200.000 cho hộp 50 khẩu trang y tế. Covid-19, đại dịch mà có lẽ nhiều đọc giả chưa bao giờ chứng kiến một dịch bệnh nào có tính lây lan và ảnh hưởng tiêu cực lớn như thế này trong cuộc đời của mình. Các bạn có tự hỏi tại sao các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, lao phổi , H5N1, thủy đậu, quai bị hay vô vàn bệnh truyền nhiễm khác mà ta đã đối mặt hàng thập kỉ qua lại không trở thành đại dịch ? Nó cũng có yếu tố lây truyền, nó cũng gây tác động đến sức khỏe. Nhiều quan điểm cho rằng là do chủng virus này không nguy hiểm bằng sars cov 2, mức độ truyền nhiễm của các căn bệnh là cao thấp khách nhau hay vùng phát tán dịch bệnh ban đầu có diện tích nhỏ và dễ kiểm soát được... Thì thông tin đến bạn Hồng Kong và Trung Quốc năm 1997 là nơi khởi điểm của H5N1 và gây ra phần lớn các số ca nhiễm ở Đông Á, Đông Nam Á hay bệnh sốt rét đã có nguồn gốc từ Châu Âu ở thế kỉ 19 khi y tế còn thua xa thời kì hiện nay, rất nhiều bệnh truyền nhiễm khác có mức độ tử vong cao hơn covid hiện nay, tuy nhiên có một cách diễn giải dễ hiểu hơn để khẳng định rằng khi nào một bệnh dịch bình thường trờ thành đại dịch ? Đó chính là Điểm bùng phát. Theo đó, đặc điểm số ca nhiễm của bất kì đại dịch nào không phải cứ tăng lên cao như một xu hướng mà nó sẽ bùng phát vào một thời điểm nào đó mà phần lớn sẽ tạo thành một góc gần như  là 90 độ trong các biểu đồ ca nhiễm sau đây.  
    
    
    Dễ dàng nhận thấy thời điểm bùng phát của Việt Nam là vào ngày 30 tháng 7 của Trung Quốc vào ngày 11 tháng 2 hay của Mỹ là vào tầm tháng 3 tuy không rõ rệt lắm. Biểu đồ số ca nhiễm mới trên toàn thế giới sẽ không thể hiện được điều này vì thời điểm bùng phát ở mỗi quốc giá là khác nhau. Tại sao chúng lại có điểm điểm bùng phát này thì cùng đi vào mối quan tâm chính là 3 quy luật của một đại dịch ( thứ nhất: tính lây lan, thứ hai: hiệu ứng cánh bướm, thứ ba: điểm bùng phát )
   1. Tính lây lan, tính truyền nhiễm là sự dễ dàng nhận thấy ở thế giới hiện nay, dân số không ngừng tăng lên, ngành du lịch phát triển, hình thành nên nhiều nghiệp vụ người với người, tuy nhiên khoan nói đến về mặc y học, ta hãy nghiệm lại sự lây lan trong cuộc sống hằng ngày. Ta thấy được gì từ việc chia sẻ trên các trang mạng xã hội, tại sao nhiều người không có tài năng gì hay được coi là biến thái, kì quặc lại gây được những tiếng vang lớn trên cộng đồng mạng, hay hoàn cảnh khó khăn và đau thương của một ai đó có thể được xoa dịu phần nào nhờ những khoản tiền từ nhiều người mà họ không hề quen biết chỉ thông qua vài dòng trạng thái và lượt chia sẻ của mọi người. Khi bạn đọc được từ “ngáp” hay “cái ngáp” mà tôi vừa viết thì tôi khá chắc trong một hay hai phút nữa bạn sẽ ngáp và nếu bạn đang ở trong lớp học, đang ở chốn đông người thì sau cái ngáp của bạn hãy xem mọi người xung quang mình có ngáp theo không hay có sự mệt mỏi nào hiện ra ở họ mà không (trừ khi bạn đang đọc những dòng này tại một lễ hội vui chơi nào đó). Sự truyền nhiễm virus cũng như một dòng trạng thái ban đầu trên facebook chỉ sau một hay hai lượt chia sẻ sẽ có đến hàng trăm người nhìn thấy, tương tác hay tiếp tục chia sẻ, những dòng trạng thái đó đang lây lan cái gì? ( sự vui vẻ nếu đó là một video thú vị, hài hước; sự cảm động, sự quan tâm nếu là hoàn cảnh của bà con miền Trung đang trong mùa lũ lụt này…). Quay lại ví dụ về cái ngáp, tôi có thể làm bạn ngáp chỉ với vài dòng chữ đơn giản, những người xung quanh bạn thấy hình ảnh bạn ngáp cũng ngáp theo, hay ai đó trong lớp học nghe thấy tiếng bạn ngáp cũng cảm thấy mệt mỏi hay uể oại…Sự lây lan mà tôi đang nói tới chỉ có một người truyền nhiễm, một dòng trạng thái, một cái ngáp của chính bạn, trước năm 2020 thì Vũ Hán chỉ có hơn 200 ca nhiễm Covid nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến hơn 65000 ca nhiễm tại Trung Quốc sau này.Sự lan truyền không chỉ trong dịch bệnh mà đó có thể là hình ảnh, thông tin, cảm xúc, thái độ … có khía cạnh nào của đồng tiền và kinh tế không ??? Nếu bạn cho rằng kinh tế Việt Nam đang phát triển và đời sống của mọi người đang được cải thiện thì câu trả lời là có, theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 25% GDP của Việt Nam do 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất đóng góp hay sự phát triển của những tập đoàn lớn ngày nay như Vin group đã hình thành những ngành nghề dịch vụ phát sinh và mang lại lợi ích và tạo ra biết bao nhiêu công ăn việc làm cho người dân. Trở lại cuối thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19, John.D.Rockefeller, J.P.Morgan hay Andrew Carnegie là một trong những “ca nhiễm đầu tiên” trong việc lan truyền kinh tế cho nước Mỹ, những người tiên phong trong lĩnh vực đường sắt, dầu mỏ hay tài chính mà đặt nền mống cho một cường quốc như hôm nay. Trong cái nhìn vĩ mô chẳng phải sự lây lan này còn thể hiện qua việc Mỹ, Hàn Quốc hay Trung Quốc nhúng tay vào phần lớn các sản phẩm, các dịch vụ hàng hóa và hợp tác với nhiều nước đang phát triển và tạo ra sự tăng trưởng ở nhiều nước. Tại sao chỉ vài con người lại có thể gây dựng nên nước Mỹ, tại sao các tập đoàn tài phiệt ở Hàn Quốc lại đóng góp gần một nữa GDP ở nơi đây. Câu trả lời ở định luật thứ hai: hiệu ứng cánh bướm.
