Bối cảnh: Yayyy, tiếp nối kĩ năng thuyết trình. Đó là "Kĩ năng làm việc nhóm - Teamwork". Một trong những kĩ năng không thể thiếu khi học Đại học cũng như là trong môi trường làm việc sau khi ra trường của các bạn sinh viên.
"CHUNG BÌNH" THÀNH VIÊN CỦA "TEAMWORK"
"CHUNG BÌNH" THÀNH VIÊN CỦA "TEAMWORK"
Vậy thì, trong bài viết này. Hãy cùng mình tìm hiểu xem:
1. Teamwork là gì? Tại sao cần phải làm Teamwork chứ không phải là Taowork?
2. Lợi ích của làm việc nhóm ở trường Đại học?
3. Cách thành lập một "ĐẾ CHẾ" Teamwork mạnh trong trường Đại học? Đồng đội Lực chiến 99999+
4. Cách phân chia vai trò và trách nhiệm khi Teamwork?
5. Kĩ năng giao tiếp khi Teamwork?
6. Cách để giải quyết mâu thuẫn trong Teamwork?
7. Tại sao Teamwork lại cần linh hoạt và thích nghi?
8. Tổ chức và quản lí thời gian: Thứ khiến Teamwork của bạn trở nên hiệu quả.
9. Phản hồi và đánh giá công việc.
10. Leader và sự biết ơn.
Tự nhiên, liệt kê tới đây thấy nó hơi dài thì phải :>>> Nên chắc bài viết này sẽ được chia làm 2 phần nha cả nhà!!
Rồi, vậy thì hãy cùng mình xem những cung bậc cảm xúc khi làm việc nhóm các bạn nhé!

1. Teamwork là gì? Tại sao cần phải làm Teamwork chứ không phải là Taowork?

Khái niệm: Teamwork là... làm việc nhóm :>
Mình đùa thôi haha, thật ra nếu như nói về Teamwork thì mình sẽ lấy ví dụ như thế này cho dễ hiểu. Nó bắt đầu từ thời xa xưa, cái thời mà nói vui là "ăn lông ở lỗ" - Thời kì Tiền sử
Nguồn: Kênh 14, Những sự thật không ngờ về thời "ăn lông ở lỗ"
Nguồn: Kênh 14, Những sự thật không ngờ về thời "ăn lông ở lỗ"
Như các bạn có thể nhìn thấy ở trên hình ảnh phía trên. Các người tiền sử đang cùng nhau săn bắt voi. Và tại sao họ lại không làm việc đó một mình? Mà cần phải có nhiều người?
Câu trả lời rất đơn giản: Đó là một người thì không thể nào săn được voi ở thời tiền sử. Đó là hình thức sơ khai nhất của làm việc nhóm.
=> Teamwork là để tạo nên những thứ tốt hơn, to lớn hơn, vĩ đại hơn ~
Còn một khía cạnh nữa mà mình nghĩ hầu hết các bạn sinh viên năm 1 đều không nhận ra. Đó là Teamwork hiện diện xung quanh và rất gần gũi với chúng ta.
Ví dụ cho dễ hiểu: Bạn cùng mẹ của bạn cùng nhau nấu ăn, để có thể tiết kiệm thời gian. Mẹ bạn kêu bạn nếm "thử món" xem có hợp khẩu vị hay chưa rồi điều chỉnh => Thành quả: Một bữa ăn nhanh hơn, ngon hơn so với một người nấu ^^
Và bên cạnh đó, từ những bác sửa điện và anh thợ phụ. Anh thợ xây và anh Culi. Anh chủ ruộng và các bác làm thuê. Cho đến, một vị giám đốc và nhân sự.
Cơ bản, tất cả những việc đó đều là làm việc nhóm. Để có thể:
1. Tiết kiệm thời gian (1 người làm 1 giờ, 2 người thì còn 1/2 giờ)
2. Làm ra thứ tốt hơn (góp ý => cải thiện)
3. Tạo ra điều gì đó lớn hơn (1 công ty gia đình sẽ khác 1 tập đoàn đa quốc gia)
=> Tóm lại: Taowork thì sẽ không thể nào săn được voi, Taowork sẽ không thể nấu ăn ngon bằng 2 người, Taowork sẽ không thể một mình bán Sản Phẩm & Dịch Vụ cho hàng triệu người. Vì vậy, Teamwork rất quan trọng~

