To all the friends I’ve ever lost.
Dear A*,
Thử thách ngày thứ 10 là viết một bức thư/email hỏi thăm một ai đó. Đây không phải ngày thứ 10 của thử thách này, nhưng thôi hãy cứ giả vờ là một ngày của tớ không chỉ có 24h vậy.
Dạo này cậu khỏe chứ? Chúng ta hãy bỏ qua màn chào hỏi giống như trong mẫu viết thư mà hồi cấp một vẫn hay tập viết đi nhé. Tớ tin là cậu vẫn khỏe. Cậu là một người mạnh mẽ mà. Cậu có những cách để giải tỏa stress và tìm niềm vui rất riêng. Tớ vẫn luôn thấy cậu khá thú vị vì những quyết định ngớ ngẩn và liều lĩnh mà cậu hay làm. Thỉnh thoảng lại đùng một cái đặt một chuyến du lịch đi đến đâu đó trong khi trong túi chỉ còn vài đồng không đủ ăn hết tháng. Hay là mua một vài sản phẩm mà giá của nó sẽ đắt hơn rất nhiều so với mức thông thường chỉ vì cậu nghĩ đó là best deal và cậu không thể tìm được cái deal nào tốt hơn. Dạo gần đây tớ cũng bắt đầu điên cuồng tìm đến những chuyến du lịch đi xa không cần ai đi cùng, chỉ cần được đi đâu đấy để giải tỏa. Tớ bắt đầu hiểu hơn những quyết định của cậu. Tớ nghĩ ở một điểm nào đó, người ta bắt đầu hiểu được những thứ người khác làm, bởi họ cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhưng chuyện cậu mua phải mấy thứ đắt đỏ thì tớ vẫn chưa hiểu được và có lẽ cũng không bao giờ hiểu được đâu nhé.
Tớ quan sát người khác sống như thế nào khá là nhiều. Hơn 20 năm trên cuộc đời này, tớ chưa có cho mình những quy tắc sống nào nhất quán, bởi tính cách tớ vẫn đang phát triển. Dù tớ không còn nhỏ tuổi nữa, nhưng tớ biết mình chưa hề già. Không phải là còn trẻ con, cũng không phải là chưa trưởng thành, chỉ là chưa già. Tớ nhìn nhận những quyết định của người khác, nghiên cứu và đánh giá chúng trong tâm trí. Nhưng tớ không cố tình bắt chước họ, cho đến khi tớ nhận ra mình cũng đang làm những điều tương tự.
Tuy nhiên vẫn có một phương châm sống mà tớ duy trì suốt bao nhiêu năm: Không bao giờ bỏ cuộc với bạn bè. Dù mọi thứ có trở nên tệ đến thế nào, xấu xí như thế nào, thì những người đã từng đi qua cuộc đời nhau cũng sẽ đều có ý nghĩa với cuộc sống của nhau và sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Hơn cả thế, nếu đã trở thành bạn bè, thì chúng ta không cần thiết phải bỏ cuộc với nhau. Sẽ luôn có những cách giải quyết các loại mâu thuẫn và sau đó, chúng ta có thể không nắm tay đi chung đường, nhưng vẫn có thể đi song song và vẫn luôn giúp đỡ được nhau lúc cần. Không cần thiết phải biến mât trong cuộc đời nhau, không cần thiết phải coi nhau như người dưng.
Sống với phương châm như thế, nên tớ vẫn luôn cố gắng gắn kết mọi người lại với nhau. Tớ chơi trong một nhóm khoảng 10 người thì có đến hơn một nửa là có xích mích với nhau, không ghét nhưng không thương nhau. Mà họ toàn là những người từng rất thân thiết và sau đó xảy ra một biến cố gì đấy, họ quyết định không chơi với nhau nữa. Tớ cũng có vấn đề với một người, cậu biết đấy, ex. Nhưng tớ vẫn duy trì việc kết nối mọi người lại, gặp nhau, ăn uống chơi bời nói chuyện. Mọi việc vẫn ổn trong suốt mấy năm qua.
