Hii, chỉ còn vài ngày nữa là 2024 khép lại rồi đó. Nếu chỉ miêu tả về năm vừa rồi của mình, bạn sẽ dùng từ gì?
img_0
Năm nay của mình xoay quanh tính kỷ luật. Vì vậy, đây cũng là bài viết chính mình muốn viết trong series #2024Reflection . Cùng nhìn lại với mình nha 😜
—-
Trước hết, mình phải tự nhận một điều là tính mình “NGOAN”.
Chẳng hạn như hồi xưa đi học. Mặc dù mình cũng không mặn mà lắm với các môn học ngày hôm đó, mình sẽ không dám cúp học. Nếu hôm đó thật sự không muốn đi học và nghỉ học, thì mình vẫn có cảm giác có lỗi với bản thân, gia đình,... và cảm giác FOMO vì bị mất bài nữa.
Điều gì sẽ giúp mình duy trì việc thực hiện 1 việc gì đó một cách nhất quán?
Theo mình, ngoài sự “NGOAN” đó, kỷ luật còn xuất phát từ những thứ khác:
+ Một lý do mạnh mẽ đằng sau mọi thứ mình làm.
+ Những thứ mình làm thật sự mang lại “phần thưởng” cho mình để tiếp tục lặp lại các thói quen.
Sau hành trình năm 2024, mình rút ra được:

📌Kỷ luật là…

+ Việc cho dù những người khác không làm cùng mình thì mình vẫn kiên định làm, và trước hết là làm vì bản thân mình. + Là việc mình sẵn sàng làm gì đó mà không cần người khác phải nhắc nhở. + Là việc không phải đợi đến khi có cảm hứng thì mới bắt tay vào làm.
Mình vốn là 1 đứa hay dậy sớm (khoảng 5h - 5h30), bắt đầu hành trình tập luyện thể chất từ năm 2016, bắt đầu thói quen đọc sách từ năm 2 Đại học (2019),...
Mọi kế hoạch và điều mình hướng tới trong năm 2024 của mình xoay quanh sự kỷ luật. “Cảm hứng” bắt nguồn từ thời gian mình nhận ra (trong lúc đi làm):
Đôi lúc mình cần phải học cách làm quen với việc làm những thứ đã quen thuộc. Hoặc có lúc vì một mục tiêu nào đó xa hơn, buộc mình phải làm những thứ ở hiện tại để đạt được mục tiêu xa đó.
Điều này có nghĩa là, mình không thể may mắn được làm 100% những gì mình thích, mình giỏi.
Đa phần mình sẽ phải thỏa hiệp một chút, chấp nhận 1 chút hoặc thậm chí là học cách làm quen với sự nhàm chán. Và như vậy, mình cần phải kỷ luật không chỉ trong cuộc sống hằng ngày, mà quan trọng là trong công việc.
Chính vì vậy, trong năm 2024 vừa qua, mình đã chọn nhiều hoạt động nhằm tạo điều kiện để bản thân được thực hành sự kỷ luật. Sự “kỷ luật hơn” của mình đã được xây dựng thế nào?
Bài viết này mình viết về kỷ luật trong công việc và trong những thói quen hằng ngày. Hai phần này hơi khác nhau, nên bạn có thể kéo xuống phần mình tò mò hơn để đọc nha 😊

Trong công việc

Mình tăng tính kỷ luật trong công việc bằng cách nhìn ra nhiều thắc mắc khác nhau và tìm giải pháp cho từng thắc mắc đó.

Cách vượt qua sự nhàm chán trong công việc?

Ban đầu làm một việc gì đó mới, mình có xu hướng luôn phải tìm cách để có thể học và làm được nó tốt hơn và nhanh hơn. Sau 1 thời gian làm, tự đánh giá và tìm cách cải thiện, mình sẽ bắt đầu chán những công việc mang tính lặp đi lặp lại ấy.
Vậy làm sao?
⇒ Mình lấy việc làm nhanh nhất những công việc đó hết mức có thể để có thêm nhiều thời gian cho những việc khác, nghỉ ngơi,...
⇒ Tìm một cách khác để thực hiện nó. Vừa giúp mình sáng tạo hơn, vừa có cách làm mới để đỡ chán hơn.