    2.“ Một cánh bướm đập ở Brazil có thể gây ra cơn bão ở Texas”Trong định luật này những hành dộng nhỏ nhất cũng có thể gây ra các tác động lớn. Những ca mắc covid đầu tiên chắc họ chỉ muốn đến chợ lựa vài con dơi về làm thịt hay tới xem chợ bán động vật ở Vũ Hán này có gì hay ho, biết đâu nếu một năm trước nhà đầu tư nào đó mua lại mặt bằng của chợ rồi cho giải thể để đầu tư du lịch thì chúng ta sẽ không phải tốn tiền mua khẩu trang rồi :), cũng như ca nhiễm thứ 17 ở Việt Nam , những việc làm như đi thăm chị gái ở Paris hay tham gia show thời trang nào đó đã gây ra sự lan truyền nhất định đến cộng động, theo tôi thấy thì sự lan truyền cảm xúc của bệnh nhân này còn nhiều hơn số virus mà cô gái phát tán. Quay trở lại ví dụ ưa thích của tôi “ cái ngáp” nếu bây giờ bạn trong một lớp học ì ạch, giảng viên giảng phần mình còn sinh viên thì chỉ lướt điện thoại và trong ngống giờ ra về, thay vì ngáp thì tại sao bạn không giơ tay phát biểu và trao đổi bài một cách cởi mở với giảng viên rồi cũng cũng sẽ có những cuộc tranh luận khác, những ý kiến và câu trả lời khác từ các bạn sinh viên đang ngồi học ở đó mà trước khi bạn giơ tay phát biểu họ thậm chí còn không biết cô đang giảng cái gì trên bảng. Không những cái giơ tay được lan truyền mà còn có sự ganh đua, sự thể hiện chính mình và tinh thần học tập của mọi người trong lớp được nâng cao rồi ai nấy khi chuyển qua các lớp học khác lại lan truyền những “virus” ấy để rồi biết đâu được kì học đó mọi sinh viên đều trên điểm trung bình và không ai phải rớt môn, bạn nhận được học bổng và có một hình ảnh đẹp trong mắt các giảng viên và bạn bè chỉ vì bạn đã chọn đứng lên phát biểu thay vì ngủ gục trong lớp.
    3. Kết quả cuối kì mà tôi nói ở trên chính là điểm bùng phát hay nói cách khác đây là thời điểm mà mọi hành động coi như là vô hại có thể gây ra sự truyền nhiễm tràn lan của dịch bệnh một cách không ngờ, nơi mọi doanh thu, lợi nhuận của một tập đoàn thành công có thể góp phần làm cho gdp cả nước đạt mức tăng trưởng 10 % 1 năm hay nơi mọi cố gắng nhỏ nhoi hằng ngày của bạn được gặt hái. Điểm bùng phát là tên gọi cho một điểm quan trọng trong tiến trình của đại dịch, tại điểm đó tất cả mọi thử đều thay đổi với một quy mô cực lớn. Forrest Gump chỉ biết chạy khỏi những người bạn bắt nạt anh rồi trở thành siêu sao bóng bầu dục, anh mua thuyền đánh cá chỉ để hoàn thành di nguyện của một người đồng đội rồi trở thành CEO của một trong những công ty thành công nhất về hải sản, anh chỉ biết chạy khỏi cô đơn khi người tình của mình bỏ đi rồi trở thành người có ảnh hưởng nhất nước Mỹ và hình thành nên cộng động người chạy bộ...
    Bài học rút ra được từ ba định luật trên là gì ? Xung quang ta luôn có mọi sự truyền nhiễm, đó có thể là tốt có thể là xấu nhưng tại sao chúng ta không là vật truyền nhiễm, một virus tích cực thể hiện qua cách sống hằng ngày của chúng ta để rồi vào một lúc nào đó điểm bùng phát sẽ đến bạn.
( Bài viết được truyền cảm hứng từ cuốn sách The Tipping point ( 2000) của Malcolm Gladwell )