Thế nhưng chỉ khoảng hai ba tháng trước thôi, tớ quyết định từ bỏ tất cả những mối quan hệ khiến tớ đau đầu. Tớ tự hỏi, tại sao tớ phải nghĩ quá nhiều cho người khác mà không ai nghĩ cho tớ? Tớ cứ đứng ở giữa, kéo mọi người lại nhưng mọi người càng ngày càng trôi ra xa. Mọi người có ai nghĩ cho tớ không, họ khó chịu với nhau nhưng họ có để ý đến cảm nhận của tớ? Rồi thì cái nhóm đó tan rã (sau nhiều lần tan rã hờ), bởi tớ không còn muốn đứng ra kêu gọi mọi người đi chơi với nhau nữa. Nhưng vấn đề của tớ không dừng lại ở đó. Tớ bắt đầu eradicate cả những mối quan hệ khác, những người tớ coi là bạn thân nhưng luôn làm tớ tủi thân bằng cách này hay cách khác. Tớ biết, tình cảm trong mối quan hệ giữa người với người thì làm gì có sòng phẳng. Bạn hay yêu, một khi mình đã cho đi thì mình đừng mong nhận lại được ngần đó, chứ còn chưa dám đòi được nhận lại hơn. Mà cũng có thể chỉ là mình nghĩ mình cho đi nhiều thôi, chứ người ta không nghĩ là người ta đã nhận lại được nhiều đâu. Nhưng tớ cũng không quan tâm nữa. Trước đây tớ còn nghĩ cho người khác, luôn luôn đặt mình vào vị trí của họ để đoán xem họ nghĩ gì, hiểu tại sao họ làm thế, này nọ lọ chai và cũng dám đảm bảo là không một ai từng chơi với tớ mà nói tớ sống lỗi với họ được. Cơ mà dây chun kéo lắm cũng đứt thôi đúng không? Có ai đặt mình vào vị trí của tớ để mà hiểu tớ nghĩ gì và tại sao tớ lại làm thế không?
Rồi đến mối quan hệ của tớ với cậu – một thứ tớ nghĩ là không quá intensive thì cũng sẽ không quá serious. Kiểu, thân ở mức vừa phải thì cũng sẽ không đến mức phải nghỉ chơi với nhau chẳng hạn. Cơ mà tới cái đoạn cậu thừa nhận là ừ cậu cũng hơi hời hợt vô tâm tớ kiểu… oh well, should that be how normal people behave? They give themselves the right to be indifferent to others and just focus on their own problems. Agree that everybody has their own problems, but isn’t selfish something negative? Tbh I dunno anymore.
Cậu là người cuối cùng trong “chuỗi hủy diệt” mà tớ executed. Sau đó tớ thấy trống rỗng và khó chiu suốt một thời gian dài, đến nay cũng phải được hơn một tháng rồi. Tớ còn khá là ít bạn sau quá trình đó. Một ngày tớ ngồi trong công ty, trước bàn máy tính, tớ nhắn tin cho một trong những người bạn cuối cùng của tớ và cầu cứu.
Mắt tớ ậng nước lên. Tớ không hiểu vì sao tớ lại làm thế. Nó cứ như kiểu sống ngược lại với con người tớ vậy. Vốn dĩ không cần thiết phải nghiêm trọng hóa vấn đề lên, không thấy thoải mái hay là buồn gì thì tránh tránh người ta ra là được, bớt chơi với họ đi thôi chứ không cần thiết phải nghỉ chơi… Bạn tớ khuyên vậy. Tớ biết mà! Tớ vẫn biết. Tớ vẫn sống thế đấy thôi. Chỉ là tại sao bây giờ tớ lại làm thế thì tớ không hiểu.
