ hội để giới thiệu cho độc giả những khía cạnh mới về tính cách và sự phát triển của nhân vật đó.

# 28: CHO NHÂN VẬT THẤT BẠI

Thất bại cho chúng ta thấy chúng ta là ai. Hãy cho phép nhân vật của bạn vấp váp và gục ngã trong suốt hành trình của họ, cho họ cơ hội học hỏi từ những sai lầm của họ và phát triển như một con người.

# 29: CHO NHÂN VẬT ĐAU KHỔ

Khi nhân vật của bạn gặp phải xung đột và thất bại, hãy chống lại sự thôi thúc cần phải giải quyết ngay những vấn đề này. Bằng cách buộc nhân vật của bạn sống trong hoàn cảnh và cảm xúc tiêu cực của họ, không chỉ là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, bạn sẽ cho nhân vật của mình cơ hội để chứng minh khí phách của họ, đồng thời tạo cảm giác chân thực cho cuộc hành trình của họ.

# 30: ĐƯA HỌ ĐẾN NƠI HẠNH PHÚC

Mặc dù việc cho phép nhân vật của bạn gặp trắc trở, thất bại hay đau khổ là điều quan trọng, thì cũng đừng để cho câu chuyện của bạn đầy mâu thuẫn đến mức người đọc không bao giờ được thấy nhân vật của bạn sẽ như thế nào trong những khoảnh khắc hạnh phúc và những giây phút bình yên. Độc giả và nhân vật cũng cần những khoảnh khắc vui vẻ nhỏ nhoi này.

# 31: ĐẨY NHÂN VẬT ĐẾN CHÂN TƯỜNG

Ngoài những quãng nghỉ đầy hạnh phúc và tiếng cười, thì những câu chuyện phát triển tốt thường sẽ đòi hỏi sự xung đột. Hãy tự hỏi xem nhân vật của mình sẽ đặt ra những giới hạn nào trên hành trình đạt mục tiêu của mình, sau đó tìm ra một hoàn cảnh buộc nhân vật của bạn phải vượt qua nó. Việc dồn nhân vật vào chân tường sẽ là một trong những khoảnh khắc quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong hành trình của họ.

# 32: CHO NHÂN VẬT MỘT ĐIỂM TỰA

Khi mọi thứ sụp đổ, nhân vật của bạn sẽ cần một nơi trú ẩn an toàn (ví dụ như một người, địa điểm hoặc thậm chí là một ký ức) từ đó họ có thể rút ra sức mạnh cần thiết. Nhân vật của bạn sẽ tìm nơi ẩn náu này ở đâu? Sự thoải mái hay lời nói khôn ngoan nào sẽ khuyến khích họ vươn lên từ đống tro tàn?

# 33: HÌNH THÀNH CÂU CHUYỆN CỦA NHÂN VẬT

Nếu bạn đã khai thác đủ các mẹo trong bài viết hôm nay, thì bạn đã phát triển được những nhân vật phức tạp, hấp dẫn và khám phá được các cách chính để thổi hồn cho những nhân vật đó. Người đọc có thể không quan tâm đến câu chuyện của bạn nếu họ không quan tâm đến nhân vật của bạn trước tiên, nhưng họ cũng không quan tâm đến nhân vật của bạn nếu những nhân vật đó không thể đưa người đọc đi cùng trên cuộc hành trình.
Bạn đã có những gì bạn cần để phát triển câu chuyện của nhân vật của bạn. Bạn đã xác định mong muốn và nhu cầu của họ, mục tiêu và động lực của họ, thất bại và điểm dồn nén của họ. Bây giờ là lúc rút ra tất cả các yếu tố bạn đã phát triển để dệt nên một câu chuyện mà độc giả sẽ không bao giờ quên.
Nguồn: Well Storied