2. Lợi ích của làm việc nhóm ở trường Đại học?

Sẵn nói về cách thành lập một "Teamwork mạnh" thì mình sẽ bàn một tí về những lợi ích mà sinh viên có thể nhận được khi làm việc nhóm nhé!
Lợi ích của làm việc nhóm:
1. Phát triển kĩ năng mềm: Giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, thích nghi, linh hoạt và khả năng lãnh đạo.
2. Hiểu được sự khác biệt của từng cá nhân: Khi làm việc nhóm thì sẽ có rất nhiều ý kiến, tư tưởng, cách suy nghĩ khác nhau. Chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng xung đột về ý tưởng. Từ đó,... theo thời gian các bạn sẽ hiểu được sự khác biệt của từng cá nhân và học cách tôn trọng lẫn nhau.
3. Học hỏi lẫn nhau: Học hỏi từ thái độ làm việc, cách làm việc, những idea mới, từ kiến thức của nhau. Từ đó, có thể phát triển bản thân và nâng cao "trình độ" của bạn thân.
Ngoài ra, còn rất nhiều lợi ích khác của làm việc nhóm nhưng mình sẽ không đào sâu ở đây để tránh lan man!! ^^

3. Cách thành lập một "ĐẾ CHẾ" Teamwork mạnh trong trường Đại học? Đồng đội Lực chiến 99999+

Thế thì, làm việc nhóm có rất nhiều lợi ích như đã nói ở trên. Vậy thì, làm thế nào để có thể thành lập "Một đội mạnh" một đế chế của mình ở môi trường Đại học?
1. Bạn phải là một người mạnh:
Như câu nói của ông bà ta từ xưa
 - Ông bà ta -
- Ông bà ta -
Bạn phải là một người mạnh, thì mới có thể kết giao với một người mạnh. Người giỏi thì cũng chỉ chơi với người giỏi, nếu bạn không giỏi. Cho bạn vào, để làm "cục tạ" của họ hay gì? Nên hãy có cho mình giá trị riêng, hãy cho họ lí do để họ chọn bạn thay vì người khác.
2. Đặc điểm chung của 1 "kẻ mạnh" trong trường Đại Học:
- Nghiêm túc trong giờ học: Một kẻ mạnh thường tai thì lắng nghe, tay phải thì ghi chép, tay trái thì giơ tay phát biểu, miệng dùng trao đổi với giảng viên,...
- Thích ngồi bàn đầu: Khi ngồi bàn đầu thì mới dễ lắng nghe và trao đổi với giảng viên, đây cũng là chỗ ngồi thường xuyên của những kẻ mạnh.
- Tự tin và bình tĩnh: Từ phong cách đi đứng, quần áo ăn mặc, cách nói chuyện giao tiếp với các bạn học và giảng viên
- Sự nổi bật: Nhìn họ có cái gì đó tách biệt khỏi đám đông, họ có cá tính riêng, họ không sợ người khác rèm pha về những gì họ mặc, những gì họ nói, những gì họ làm.
3. Quan sát, tìm kiếm
Dựa trên những đặc điểm kể trên, hãy mạnh dạn "quan sát, tìm kiếm" xem đâu là những người đồng đội tiềm năng mà mình có thể "kết giao" được. Hãy chủ động làm quen đơn giản là: "Ê tui thấy ông có vẻ nghiêm túc quá nhỉ? Ông tên là gì?". Nếu muốn xây dựng đế chế, hãy:
Chủ động
Tìm kiếm người giỏi, chủ động xin liên lạc, chủ động làm việc
4. Sàng lọc và tổng kết MQH
Với đặc điểm của trường Đại học thì sẽ tương đối nhanh trong việc thành lập 1 nhóm, có thể là ngay buổi học đầu tiên là phải thành lập nhóm rồi. Nên sẽ không tránh khỏi tình trạng: "Nhìn mặt mà bắt hình dong - Chọn mặt gửi vàng"
=> Đến lúc làm việc chung thì "ối dồi ôi!!!"
Cho nên, sau mỗi môn học. Mỗi dự án, hãy nhìn lại và xem xét xem đâu là những người mà mình thật sự muốn làm việc cùng nhé! Có những người chỉ phù hợp ở "bạn xã giao" và có những người sẽ là "đồng đội". Đừng đánh đồng cả 2 nhé!!
Mỗi một người đều chỉ có 24H, 1 người chỉ có một ít sự quan tâm cho một vài vấn đề. Vì vậy, đừng có quá nhiều người ở trong danh sách đồng đội. Hãy sàng lọc lại. Có 1 mô hình mà các bạn có thể tham khảo về các MQH:
Đây là mô hình MQH 5-15-50-150-500-1500 của Robin Dunbar, nhà nhân chủng học người Anh, về số lượng mối quan hệ xã hội mà một người có thể duy trì.
Các cấp độ trong mô hình này có ý nghĩa như sau:
Mô hình mô tả MQH xã hội của Robin Dunbar
Mô hình mô tả MQH xã hội của Robin Dunbar
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, có thể đọc bài viết này trên Vietcetera:

