Từ sự ra đời và cái chết của các vì sao cho đến những cấu trúc vĩ đại nhất của vũ trụ, Hubble đã cho ta thấy những hình ảnh mà ta chưa từng được thấy trước đây.
Kính viễn vọng không gian Hubble - nhiệm vụ cuối cùng.
Ảnh: NASA.0
Mỗi khi nói đến vũ trụ, có lẽ sẽ chẳng có nhiếp ảnh gia nào có thể vượt nổi Hubble. Thông qua việc ghi lại hình ảnh của hằng hà sa số những thực thể trong không gian, con mắt của Hubble đã cho ta thấy một vũ trụ mà ta chưa từng được nhìn trước đây.
Và dưới đây là 20 khoảnh khắc rực rỡ nhất.


1. Quần tụ thiên hà (Galaxy cluster)

Quần tụ thiên hà: Cấu trúc tập hợp lớn nhất trong vũ trụ, bao gồm các thiên hà từ nhỏ đến có kích thước tương tự Ngân Hà (một thiên hà xoắn ốc).
Từ những góc nhìn sâu khó tin như ánh sáng bị bẻ cong bởi trọng lực cho đến các thiên hà độc đáo lướt qua nó, Hubble đã cung cấp những hình ảnh không thiết bị nào sánh bằng.
Quần tụ thiên hà Pandora (The Pandora Cluster), tên chính thức là Abell 2744, là tập hợp các mảnh vỡ của 4 đám thiên hà riêng biệt. Các mảnh vỡ quây quần dưới tác dụng của lực hấp dẫn mạnh mẽ.
Ảnh: NASA, ESA, và J. Lotz, M. Mountain, A. Koekemoer, &HFF Team.

Khi các thiên hà đồ sộ và sáng chói xuất hiện trên nền của quần tụ thiên hà, ánh sáng của chúng sẽ bị dãn dài, kéo rộng và biến dạng dưới tác động của một hiện tượng tương đối chung gọi là thấu kính hấp dẫn.
Ảnh: NASA, ESA, và Johan Richard (Caltech, USA)
Cảm ơn tới: Davide de Martin & James Long (ESA / Hubble)NASA, ESA, J. Lotz và HFF Team, STScI.

Vùng siêu sâu Hubble (The Hubble Ultra Deep Field), bao gồm hơn 10,000 thiên hà, vài trong số đó bị vón cục và tập hợp lại gần nhau, là một trong những bức ảnh có quy mô lớn nhất về vũ trụ, phô bày một dải vũ trụ khổng lồ chứa những cấu trúc từ gần đây cho đến cách đây hơn 13 tỉ năm ánh sáng.
Ảnh: NASA, ESA, S. Beckwith (STScI) và the HUDF Team.

Một thiên hà xoắn ốc để lại các vệt sao, bụi mù và khí khi rẽ vào nền trong quần tụ thiên hà của nó. Không gian giữa các thiên hà không hoàn toàn trống rỗng, và đó chính là nguyên nhân gây nên hiệu ứng đáng kinh ngạc này.
Ảnh: NASA, ESA, và Hubble Heritage Team (STScI/AURA).

2. Thiên hà đặc biệt (individual galaxy)

Thiên hà đặc biệt (individual galaxy): Có thể có dạng xoắn ốc, elip hoặc bất kì hình dạng nào khác, bao gồm bụi mù, khí, sao, một lỗ đen ở trung tâm và vùng rực rỡ tạo sao (màu hồng) làm nổi bật các vũ trụ đảo này.
Thiên hà này mang “trái tim rực sáng” bởi nó là một dạng thiên hà hoạt động đặc biệt — một thiên hà Seyfert — có lỗ đen ở trung tâm đang nuốt chửng vật chất và phát ra ánh sáng với nhiệt độ và cường độ cao hơn môi trường bao quanh nó.
Ảnh: Space Scoop / ESA / Hubble & NASA, D. Calzetti, UMass và LEGU.S. Team.

