Quy luật 4% là gì? Quy luật 4% có đúng cho mọi nhà đầu tư hay không? Bạn cần lưu ý gì khi sử dụng quy luật 4% cho hành trình tự do tài chính?
Ảnh bởi
Josh Appel
trên
Unsplash

Quy luật 4% là gì?

Quy luật 4% là một chiến lược tài chính cho kế hoạch hưu trí sau này của bạn, với mục đích là không để bạn rỗng túi khi về già. Với quy luật này, bạn có thể rút 4% số tiền đầu tư/ tiết kiệm của mình mỗi năm một lần (có điều chỉnh lạm phát theo từng năm) mà không làm ảnh hưởng đến số dư trong tài khoản đầu tư.
Về mặt lý thuyết, quy luật 4% dường như là một kế hoạch hoàn hảo cho bất kỳ nhà đầu tư nào, và không thể phủ nhuận sự hiệu quả tuyệt vời của nó trong một vài trường hợp, nhưng bạn cần hiểu rằng không có một câu trả lời nào đúng tuyệt đối cho tất cả mọi người.
Và nếu bạn không nghiên cứu kỹ lưỡng và sử dụng quy luật mà không cân nhắc liệu nó có phù hợp với hoàn cảnh của bạn hay là không, tiền của bạn có thể bốc hơi bất cứ lúc nào hoặc bạn có trong tay số dư khổng lồ (một cách không cần thiết), mà đáng lẽ ra bạn đã có thể chi tiêu thoải mái cho bản thân.

Khi nào nên sử dụng quy luật 4%?

Quy luật 4% đưa ra tỷ lệ cổ phiếu:trái phiếu nên có trong porfolio đầu tư của bạn nên là 3:2 (60% cổ phiếu và 40% trái phiếu). Đồng thời, bạn phải giữ cho mức chi tiêu mỗi năm của mình luôn (hoặc xấp xỉ) bằng nhau trong giai đoạn nghỉ hưu trí. Nếu bạn có thể thực hiện cả 2 điều trên và muốn thực hành chiến lược rút tiền giản đơn như thế, thì quy luật 4% là lựa chọn phù hợp cho bạn.
Tuy nhiên, bạn nên biết rằng quy luật này đã xuất hiện từ rất lâu rồi nên không có một đảm bảo nào là bạn sẽ không bao giờ trong tình trạng cháy túi.
Tùy thuộc vào hoạt động đầu tư của bạn mà quy luật 4% sẽ đem lại hiệu quả cho tài khoản của bạn, nhưng bạn cũng không nên phụ thuộc vào nó như một hệ quy chiếu vững chắc. Và nên nhớ rằng lãi suất trái phiếu những năm về trước cao hơn nhiều so với hiện tại.