Làm sao để biết mình làm bao nhiêu đầu việc mỗi ngày là đủ?

Trước đây, mình cũng từng làm freelance, giữ vai trò làm Marketing bao quát cho 1 tổ chức, dẫn đến tình trạng không biết mỗi ngày mình làm bao nhiêu là đủ ⇒ hay delay trong lúc làm + làm việc tại nhà khá thoải mái ⇒ Hay “nghỉ lưng” ⇒ ngày nào mình cũng làm từ sáng đến tối.
Trước khi nhận công việc freelance hiện tại, mình nghe đến 1 phương pháp quản lý công việc “Log Work”. Với phương pháp này, mình sẽ:
+ Liệt kê tất cả đầu việc cần làm. + Dự trù thời gian làm từng task với đơn vị “giờ” (Nếu theo “ngày” thì lại bị không rõ ràng và trong trường hợp này 1 ngày = 24 giờ ⇒ quá nhiều thời gian ⇒ cảm giác muốn làm từ từ, gì phải vội) + Dựa trên thời gian cần cam kết với công việc (trên hợp đồng) và thời gian dự trù, từ đó mình biết mỗi ngày mình làm các task nào / bao nhiêu task là đủ. + Ghi chú lại thời gian thực tế đã làm task (để tự đánh giá hiệu suất của mình) + Tính tổng thời gian mình dành cho công việc trong 1 tháng ⇒ so sánh với thời gian cần cam kết, chênh lệch giữa sức lao động của mình và thù lao công ty, đánh giá xem có đáng hay không.
img_1
📌Work Log Template mình đang sử dụng để quản lý công việc: XEM TẠI ĐÂY
Nhờ phương pháp này, mình cân bằng được thời gian dành cho bản thân, những dự án cá nhân.
“Khi mình giới hạn thời gian cho 1 công việc, mình sẽ dành công sức cho phù hợp với thời gian đó.”
Đây là ý tưởng chính của “Định luật Parkinson”.
Nguồn ảnh: Google
Nguồn ảnh: Google

Trong thói quen và những dự án cá nhân

Rõ ràng là sự kỷ luật mình muốn hướng tới từ đầu năm là sự kỷ luật trong công việc. Thật bất ngờ là các thành quả mình đạt được trong những thói quen và các dự án cá nhân cũng được cải thiện rất nhiều từ việc thực hành tính kỷ luật.
Tiêu biểu có thể kể đến là:
1️⃣ Đầu năm mình hoàn thành 12 tuần thực hành theo sách The Artist’s Way trong 14 tuần (cũng không tệ lắm nhỉ);
2️⃣ Viết được 57 bài blog trên Spiderum trong năm 2024, trong khi mình chỉ viết được 29 bài trong 2 năm đầu;
3️⃣ Chạy bộ gần 900 km trong năm, hoàn thành cự ly 30km chạy bộ;
4️⃣ Giảm khoảng 6kg nhờ việc tập luyện thể chất đều đặn ở các môn khác nhau (mặc dù mình không hề đặt mục tiêu giảm cân);
5️⃣ Hiện tại thì đang học Duolingo và được 147 ngày Streak;
6️⃣ “Kết nạp” thói quen mới: Viết Morning pages vào buổi sáng (khoảng 3-6 ngày / tuần).
Đa số các thói quen này mình đã xây dựng những năm trước. Năm nay mình đạt 1 level kỷ luật cao hơn cho những thói quen và các dự án cá nhân.
Theo mình, việc xây dựng thói quen cho những thứ cam kết với bản thân sẽ cần xuất phát từ:
+ Bản thân + Việc làm cùng người khác (1 cộng đồng / một vài người bạn) +Những điều kiện giúp mình duy trì tính kỷ luật

