Hôm nay có vẻ hơi muộn khi nói chuyện nhà giáo, nhưng với tư cách một cựu giáo viên (nghiệp dư thôi :3), mình từng nói chuyện một chút với không chỉ một, mà là vô số bậc phụ huynh luôn thắc mắc "phong bì bao nhiêu là vừa"
Hồi ức xíu, trong ký ức của tôi về thời còn đi học (hơn chục năm trước, và thật ra thì bây giờ mình vẫn còn "đi học" chỉ là hơi cao xa một xíu :v)
No automatic alt text available.
Món quà 20/11 đầu tiên của tui :)

Tranh vẽ mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
Hồi còn bé chắc ai cũng vẽ kiều này nhỉ :v

Ngày Hiến chương Nhà giáo (20-11) trường tôi còn được mệnh danh là ngày "Hiến cam Nhà giáo" vì dịp này trùng mùa cam. Mỗi lớp học trò một túi cam, và chỉ thế thôi, mang đến biếu cô thầy. Tôi không chắc thầy cô tôi lúc đó thấy thế “có vừa không”, nhưng những câu chuyện qua lại giữa thầy trò đều ngọt lắm. Theo thời gian, không rõ từ bao giờ, ngày Hiến chương các nhà giáo biến tướng thành ngày hiến hối lộ cho thầy cô, phải gọi là hối lộ vì nó không đơn thuần chỉ là "giúp đỡ bằng hiện vật giúp cho những nhà giáo chân chính bớt khó khăn", nó còn mang rất nhiều mục đích khác nữa mà có lẽ ai cũng có thể kể ra. 
20/11, lẽ ra phải là ngày vui thiêng liêng của cô trò và phụ huynh thì đối với không ít người lại trở thành tiếng thở dài, nặng thêm gánh mưu sinh vốn đã đầy nhọc nhằn. Họ cân nhắc giữa việc bỏ phong bì bao nhiêu, đi cô nào, bớt thầy nào.v.v, nào còn hơi sức đâu mà chú ý rằng, các thầy cô chân chính nếu biết mình dù được thêm hay bớt, cũng sẽ tổn thương lắm? (Xin lỗi vì có thể tôi là một cựu nhân chưa kịp già đã hoài cổ, giờ đây có lẽ các bạn thoáng hơn và coi chuyện đó là bình thường như cân đường hộp sữa? 
Có lẽ sẽ có người nói rằng thế giới hiện nay biến động liên tục, những giá trị thế giới quan đang thay đổi từng ngày từng giờ, người xưa chả đã nói "cứng quá thì gãy" đó sao? Nghề gõ đầu trẻ này cũng chỉ là một trong vô số  nghề khác mà thôi, thời thế thế thời thời phải thế. Phong bì hay không thì nhà giáo vẫn phải sống. Nhất là với đồng lương bèo bọt trong trường công lập ở Việt Nam hiện nay thì cho các thầy cô có thêm chút thu nhập là chuyện không thể tránh khỏi.
Có lẽ thiếu tiền chính là lý do họ không thể trong sạch, ít nhất là như "ngày xưa" được nữa... Đạo đức nhà giáo cũng phải linh động theo xã hội thôi. Kết quả của việc "làm kinh tế" và "linh động" này là hiện tượng "giấu nghề" của một bộ phận giáo viên, dẫn đến chất lượng của nhiều cơ sở đào tạo xuống quá thấp, thấp đến mức không thể thấp hơn được nữa, tính chủ động sáng tạo trong học tập và nghiên cứu của cả học sinh và giáo viên nhìn chung thấp, thiếu tiền đâm ra thiếu đủ thứ từ khoa học, đến xã hội, đại đa số học thụ động, học theo hội chứng bằng cấp, do vậy khi tốt nghiệp chưa đủ kiến thức để đáp ứng được yêu cầu bức xúc của thực tế và bị thực tiễn chối bỏ. Tất cả cũng từ thiếu tiền mà ra thôi.
Vậy tóm lại "phong bì bao nhiêu là đủ?"
Cái chúng ta cần bây giờ không phải là phong bì dấm dúi xin điểm cho con cái nữa! Chúng ta cần phong bì cho cả ngành giáo dục, một phong bì LỚN. Phong bì ấy phải dành cho cơ sở vật chất, dành cho lương thưởng xứng đáng. Những nhà giáo giỏi, giáo viên ưu tú cần không chỉ là bằng khen mà còn là tiền thưởng, có lẽ phong bì 100 triệu là đủ khuyến khích mỗi giảng viên đua nhau đổi mới phương pháp giảng dạy, thậm chí đua nhau nghiên cứu chương trình giáo dục mới hiệu quả và sát thực tiễn nhất cho từng vùng từng địa phương. Thay vì chi ngàn tỷ thay đổi chương trình mỗi vài năm mà hiệu quả chưa rõ ràng, thậm chí nhiều lúc "cải lùi", có lẽ đã đến lúc chúng ta phân bổ lại nguồn ngân sách giáo dục chưa thật sự hợp lý. 20% ngân sách nhà nước không lẽ chưa đủ cho một nền giáo dục giàu truyền thống, đào tạo ra những nhà vô địch thế giới thực hiện những bước chuyển mình đang còn thiếu?
Kết: gửi tặng tự bản thân tôi và các đồng nghiệp một bài thơ tôi rất thích, nghề giáo viên muôn năm :v
CÓ MỘT NGHỀ NHƯ THẾ
 
Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo đó là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà mang lại cho Đời đầy “trái ngọt hoa tươi”!
 
Có một nghề rèn luyện cả đời người
Để mang lại sự tốt tươi cho thiên hạ
Có một nghề thật đớn đau nghiệt ngã
Để mang tặng cho Đời những Tài tử Giai nhân
Lặn lội cả đời nhả kén tơ ươm
Cho loài Người được khoác lụa vàng óng ả!
 
Có một nghề vượt bao khó khăn cao cả
Để rèn luyện cho Đời những nguồn lực vô biên
Có một nghề luôn đào tạo những “Tài, Hiền”
Cho đất nước được bình yên thịnh vượng!
 
Có một nghề luôn tạo niềm vui sướng
Cho bao người đạt sự nghiệp thăng hoa
Có một nghề từ sáng đến chiều tà
Dạy dỗ học trò miệt mài không ngơi nghỉ
 
Có một nghề ngay từ trong suy nghĩ
Nhận trách nhiệm với Đời,
Làm Thầy của cả những bậc Vĩ nhân!
 
Có một nghề cũng có lúc quên thân
Mang con chữ gieo vần nơi heo hút
Có một nghề bỏ tiền lương mua giấy bút
Dạy các em thơ xứ Mèo Vạc vùng cao
Xua nắng Hè Thu, cõng gió Đông vào
Thổi mát rượi những ngày Hè oi bức!
 
Có một nghề cứ mỗi khi thức giấc
Đã nghĩ nặng tình về thế hệ mai sau.
Nguyên khí Quốc Gia sẽ trôi dạt về đâu?
Khi Hiền Tài không được nuôi trồng chăm bón!
 
Ôi Trời Đất giao cho ngành ta trọng trách lớn
Nghiệp mênh mang mà chức sắc lại cỏn con!
 
Ta luôn ước mơ cho Đất nước được vuông tròn
Thoát địch họa và tai ương rình rập
Phải gắng xây một lâu đài vững chắc
Cho Tổ Quốc được yên vui, Thế giới được thái bình.
Cho Quê hương ta trong đó có mình
Được hưởng trọn quang vinh ấm no hạnh phúc!
 
Nghề Nhà Giáo được vinh danh tiến bước
Cùng mọi nghề xây mực thước cho đời
Cho Thiên hạ mãi mãi xanh tươi
Cho cuộc sống được đổi đời oanh liệt
Cho thế gian ai ai cũng nhận biết
Nghề Giáo là Thầy giúp đất nước được thăng hoa!

GS. TSKH.  Nhà giáo Ưu tú Đinh Văn Nhã