Khi nào quy luật 4% không được hữu hiệu

Nếu bạn 100 %không muốn bị mất hết tiền, áp dụng quy luật 4% không hẳn là một lựa chọn tốt. Nó không chỉ là một chiến lược lỗi thời mà quy luật này không được bảo đảm ở mọi thị trường.
Trong một cuộc đại suy thoái, thật là thiếu khôn ngoan khi bạn rút dần các khoảng đầu tư, mà có lẽ bạn muốn lấy đi một cách từ tốn. Nhưng khi thị trường hoạt động tốt, bạn sẽ muốn thu nhiều hơn con số 4% để chi tiêu thoái mái.
Mặt khác, nếu bạn lựa chọn phân bổ tài sản khác với 3:2 cổ phiếu và trái phiếu, bạn không nên sử dụng quy luật 4% vì nó đã được nghiên cứu và áp dụng dựa trên rất nhiều lý thuyết khác nhau và việc trỗn lẫn quy luật này với quy luật nọ sẽ khiến việc đầu tư của bạn không đến đâu cả. Bởi đơn giản là khi bạn đầu tư theo tỷ lệ khác sau thì porfolio cũng theo đó mà có sự khác biệt với lý thuyết hiện hữu.
Thực tế là, khi bạn đầu tư phần lớn vào trái phiếu thì sự tăng trưởng các khoản đầu tư của bạn sẽ chậm hơn so với dự tính vì trái phiếu không mang lại lợi nhuận cao như cổ phiếu. Và bạn nên chú ý rằng vào thời điểm quy luật 4% được khởi xướng, lãi suất trái phiếu bấy giờ cao hơn nhiều so với bây giờ.
Sau cùng, nếu bạn đang mong đợi có những mô hình tiết kiệm sẽ linh hoạt thay đổi trong suốt quãng thời gian nghỉ hưu, thì quy luật 4% là một phương pháp không tối ưu chút nào. Nhiều người khi về hưu, họ có một cuộc sống sôi nổi hơn trong giai đoạn đầu. Họ thường dành nhiều thời gian cho các sở thích bấy lâu nay, du lịch hay thậm chí là tiêu sài nhiều hơn lúc trước.
”Sướng đã rồi tính tiếp” có lẽ là kim chỉ nam của đại đa số người về hưu, khi mà họ giảm chi tiêu ở giai đoạn giữa kì hưu trí để chuẩn bị cho những chi phí sức khỏe đắt đỏ sau này.
Bạn nên lưu ý rằng khi sử dụng quy luật 4% một cách cứng nhắc có thể khiến bạn không theo kịp những đổi thay trong đời sống hằng ngày, sự biến động liên tục của thị trường. Sử dụng sai, nó sẽ giới hạn bạn, khi mà bạn không có nhiều tiền để tiêu vào những năm đầu hoặc là có số dư khổng lồ về sau.

Ích lợi và rủi ro của quy luật 4%

Lợi íchRủi roRất đơn giản để thực hiệnĐộ ứng biến thấp cho cuộc sống luôn biến động ngày nayBạn sẽ có được nguồn thu nhập tăng dần theo thời gianKhông theo kịp nền kinh tế thị trườngGiúp dòng tiền của bạn luôn dồi dào, tránh cuộc sống ”rỗng túi” trong tương lai gầnĐã lỗi thời, không đảm bảo rằng tài khoản sẽ luôn có số dư dương

Những phương pháp thay thế cho qui luật 4%

(vì trong phần này tác giả có đề cập đến một loại hình đầu tư hưu trí tại Mỹ nên mình xin phép skip)

Lời giải nào cho quy luật 4%?

Như đã đề cập nhiều lần ở trên, sẽ không có bảo hiểm nào cho quy luật 4% khi tài khoản hưu trí của bạn từ 0 nhìn sang trái. Quy luật này dựa vào một vài giả thiết cũ kỹ về lãi suất mà bạn muốn nhận được khi đầu tư vào trái phiếu.
Không thể phủ nhận rằng quy luật 4% là cách tiếp cận giản đơn để định lượng được số tiền bạn có thể rút và chi tiêu cho khoảng thời gian nghỉ dưỡng của mình, nhưng nó lại không phải là một phương pháp tuyệt đối hiệu quả. Do đó, bạn nên xây dựng một kế hoạch tài chính phù hợp cho bản thân.
Quy luật 4% có thể là khởi đầu hữu dụng để đo lường số tiền tiết kiệm hằng năm cho tài khoản hưu trí, nhưng tốt nhất bạn nên cẩn trọng với giới hạn dòng tiền mình đề ra.
Những mong ước và mục tiêu sẽ luôn biến đổi đa dạng theo thời gian, vì thế bạn cần linh hoạt hóa cho một chiến lược tài chính cá nhân.
__________
Bài viết được giản lược và chuyển ngữ từ What Is the 4% Rule? của tác giả Christy Bieber trên The Motley Fool.
P.S: là dân học Tài Chính nhưng hứng thú với Content Marketing, mình đang chênh vênh giữa biển rộng của ngành Tài Chính và hành trình chinh phục mảnh đất Tự Do Tài Chính. Với mục đích nâng cao kiến thức Tài Chính ngoài lớp học và cải thiện kỹ năng viết lách, mình sẽ biên dịch thông tin, kiến thức liên quan đến Tài Chính từ những nguồn mình tin cậy.
P.S.S: Feel free to judge me everything about my writing stuff 🌱