4. Cách phân chia vai trò và trách nhiệm khi Teamwork?

Sau khi đã "nhận biết" và "làm quen" được với những đồng đội mạnh. Vậy thì, đã tới giai đoạn làm việc. Sẽ dẫn đến một câu hỏi: Bây giờ ai làm nhóm trưởng? Ai phụ trách research? Ai làm thiết kế? Ai là người tổng hợp thông tin?
Tất nhiên, nó sẽ chẳng có một khuôn mẫu nào cả. Bởi vì mỗi trường hợp, bối cảnh, con người sẽ khác nhau:
Nhưng mình có một vài gợi ý sau, các bạn có thể tham khảo:
1. Phân chia dựa trên sở thích và hứng thú: Khi trong giai đoạn đầu mới làm việc nhóm. Thì chưa ai biết được "sở trường" của bản thân. Nên chúng ta hãy bắt đầu bằng "sở thích".
2. Tổ chức buổi chia sẻ ngắn về sở thích và kỹ năng: Mỗi người có thể chia sẻ sở thích cá nhân hoặc những kỹ năng mà mình cảm thấy tự tin nhất, dù là về học tập hay ngoài đời. Điều này giúp các bạn có thêm ý tưởng về vai trò phù hợp cho từng người.
3. Phân chia theo chuyên môn và kinh nghiệm làm việc: Nếu trước đó bạn đã từng làm việc nhóm và đã có một số kinh nghiệm nhất định. Vậy thì hãy "show" ra thành phẩm trước đây. Từ đó đánh giá xem vị trí nào là phù hợp với bản thân và nhóm.
4. Sử dụng các công cụ test:
Nếu vẫn chưa biết nhiều về khả năng và thiên hướng của bản thân thì có thể thử các bài kiểm tra tính cách:
Kiểm tra tính cách MBTI
Kiểm tra tích cách chuyên sâu 16 16personalities
5. Chia sẻ trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau: Nếu nhóm vẫn chưa rõ ràng vai trò, có thể phân chia công việc theo cách linh hoạt. Ví dụ, chia công việc lớn thành các phần nhỏ và để các thành viên hỗ trợ nhau thực hiện, qua đó từng người có thể tự phát hiện vai trò mình làm tốt.

