Suốt thời gian qua cả nước chúng ta đã lo lắng, cay đắng và nhiều người còn tay trắng vì dịch bệnh tràn lan. Những người làm việc chủ yếu trên internet nói chung và những người làm content nói riêng, dù có thể hạn chế tiếp xúc nhưng vẫn bị ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt.

Chúng ta đang tin vào nội dung trên mạng nhiều thế nào?

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Thời đại này người ta tin vào các bài viết trên Google có khi còn hơn là nghe lời tư vấn trực tiếp từ thầy cô, cha mẹ, chuyên gia, Bác sĩ,...
Một bài post trong group của những sinh viên y khoa được tương tác rất cao chỉ đơn giản là bài tỏ cảm xúc: “con học y dược, cha mẹ ở nhà mua thuốc x.ương kh.ớp trên mạng”. Chắc hẳn các bạn còn nhớ có thời gian quảng cáo đó rất hot trên mạng, tạo ra cả trend là điệu nhảy ”bà con ai đang bị các vấn đề về x.ương kh.ớp…”
Còn các dịch vụ viết bài Content website, SEO mọc lên như nấm sau mưa và cạnh nhau từng milimét trên mặt bằng trang nhất Google. Vậy mới thấy được sức hút của những công việc làm Content hiện tại như thế nào và bạn thấy đó các group về contetn thường có đến trăm nghìn “thành viên”(không dùng chữ “người” được vì biết đâu đó có nick ảo) :)
Có một quyển sách rất hay từ chính nhân viên trong Google khuyên chúng ta hãy tìm kiếm bên trong bạn trước khi tìm bên ngoài - “Search Inside YourSelf”. Và từ đó chúng ta có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt từ chánh tư duy của mình. 
Đức Phật cũng có một nói câu sâu sắc: “Ta chỉ là người truyền lửa, các ngươi hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Chúng ta chỉ có thể tham khảo những bài viết để từ đó có suy nghĩ riêng, chúng ta chỉ học từ người thầy một vài quan điểm để rồi chúng ta phải ”hải đảo tự thân” và “y pháp bất y nhân” để chính mình đi trên con đường đã chọn.

3 góc nhìn về vần đề review thiếu chuyên môn

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Gần đây, mình có đọc được bài viết của một CEO nói rằng ”những bài viết review công nghệ thường thiếu chuyên môn”. Bác ấy nói là những reviewer (thường là người làm content, copywriter) nhận tiền để PR, nói tốt hơn cho những sản phẩm của thương hiệu mình, cụ thể bằng cách đưa các sản phẩm của công ty mình nhận tiền lên top. 
Với góc nhìn của một người tiêu dùng mình sẽ có cảm giác giảm bớt niềm tin vào những bài viết review sản phẩm.
Với góc nhìn của người làm content mình sẽ “sôi máu” với bác ấy vì đã nói đụng chạm và mang ý kiến cá nhân như vậy. 
Với góc nhìn của người trung lập. Những bài viết review, kiến thức đã giải đáp nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng Google(user), người viết đã phải tổng hợp, sưu tập, biên tập mất thời gian, tâm huyết, chất xám để có được nội dung này nên cần được trân trọng dù nó có còn thiếu sót. Con người đâu chỉ có mắt đọc mà còn có bộ “não” sẽ biết đâu là bài viết quảng cáo (thái quá), đâu là bài viết thông tin hữu ích thật sự, mình có suy nghĩ riêng và quyền đưa ra quyết định mua hàng phù hợp vào điều kiện hiện có, đâu ai bắt ép người đọc mua hàng đâu.

Bài học từ một chị viết content lâu năm

Lúc mình học để viết content trên blog hoặc website, mình được đọc các bài chia sẻ kiến thức, review chất như nước cất của các anh chị đi trước. Thầm ngưỡng mộ và ao ước một lúc nào đó mình có thể viết ra những bài viết hữu ích như vậy. Thế là tò mò đi tìm câu trả lời, hẳn là các bạn mới tìm hiểu content cũng có cảm nhận như mình. 
Những trang web uy tín, thường đứng top đầu google, đặc biệt là các bài viết trong lĩnh vực sức khỏe, y tế được Google đặc biệt quan tâm phải đặt thuật toán YMYL (your money your life). 
Qua quan sát thực tế mình thấy được một người làm content website lâu năm, xuất thân là giao viên ngữ văn, hiện tại đang làm việc ở phòng truyền thông bệnh viện rất lớn.
Người chị ấy phải nghe từng video của Bác sĩ nói rồi rã băng ra để có những đoạn text vừa mang tính chuyên môn, vừa phù hợp với văn phong đọc. Vì đoạn nội dung đó là Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân với văn phong nói, người chị này phải nghe từng chữ một để biên tập lại. Thậm chí, có khi Bác sĩ bận không gửi câu trả lời bằng video được phải gửi ghi âm qua zalo (có thể bạn chưa biết: ghi âm trên zalo mà dừng lại để viết ra là phải nghe lại từ đầu).
Có những bài viết các chị content đọc rất nhiều từ sách y học, các bài viết liên quan, dịch cả bài tiếng anh, sau đó còn phải nhắn tin, chờ đợi Bác sĩ, chuyên gia duyệt bài để có được những nội dung được kiểm duyệt đó. 
Vậy mới thấy việc làm nội dung trên website đâu chỉ đơn giản là viết, biên tập theo từ khóa mà ở những lĩnh vực đặc biệt cần sự tư vấn, chọn lọc kỹ chứ đâu thể nghĩ gì viết đó theo cảm tính hay dịch bài viết Tiếng Anh là đủ.

Tạm kết

Chúng ta đều hướng đến Chân-Thiện-Mỹ chỉ có đường đi và góc nhìn khác nhau. Hãy cùng tạo ra những bài viết chuẩn chỉnh theo đúng bản chất của nó. Có những thứ nên thành thạo trước khi sáng tạo và có những điều sáng tạo chứ đừng có xạo.