1. Từ chính bản thân mình

Như mình nói từ ban đầu ấy, kỷ luật là việc mình làm một cách tự nguyện, giữ cam kết với bản thân, làm mà không cần có người khác thì mình vẫn có thể làm một mình được (trừ những thứ phải teamwork như các môn thể thao đồng đội,...).
1️⃣Vì vậy, mình sẽ cần lý do để thực hiện, bao gồm: lý do để bắt đầu và lý do đủ mạnh để mình đi đường dài với thói quen / công việc đó.
Lý do này có thể đến từ nhu cầu bản thân, một sự khao khát cá nhân nào đấy, hoặc thậm chí là vì mình thấy người khác đạt được 1 thành tựu nào đó mà mình cũng muốn đạt được, nên mình cũng làm theo họ.
Sau 1 thời gian, mình làm và nhận được “phần thưởng” từ chính việc mình làm, mình sẽ biết mình cần thứ gì ở thói quen đó, mình muốn trở thành 1 người thế nào,...Đó sẽ trở thành lý do mạnh mẽ giúp mình duy trì được thói quen.
Chẳng hạn như: Việc viết blog của mình.
+ Lý do bắt đầu: muốn chia sẻ những gì mình biết
+ Lý do duy trì: một số bài viết của mình nhận được ủng hộ của bạn đọc, mình muốn đóng gói lại những gì mình biết để sau này có thể đọc lại,...

2️⃣Lựa chọn.

Khả năng cao là từ đầu mình không thể chọn đúng thói quen phù hợp với bản thân ngay, mà mình thường có rất nhiều lựa chọn.
Chưa cần bàn đến thói quen nào có thể đi lâu dài với mình, thứ mình cần làm là thử những lựa chọn khác nhau để chọn cái phù hợp với những gì mình đang có hoặc điểm mạnh của mình.
1 phần nội dung trong sách Atomic Habits của James Clear
1 phần nội dung trong sách Atomic Habits của James Clear
Chẳng hạn như: việc giảm cân / rèn luyện sức khỏe.
Có rất nhiều môn giúp mình đạt được mục tiêu này: chạy bộ, bơi, chơi bóng rổ, tập Gym, tập các bộ môn Group X, đi trekking/leo núi, tập Yoga,...
Việc mình cần làm đầu tiên là phải thử hết tất cả những mình thấy hứng thú trước.
Lấy mình làm ví dụ.
Không phải môn nào cũng phù hợp với mình. Mình lại không thích Yoga, thiền không làm mình tập trung như khi chạy bộ.
Những môn mình thích lại là những môn vận động mạnh. Phải đánh đấm như Body Combat, đạp xe mồ hôi nhễ nhại, nhảy lên nhảy xuống như Cardio và các môn phái sinh của nó hay nhảy Choreography lại làm mình thấy mình “cool” hơn.
“Những thói quen, môn thể thao đúng với điểm mạnh, lợi thế của mình sẽ giúp mình tạo ra kết quả nhanh hơn và tốt hơn.”

2. Thực hiện cùng người khác

Thông thường mình hay gặp khó khăn khi bắt đầu xây dựng 1 thói quen. Mình bị thiếu cam kết khi không có 1 lý do đủ mạnh để bắt đầu.
Lúc này mình sẽ cần bạn bè, 1 cộng đồng,...cùng làm với mình để chúng ta dìu dắt nhau để tạo 1 thói quen nào đó. Vì sao?

Sự tiếp nối của 1 cộng đồng

Thói quen mình được xây dựng nhờ 1 cộng đồng trong năm nay là viết blog.
Các room trong Discord của khóa học Writing On The Net
Các room trong Discord của khóa học Writing On The Net
Cái hay của cộng đồng đó là khi mình có nhiều năng lượng, mình sẽ trao năng lượng đó cho người khác và khi mình cần được “hết pin” thì cũng có những người khác “sạc” thêm năng lượng cho mình.
Nhờ vậy mà mình đã viết được 25/30 bài blog trong 30 ngày liên tiếp, sau đó là 2 lần viết 10 bài trong 12 tuần liên tiếp.