Thiên hà bất thường này là một hình thái trong quá trình tiến hóa từ thiên hà xoắn ốc thành thiên hà elip, bao gồm cả chỗ phình khổng lồ ở giữa và quầng sao tương tự thiên hà xoắn ốc. Theo thời gian, nếu nhiều cuộc sáp nhập lớn được diễn ra, thì thiên hà này sẽ trở thành một thiên hà elip thực sự.
Ảnh: ESA / Hubble & NASA.

Lượng bụi bao quanh thiên hà này trông có vẻ không đồng đều giữa hai bên. Tuy nhiên, tầm nhìn của chúng ta có liên quan mật thiết đến hướng chụp. Phần thiên hà nghiêng về phía chúng ta có tầng bụi dễ nhìn hơn, còn phần đối diện đã bị che khuất bởi ánh sao rực rỡ.
Ảnh: NASA, ESA và W. Harris — Đại học McMaster, Ontario, Canada.

Thiên hà Xoáy nước (Whirlpool Galaxy - M51) có màu hồng xuất hiện dọc theo các nhánh xoắn của nó, nguyên nhân do một lượng lớn sao đang được tạo thành ở các khu vực này, bị kích thích bởi lực tương tác với một thiên hà đồng hành gần đó. Chính sức nóng và tia UV phát ra từ các ngôi sao mới đã làm hiđro bị ion hóa, tạo thành màu hồng.
Ảnh: NASA, ESA, S. Beckwith (STScI), và The Hubble Heritage Team STScI / AURA).

3. Tinh vân (nebulae)

Tinh vân (nebulae): được hình thành khi khí bị thoát ra hoặc bị kích thích và đun nóng. Cấu hình dày đặc này muốn tạo ra các ngôi sao mới, trong khi môi trường xung quanh lại muốn loại bỏ lượng khí này. Một cuộc chiến đang diễn ra.
Khi một ngôi sao lớn, nóng nằm ở trung tâm tiêu tốn nhiều nhiên liệu, bức xạ của nó sẽ đẩy nó ra khỏi môi trường liên sao hiếu khí, làm bay hơi khí hình thành sao và làm dịu quá trình đốt cháy nhiên liệu này.
Ảnh: NASA, ESA, Hubble Heritage Team.

Tinh vân Đại Bàng (The Eagle Nebula), nổi tiếng với sự hình thành các vì sao, chứa một lượng lớn các giọt Bok hay tinh vân tối, thứ chưa bị bay hơi và đang nỗ lực thoát ra để hình thành các ngôi sao mới trước khi biến mất hoàn toàn. Nhiều trong số những tàn dư cuối cùng này sẽ thất bại, thay vì để lại đằng sau những khối khổng lồ và các ngôi sao thất bại.
Ảnh: ESA / Hubble & NASA.

Mặt khác, một vài giọt Bok đã có được những ngôi sao trẻ trong lòng mình, giống như khối kết hình xích đẹp mắt thuộc tinh vân Sống Thuyền (Carina Nebula).
Ảnh: NASA, ESA, N. Smith, Đại học California, Berkeley, và Hubble Heritage Team. STScI/AURA.

“Cột trụ của tạo tác” thuộc tinh vân Đại Bàng là một trong những vùng hình thành sao nổi tiếng và tráng lệ nhất từng được ghi lại bởi kính viễn vọng.
Ảnh: NASA, ESA / Hubble và Hubble Heritage Team.

3. Sao (star)

Sao (star): Dù là trẻ sơ sinh, người trung niên hay một xác chết, sao vẫn là những viên gạch xây nên mọi thứ thuộc vũ trụ.
Sự tụ họp dày đặc của các vì sao khi bạn hướng Hubble về phía trung tâm Ngân Hà tại một khu vực gần như không có bụi. Một số ngôi sao trông đỏ hơn những ngôi sao khác, điều này không luôn được quyết định bởi màu sắc thực sự bên trong nó mà phụ thuộc vào lượng bụi giữa chúng ta và ngôi sao ấy dọc theo một đường ngắm cụ thể.
Ảnh: ESA / A. Calamida, K. Sahu, STScI và SWEEPS Science Team / NASA.