Rồi tớ nghĩ một lúc và tớ chợt nhớ đến câu này trong Inception:
An idea is like a virus. Resilient. Highly contagious. And even the smallest seed of an idea can grow. It can grow to define or destroy you.
Câu trích này ở trong phim Inception của Christopher Nolan. Cậu hãy hiểu nó trong bối cảnh như sau: Một người muốn tiêm nhiễm vào đầu một người khác một suy nghĩ gì đó, họ sẽ phải làm cho người đó nghĩ rằng anh ta là người nảy ra suy nghĩ đó chứ không phải bị tiêm vào đầu. Ví dụ nếu người X nói người Y: “Đừng nghĩ đến con voi!” thì chắc chắn người Y sẽ nghĩ đến con voi. Nhưng suy nghĩ này là suy nghĩ của người X mang đến cho người Y, chứ người Y không phải là kẻ đẻ ra cái suy nghĩ đó.
Vậy nếu không muốn người Y ý thức được suy nghĩ mà họ có là do được cài vào, người ta phải trồng một ý tưởng sâu trong tiềm thức của người đó. Và một khi cái ý tưởng này lớn lên, nó sẽ có sức mạnh thay đổi, tái cấu trúc suy nghĩ và logic vốn có và thậm chí phá hủy toàn bộ những ý tưởng gốc rễ cũ của vật chủ.
Tớ nhận ra, đã có người vô tình đặt vào trong đầu tớ một ý tưởng về việc eradicate toàn bộ những mối quan hệ thân thiết đang có, chỉ với một xích mích rất nhỏ cũng có thể trigger được một cái immediately eradication process. Cảm giác như mọi mối quan hệ mà người kia có cũng luôn trong trạng thái rất mong manh, chỉ trực chờ một ngòi nổ để có thể bị hủy diệt.
Tớ đặt tên cho con virus là virus PR, không phải PR trong Marketing đâu mà là theo tên của người kia. Con virus này khiến tớ bắt đầu nghi ngờ phương châm sống kể trên của tớ, thâm nhập vào từng chiếc dây thần kinh của tớ và định nghĩa lại mọi logic tớ xây dựng cho mình. Thế nên tớ không muốn cố gắng nữa, tớ từ bỏ ngay khi có một chuyện gì đó chỉ vừa mới nhe nhóm.
Ngay sau khi tìm ra được con virus thì mọi vấn đề của tớ cũng biến mất. Giống như kiểu bà đồng gọi được tên Valak trong phim Conjuring 2 một phát, nó sợ quá chạy luôn.
Đến nay cũng đã là một thời gian, vết thương của tớ cũng đã lành lành. Khi nghĩ về những người bạn tớ đã đánh mất, trong đó có cả cậu, tớ thấy trống trải và mệt mỏi. Nhưng tớ cũng không buồn tủi hay tiếc nuối gì, bởi tớ đã sống hết mình và tốt hết sức đối với mọi người rồi, bây giờ nếu có không hợp thì cũng đành tặc lưỡi mà sống tiếp thôi.
Tuy vậy tớ vẫn mong một ngày nào đó cậu, và tất cả những người khác nữa, sẽ chủ động tìm đến tớ và làm lành với tớ, một lần nữa. Bởi tớ đã hết bị bệnh rồi.
Sáng hôm trước tớ nhận được email của một người bạn về một chiếc Newsletter, trong đó là câu chuyện về con bướm đêm mặt trời vàng (The Golden Sun Moth) – nghe hơi dài nhưng tớ thích gọi thế bởi nghe dễ thương. Bài viết liên tưởng đến những giai đoạn thay đổi của con người.