Tăng động lực cải thiện

Khi được tiếp xúc với những người cùng khả năng làm 1 cái gì đó, nhưng có thể họ giỏi hơn mình một chút, mình cũng sẽ có động lực để làm tốt hơn. (Nguyên tắc Goldilocks)
Nguyên tắc Goldilocks cho rằng:
Giả sử như trong 1 trận đấu, mình chơi với 1 đối thủ chơi quá dở (so với mình) ⇒ mình sẽ nhanh chán (vì mọi thứ quá dễ dàng). Ngược lại, nếu mình chơi cùng 1 đối thủ quá giỏi ⇒ Mình sẽ nhanh nản.
Cách tốt nhất là hãy tìm những người ngang tầm với mình hoặc giỏi hơn mình 1 chút để tăng cường mong muốn làm tốt hơn. Mình có khả năng “thắng” nếu mình làm hết mình hoặc “thua” nếu mình lơ là.
Tham khảo:&nbsp;<a href="https://jitenhbhatt.com/goldilocks-principle-for-motivation-happiness/">TẠI ĐÂY</a>
Tham khảo: TẠI ĐÂY
Một trong những thứ mình đã làm trong năm nay theo nguyên tắc này đó là chạy bộ.
Nếu bạn chưa từng tập chạy bộ và muốn rủ mình chạy bộ cùng, khả năng cao là bạn sẽ chán, vì mình đã luyện tập chạy cho các giải chạy khoảng 2-3 năm rồi. Sức của mình không thể chạy cùng bạn được và ngược lại.
Nhưng nếu cho mình chạy cùng với những người làm pacer, kiểu như họ chạy pace 5 chẳng hạn, chắc chắn mình cũng sẽ không chạy theo kịp với họ.
👉Cách mình đã làm là cùng chạy bộ với những người đã có 1 nền tảng tập luyện nhất định. Dù có thể chưa tập luyện nhiều như mình, nhưng họ có chiều cao hơn mình, mình cũng sẽ có động lực để chạy nhanh hơn để có thể chạy cùng họ trên 1 quãng đường tầm 6-7km.
⇒ Đây cũng là 1 trong những cách giúp mình cải thiện tốc độ chạy.

Cam kết khi thực hiện cùng cộng đồng/các “đồng thói quen”

Đằng sau 25/30 bài blog trong 30 ngày là việc mình sẽ được nhận lại 1 triệu đồng tiền học phí khi hoàn thành theo đúng những yêu cầu của thử thách “Viết Dở và Đều”.
Đằng sau việc không chạy bộ đủ số ngày trong tuần sẽ là 50k tiền phạt nếu không hoàn thành chỉ tiêu tuần (Đây là challenge của mình chơi với 1 đứa bạn đang chuẩn bị cho giải chạy tháng 4 năm sau :)) )

3. Những điều kiện giúp mình duy trì tính kỷ luật

Ngoài việc tự thực hiện những thói quen hay thực hiện thói quen đó với 1 cộng đồng, những thứ không thể thiếu đó là:
+ Việc theo dõi thói quen + “Khiến nó dễ dàng” + Một số tư duy khác

Theo dõi tiến độ, tiến triển của thói quen

Đó có thể là:
- Thời gian, quãng đường, số calo cho 1 lần đi bộ/chạy bộ/…trên app tracking (mình dùng Strava, đồng hồ thể thao)
- Số trang sách mình đọc / lần
- Việc có ngồi vào bàn và viết mỗi ngày (có viết là được)
Hay chỉ đơn giản là mua 1 cuốn lịch về và đánh dấu “X” khi mình có thực hiện 1 thói quen nào đó trong ngày.
Bạn có thể tham khảo thêm:

“Khiến nó dễ dàng” / “Khiến nó không dễ dàng”