5. Kĩ năng giao tiếp khi Teamwork?

Thật ra, để nói về kỹ năng giao tiếp thì mình đánh giá nó là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Vì sao ư? Sau đây là lí do:
1. Xung đột do thiếu sự lắng nghe? Cái tôi cá nhân quá cao?
2. Không biết tiến độ công việc?
3. Không đưa ra được ý tưởng khi gặp vấn đề?
4. Giao task cho mọi người không hiểu được công việc. Dẫn đến kết quả tệ?
5. Thề không bao giờ làm việc chung với nhau nữa?
Tất cả những chuyện đó đều bắt nguồn từ "thiếu kỹ năng giao tiếp". Vậy thì làm thế nào để có thể giao tiếp hiệu quả kể từ khi làm việc nhóm:
Giai đoạn mới quen: Có ít nhất 1-2 buổi gặp mặt để làm quen và phân chia vai trò, vị trí, nguyên tắc làm việc, định hướng cho project.
Giai đoạn làm việc: Nếu chưa thân thuộc về cách làm việc của nhau lắm, thì tốt nhất là cứ gặp mặt offline để cùng định hướng, xác định mục tiêu của Project là gì? Cùng nhau liệt kê - sàng lọc các đầu việc, pick vị trí. Cũng như là đưa ra KPI để đánh giá công việc.
Giai đoạn cuối: Cùng nhìn nhận, đánh giá xem phần nào có thể cải thiện. Những khó khăn đã gặp phải, những vấn đề tồn động. Làm gì để cải thiện nó trong những project sau?
Từ những giai đoạn trên hãy:
1. Lắng nghe tích cực: Khi thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến, hãy chú tâm lắng nghe mà không ngắt lời. Đặt câu hỏi nếu có gì chưa rõ để thể hiện sự quan tâm và đảm bảo bạn hiểu đúng ý họ. Lắng nghe giúp tránh hiểu lầm và tăng cường sự tin tưởng.
2. Giao tiếp rõ ràng và ngắn gọn: Khi trình bày ý tưởng hoặc thảo luận công việc, hãy dùng từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn và đi vào trọng tâm. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo thông điệp được truyền tải chính xác.
3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Khi giao tiếp trực tiếp, hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể. Ánh mắt, cử chỉ và tư thế thân thiện giúp người khác cảm thấy thoải mái và dễ mở lòng hơn. Ngôn ngữ cơ thể tích cực cũng giúp tăng cường sự tin cậy giữa các thành viên.
4. Thể hiện thái độ tôn trọng: Tôn trọng ý kiến của mọi người, ngay cả khi bạn không đồng ý. Điều này tạo ra môi trường hợp tác tích cực và khuyến khích sự đóng góp đa dạng. Tránh cắt ngang lời hoặc phủ nhận trực tiếp, thay vào đó, hãy đưa ra phản hồi mang tính xây dựng.
5. Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng: Khi nhận xét công việc của người khác, tập trung vào hành động và cách làm thay vì cá nhân. Phản hồi nên cụ thể, mang tính góp ý, ví dụ: "Phần này có thể rõ ràng hơn nếu thêm chi tiết về…".
6. Chủ động cập nhật tiến độ: Đảm bảo thông tin luôn cập nhật giúp mọi người nắm rõ tiến độ và biết được những khó khăn nếu có. Chủ động hỏi thăm công việc của nhau cũng tạo cảm giác gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau.
7. Tạo không gian cho mọi người chia sẻ: Trong các buổi họp hoặc thảo luận, khuyến khích các thành viên chưa có dịp phát biểu chia sẻ ý kiến của mình. Điều này giúp thu nhận nhiều ý kiến đa chiều và giúp mọi người cảm thấy mình là một phần quan trọng của nhóm.
8. Xử lý xung đột một cách tích cực: Khi có xung đột, hãy tiếp cận với tinh thần xây dựng, lắng nghe quan điểm của người khác trước khi phản hồi. Tìm cách giải quyết để mọi bên đều cảm thấy hài lòng, nhấn mạnh rằng mục tiêu chung của nhóm là quan trọng nhất.
9. Sử dụng các công cụ hỗ trợ giao tiếp: Để tránh bỏ sót thông tin hoặc giảm thiểu thời gian gặp mặt trực tiếp, nhóm có thể sử dụng các công cụ như Zalo, Messenger hoặc Microsoft Teams, Google Meet. Các công cụ này giúp quản lý công việc, trao đổi thông tin nhanh chóng và thuận tiện.
Nói thì nhiều, nhưng 3 ý chính và quan trọng nhất khi làm việc nhóm là:
- Giao tiếp rõ ràng và tôn trọng, tạo không khí dễ chịu khi làm việc
- Lắng nghe và phản hồi tích cực. Đừng đấm nhau khi giao tiếp pleaseee!!
- Chủ động cập nhật tiến độ và hỗ trợ lẫn nhau.

Kết:

Trên đây mình đã đi qua 5 ý đầu tiên của làm việc nhóm, thật ra là mình đã viết cái bài này từ hồi 01/11/2024 rồi. Nhưng đang viết dỡ thì bị deadline dí, mãi đến giờ mới có thể hoàn thiện được. Hẹn gặp các cậu tron số tiếp theo: Kĩ năng "Làm việc nhóm" - Teamwork hay Taowork :>? Part highhhhh
"Tiếng khóc thất thanh mỗi khi teamwork :>"
"Tiếng khóc thất thanh mỗi khi teamwork :>"
Đừng quên Upvote cho chủ thớt và FOLLOW để nhận thông báo khi có bài viết mới nha cả nhà. Iuuuuu :3
13H45 - 10/11/2024 - "Nhà" Thủ Đức
Liam - Thằng Khờ