The Golden Sun Moth, Synemon plana, lives underground as a little grub for two years, before it transforms into a beautiful moth on the kangaroo grasslands. During metamorphosis, Golden Sun Moths lose their mouths, and therefore their ability to feed. Whatever energy stores were built up in those years underground are all they have to work with. (…)
Golden Sun Moth Syndrome is described, in humans, a destructive hesitation at a transition point in life. It’s an inability to go forward, due to a belief the circumstances aren’t favourable, or that we missed out on something irretrievable or unrepeatable, or that now simply isn’t the right time. (…)
Living with GSMS might look like feeling it’s too late to be an artist. After one too many unsatisfying relationships, it might be feeling like you want to give up on human intimacy and connection. It’s sighing “I guess this is what my life has amounted to,” as your days march on. It’s when you mistake yourself for a trembling moth in a burrow on a rainy day — when you are in fact a mammal with the capacity to live through many experiences. By virtue of better fat stores as well as a capacity for learning and communication, we usually have a chance to regroup and try another approach, in whatever time we have. (…)
As the story of the Golden Sun Moth suggests, transformations aren’t always necessarily good, nor do they imply the triumphalist concept of ‘growth’. I’ve often spoken with people at transitional moments in life who are fixated on the past and wanting to return to a younger version of themselves, who knew less, felt less and suffered less. I think many adults feel that way. As we get older, we learn how much can be lost, and this awareness often leads to anxiety that if unaddressed will sours the days and relationships we do have.
Tạm dịch: “Con bướm đêm mặt trời vàng, Synemon plana, sống dưới lòng đất như một chú sâu nhỏ trong hai năm, trước khi nó hóa thành một chú bướm xinh đẹp trên đồng cỏ kangaroo. Trong quá trình lột xác, bướm đêm mặt trời vàng bị mất miệng và theo đó là khả năng ăn uống. Bất kể loại năng lượng nào được cất giữ trong những năm tháng sống dưới lòng đất là tất cả những gì chúng phải tận dụng.
Triệu chứng Bướm đêm mặt trời vàng (GSMS) được miêu tả ở người như một sự do dự khá nguy hiểm ở một thời điểm chuyển đổi trong cuộc sống. Nó là việc không đủ khả năng để đi tiếp, hoặc do tin rằng hoàn cảnh không tạo điều kiện, hoặc do chúng ta đã bỏ lỡ điều gì đó không thể khắc phục hoặc không thể lặp lại, hoặc bây giờ chỉ đơn giản là không đúng lúc.
Sống với GSMS có thể giống như cảm giác đã quá muộn để có thể trở thành một nghệ sĩ. Sau một hoặc nhiều mối quan hệ không hài lòng, bạn có thể sẽ muốn bỏ cuộc đối với sự thân thiết và kết nối của con người. Thở dài “tôi đoán đây là cuộc sống của tôi” khi ngày của bạn tiếp tục trôi. Đó là khi bạn nhầm tưởng bản thân là con bướm đêm run rẩy ở trong hang vào ngày mưa – khi mà thật ra thì bạn là một loài thú có vú với khả năng sống sót qua nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhờ vào việc dự trữ chất béo trong cơ thể cũng như khả năng học tập và giao tiếp, chúng ta luôn có cơ hội để thử lại những cách tiếp cận khác, với bất cứ khoảng thời gian nào ta có.
Câu chuyện về bướm đêm mặt trời vàng cho chúng ta thấy, chuyển đổi không phải lúc nào cũng tốt, cũng không bao hàm khái niệm thành công của việc trưởng thành. Tôi đã nói chuyện với mọi người vào những thời điểm chuyển tiếp trong cuộc sống, những người níu kéo quá khứ và muốn trở về làm phiên bản trẻ hơn của chính họ – biết ít hơn, cảm nhận ít hơn và chịu đựng ít hơn. Tôi nghĩ rằng nhiều người lớn cảm thấy như vậy. Khi chúng ta già đi, chúng ta học được bao nhiêu có thể mất, và nhận thức này thường dẫn đến sự lo lắng rằng nếu những vấn đề không được giải quyết chúng sẽ làm phiền đến cuộc sống và các mối quan hệ ta có.”