Tập hợp lớn nhất của các sao mới trong Nhóm Địa Phương, R136, chứa những ngôi sao lớn nhất mà ta từng biết: ngôi sao lớn nhất có khối lượng gấp 250 lần Mặt Trời. Trong vòng 1 - 2 triệu năm tới, nhiều khả năng sẽ có một lượng lớn siêu tân tinh đến từ vùng trời này.
Ảnh: NASA, ESA, F. Paresce, INAF-IASF, Bologna, R. O’Connell, Đại học Virginia, Charlottesville, và Wide Field Camera 3 Science Oversight Committee.

Các ngôi sao trẻ và rất nóng đôi khi có thể trở thành một tia, chẳng hạn như đối tượng Herbig-Haro thuộc tinh vân Orion, chỉ cách chúng ta 1500 năm ánh sáng.
Ảnh: ESA / Hubble & NASA, D. Padgett (GSFC), T. Megeath (Đại học Toledo), và B. Reipurth (Đại học Hawaii).

Trung tâm của tinh vân Con Cua, một ngôi sao trẻ khổng lồ vừa chết trong vụ nổ siêu tân tinh ngoạn mục. Các đường gợn sóng là đặc điểm đặc trưng khi xuất hiện một sao xung (sao neutron quay với tốc độ rất lớn).
Ảnh: NASA / ESA.

4. Đám mây hành tinh (Planetary nebulae)

Đám mây hành tinh (Planetary nebulae): Mọi ngôi sao đều sẽ phải chết vào một ngày nào đó. Những hình ảnh ví dụ tuyệt đẹp dưới đây sẽ nhấn mạnh những gì có thể xảy ra với Mặt Trời của chúng ta.
Khi quan sát từ một hướng nhất định, tinh vân có hình bánh rán này, được biết đến với cái tên Tinh vân Chiếc Nhẫn (Ring Nebula), cung cấp một ví dụ khả thi về tương lai của Mặt Trời sau khoảng 7 tỉ năm nữa, khi nó chết trong một đám mây hành tinh.
Ảnh: NASA, ESA, và C. Robert O’Dell, Đại học Vanderbilt.

Đám mây hành tinh này có thể được gọi với cái tên Tinh vân Cánh Bướm (Butterfly Nebulea), nhưng nó thực sự rất nóng và tỏa ra một lượng khí chói sáng khi bị ion hóa trong cơn quằn quại của một ngôi sao sắp chết. Nó được chiếu sáng bởi ngôi sao lùn trắng nóng bỏng mà nó để lại.
Ảnh: TScI / NASA, ESA, and the Hubble SM4 ERO Team.

Tinh vân Nhện Đỏ (Red Spiders Nebula), đã gợn và kích thích các sóng trong môi trường khí của nó, nguyên nhân do nhiệt độ cực cao của ngôi sao mẹ: một trong những ngôi sao nóng nhất trở thành đám mây hành tinh trong phạm vi đã biết về vũ trụ.
Ảnh: ESA & Garrelt Mellema, Đại học Leiden University, Netherlands.

Cuối cùng, tinh vân phản lực song sinh trong bức ảnh bên là một ví dụ tuyệt vời về tinh vân lưỡng cực, được cho là bắt nguồn từ một ngôi sao quay nhanh hoặc là một phần của một hệ thống lưỡng cực sau khi nó chết đi. Mặt Trời của chúng ta sẽ trông thế nào đây? Liệu nó có giống một trong số những ví dụ chúng ta vừa xem qua hay không? Chúng ta vẫn đang cố gắng tìm ra câu trả lời cho thắc mắc này.
Ảnh: ESA, Hubble & NASA.
Cảm ơn tới: Judy Schmidt.

Tác giả: Ethan Siegel từ Medium
Dịch giả: Mai Thu Hà từ group QRVN