Đây là 1 nguyên tắc trong cuốn Atomic Habits và bên dưới là cách mình thực hành.
Quy trình là:
Bước 1️⃣: Suy nghĩ về lối sống / thói quen mình muốn cho bản thân
Bước 2️⃣: Làm cho mình được bao quanh bởi những thứ mình muốn có trong lối sống / thói quen
Bước 3️⃣: Sống / thực hiện theo như cách mình muốn.
Đây là vài ví dụ:
- Mình mặc sẵn đồ tập vào đêm hôm trước và sáng hôm sau chỉ cần thay sport bra vào là có thể chạy bộ.
- Đặt quyển sách mình đang đọc/muốn đọc ở nơi thấy thường xuyên nhất, dễ lấy nhất.
-...
Ngược lại, cách để từ bỏ thói quen xấu. Ví dụ:
- Cất điện thoại khỏi tầm mắt khi đang làm việc
- Xóa App Facebook trên điện thoại
-...

3. Những tư duy khác

Phần lớn những tư duy bên dưới mình tham khảo từ Atomic Habits, cũng như mình đã áp dụng:

Tập trung vào hệ thống và quá trình, hơn là kết quả đầu ra

Ví dụ điển hình nhất của mình đó là việc giảm 6kg nhờ tập luyện đều đặn.
Giảm cân không phải là mục tiêu của mình trong năm nay (vì năm ngoái đặt rồi và mình chẳng biết phải tập luyện bao nhiêu ngày/tuần, nâng bao nhiêu lần tạ, chạy bao nhiêu km,...để giảm đúng số cân ấy).
Việc mình đã làm chỉ là điều chỉnh kỳ vọng của bản thân trong 1 lần chạy, tập luyện đều đặn, tối thiểu 3-4 ngày / tuần. Và mình giảm cân nhờ việc chạy đều đặn và cố gắng thúc đẩy bản thân thêm 1 chút mỗi lần chạy.

“Có làm là được”

Trước đó, mình ghi ở đây là "1% tốt hơn mỗi ngày". Nhưng nghĩ lại thì mình cũng không biết đo lường thế nào là 1%, mà đúng hơn là mình sẽ cố gắng giữ "streak" cho thói quen (duy trì thói quen mỗi ngày).
Nếu bắt mình viết 1 bài blog trong 1 ngày, mình sẽ thấy lười ngay, bởi để viết 1 bài thì phải làm qua rất nhiều bước (Brainstorm ý tưởng ⇒ xây dàn bài ⇒ viết draft ⇒ đọc nhiều lần ⇒ điều chỉnh nhiều lần ⇒ tìm hình / design hình ⇒ đọc lần nữa ⇒ đăng bài).
Nhưng nếu mỗi ngày, mình chỉ cần cam kết với bản thân rằng mình sẽ chỉ làm 1 bước nào đó trong vòng tối thiểu 30 phút, mình sẽ thấy nhẹ hơn.
Hôm nào thấy mệt, mình cũng chỉ muốn bản thân đọc 2 3 trang sách gì đó, tùy theo khả năng tiêu thụ của mình lúc đó.
Có những hôm đi chạy sớm mà buồn ngủ quá thì chỉ mong bản thân hoàn thành chặng đường với bất kỳ tốc độ nào.

Khi việc thực hiện thói quen bị đứt quãng, thì hãy tìm cách quay trở lại nhanh nhất có thể

Ngoài việc tập luyện thể chất rất cần sự phục hồi / nghỉ ngơi, chắc chắn sẽ có lúc mình không thể duy trì 1 thói quen 7 ngày/tuần.
Chỉ cần nhớ rằng khi thói quen bị đứt quãng thì hãy tìm cách quay trở lại nhanh nhất có thể.
Thậm chí có những thời gian mình có những ưu tiên khác mà không có nhiều năng lượng cho thói quen, mình dừng hẳn 1 khoảng thời gian, nhưng trong đầu mình sẽ luôn luôn giữ suy nghĩ rằng mình sẽ quay lại ngay khi có thể (nhờ vậy mà việc tập luyện mới được duy trì từ 2016 đến nay, hay đọc sách từ 2019 đến nay)