Cậu thấy đấy, tớ đang trong giai đoạn chuyển đổi, và tớ đang già đi. Tớ đoán những người xung quanh mình đều thế, nếu họ cùng tầm tuổi với mình. Chuyển đổi không phải lúc nào cũng tốt, nhưng nó là cần thiết. Chúng mình cũng vẫn còn trẻ lắm, hi vọng mọi thứ mới chỉ là bắt đầu.
Hamburg, một ngày mưa tháng 7 năm 2019.
*A is someone, but A also are all the friends I’ve ever lost.

Danh sách 30 ngày thử thách:
Ngày 1: Liệt kê ít nhất 10 điều khiến bạn hạnh phúc.
Ngày 2: Viết một điều gì đó về bạn mà ai đó đã nói với bạn khiến bạn nhớ mãi không quên.
Ngày 3: Viết về một người nào đó đã truyền cảm hứng cho bạn
Ngày 4: Liệt kê ít nhất 5 địa điểm mà bạn muốn đến thăm.
Ngày 5: Liệt kê 10 bài hát mà bạn yêu thích vào lúc này.
Ngày 6: Viết về một điều gì đó mà khi nghĩ đến khiến bạn thêm mạnh mẽ.
Ngày 7: Viết về những điểm mạnh của bản thân.
Ngày 8: Viết về 5 điều mà bạn luôn cảm thấy biết ơn trong cuộc sống của mình.
Ngày 9: Viết về một bài bộ phim yêu thích mà bạn đã từng xem.
Ngày 10: Viết một bức thư/email hỏi thăm cho ai đó.
Ngày  11: Nghĩ về một từ bất kỳ mang ý nghĩa tích cực mà bạn muốn. Tìm kiếm  từ đó trên “google image”. Dừng lại ở bức ảnh bạn thấy yêu thích và viết  điều gì đó bạn thấy được truyền cảm hứng từ bức ảnh đó.
Ngày 12:  Liệt kê 25 điều (hay thậm chí chỉ 5 điều) mà bạn muốn làm được trong  cuộc đời mình/ Viết 101 điều mình muốn làm trong cuộc đời này (My Bucket  lists).
Ngày 13: Viết kế hoạch những việc cần làm của bạn vào ngày mai.
Ngày 14: Viết cảm nhận về một ngày tuyệt nhất của bạn trong tuần vừa rồi.
Ngày 15: Viết cảm nhận về một cuốn sách bất kì mà bạn thích.
Ngày 16: Viết (liệt kê) về một vài website/blog yêu thích mà bạn hay đọc.
Ngày 17: Viết về một thói quen xấu mà bạn muốn thay đổi trong năm nay.
Ngày 18: Viết về một tời điểm khó khăn nào đó mà bạn đã từng trải qua.
Ngày 19: Viết về một nỗi sợ nào đó của bạn.
Ngày 20: Viết về một khoảnh khắc đáng nhớ nào đó của bạn.
Ngày 21: Viết lại 4 câu trích dẫn yêu thích của bạn.
Ngày 22: Viết ít nhất 10 điều bạn biết ơn vào hôm nay.
Ngày 23: Viết về một buổi sáng lý tưởng mà bạn muốn có vào mỗi ngày.
Ngày 24: Viết chu trình buổi tối thông thường mà bạn muốn có vào mỗi ngày.
Ngày 25: Viết thư gửi bản thân trong quá khứ.
Ngày 26: Viết thư gửi bản thân trong tương lai (1 năm, 3 năm, 5 năm,… )
Ngày 27: Viết hình dung về người yêu/bạn đời của bạn trong tương lai.
Ngày 28: Viết mục tiêu trong 30 ngày sắp tới của bạn.
Ngày 29: Viết những điều mà bạn muốn người khác nhớ về bạn khi được nhắc đến.
Ngày 30: Viết cảm xúc của bạn sau 29 ngày thử thách viết lách vừa qua.