Tự đánh giá và điều chỉnh

Atomic Habits có một ý mà mình thấy rất đúng, nhưng có lẽ chỉ có ai thực hiện 1 thói quen nào đó đủ nhiều mới cảm nhận được:
Yêu lấy sự nhàm chán.
1 phần nội dung trong sách Atomic Habits của James Clear
1 phần nội dung trong sách Atomic Habits của James Clear
Điều mình không ngờ tới là mình đã cải thiện tốc độ chạy chỉ nhờ việc chạy 3-4 tháng chỉ trên 1 con đường.
Bởi vì khi đó, mình nắm rõ địa hình ở từng đoạn, biết đoạn nào hẹp cần chạy ở trong, biết đoạn nào có thể thoải mái chạy, và từ đó mình không còn suy nghĩ nhiều khi chạy trên con đường này nữa.
Tốc độ của mình cải thiện đáng kể.
Kết nối với mình trên Strava tại đây 😆:&nbsp;<a href="https://strava.app.link/dgEXa8cXYMb">https://strava.app.link/dgEXa8cXYMb</a>
Kết nối với mình trên Strava tại đây 😆: https://strava.app.link/dgEXa8cXYMb

Kết

Mình rất biết ơn bản thân vì đã chọn kỷ luật là mục tiêu của năm nay.
Nhiều khi trong mấy ngày chạy bộ từ 5h45 sáng (thích hợp để ngủ), có hôm mình cũng cảm thấy buồn ngủ hoặc không có cảm giác muốn chạy, mình đã tự nói trong đầu:
“Mình đang trở nên tốt hơn. Mình đang trở nên tốt hơn. Mình đang trở nên tốt hơn.”
Cứ “manifest” như thế và nghĩ hôm nay có chạy chậm cỡ nào thì mình đã chiến thắng bản thân vì bây giờ không phải đang đặt lưng trên giường ngủ.
Cũng có khoảng thời gian mình thấy mệt mỏi với việc viết blog: việc “ép” bản thân mỗi tuần phải viết 1 bài (trong khi còn những cam kết khác), việc phải cân bằng giữa “viết cho mình” hay “viết cho người khác”,...
Trong thử thách “Viết Đều và Hay”, tụi mình có đóng 1 khoản “tiền cược”. Nếu mình không viết đủ bài như thể lệ, thì tiền vào túi các “đồng write” khác 🤣
Trong thử thách “Viết Đều và Hay”, tụi mình có đóng 1 khoản “tiền cược”. Nếu mình không viết đủ bài như thể lệ, thì tiền vào túi các “đồng write” khác 🤣
Đến cuối cùng, mình vẫn cảm ơn bản thân vì đã cho phép mình những “khoảng nghỉ” cần thiết để có thể phục hồi và sau đó thực hiện những thứ mình muốn một cách bền bỉ hơn.
Mong rằng nếu bạn cũng chọn sự kỷ luật, hãy đảm bảo rằng mọi thứ bạn làm là vì muốn tốt cho bản thân mình trước nhé!
Tặng bạn thêm 1 trang sách của Atomic Habits :))
Tặng bạn thêm 1 trang sách của Atomic Habits :))
—-
Tặng bạn bài hát này để nhắc nhở bạn dù bận đến đâu cũng hãy dành thời gian nghiền ngẫm về năm vừa qua của mình 🌿
—-
Nếu đây là lần đầu bạn biết đến Nhung / kênh blog của Nhung, hãy đọc bài viết này👇
🔗Thời gian tới mình thật sự muốn được kết nối với độc giả, nhận feedback, lắng nghe tâm sự của độc giả,... Đừng ngần ngại để lại cho mình 1 tin nhé. Mình luôn ở đây 😉: 👉https://forms.gle/3hFCwYyZnrvi8Ekx9 👈