1984 (Phim+Sách)- Những câu chuyện, suy nghĩ và cảm nhận
MÌnh đến với bộ phim này như thế nào? 1984-một con số nghe quen và rất đặc biệt, khoảng nửa năm trước tớ có lên mạng tìm về những...
MÌnh đến với bộ phim này như thế nào?
1984-một con số nghe quen và rất đặc biệt, khoảng nửa năm trước tớ có lên mạng tìm về những cuốn sách văn học cổ điển- tớ thì luôn thích những thứ từ ngày xưa và văn học cũng không phải là ngoại lệ. Tớ thì luôn tin rằng những thứ hiện nay đều là 1 sự tổng hợp hoặc là 1 sự lặp lại những điều đã xảy ra trong quá khứ cho nên ta cần tôn trọng và phải học, nghiên cứu những thứ người xưa đã để lại. Cái ý tưởng đó đã thúc đẩy bản thân đến việc phải đi tìm những cuốn sách kinh điển, phải hiểu được tại sao những cuốn đó không bị trôi vào dĩ vãng mà vẫn tồn tại theo thời gian cho đến bây giờ, chắc hẳn là ý nghĩa, nội dung của những cuốn đó sẽ mang lại giá trị giáo dục lâu dài và vẫn áp dụng được cho tới ngày nay. Thế là quá trình tìm hiểu những cuốn sách đó bắt đầu từ việc tìm những từ khóa như “classic book recommendation”, “best classic books”, qua việc tham khảo nhiều nguồn khác nhau thì tớ chọn ra 1 nguồn trên MEDIUM gần như đầy đủ nhất vì nó tổng hợp các recommendation về các cuốn sách kinh điển nên đọc từ nhiều trang lớn như Guardian, BBC, Harvard. Thông thường ta sẽ hay bắt gặp một cuốn sách với cái tiêu đề của nó toàn là chữ (hoặc chữ+số) nhưng tự nhiên có một cuốn sách cái tiêu đề của nó khác với số còn lại và làm t rất tò mò đó là cuốn “1984 by George Orwell” bởi vì tiêu đề nó toàn là số :D. Cái gì làm mình tò mò là không thể chịu được, lúc đó ý nghĩ trong đầu là muốn sở hữu nó lắm rồi- tớ thì rất thích đọc sách giấy, đọc theo cách truyền thống chứ ko đọc được ebook vì sách giấy để lên kệ trưng thì mình có thể ngắm nó được, và ngửi được mùi sách. Đáng tiếc là việc sở hữu cuốn sách này không dễ như mong đợi, qua quá trình lục tung hết các chợ thương mại điện tử như tiki, fahasa đều không thấy (sách tiếng việt nhé) vì cuốn này không được tái bản nữa, tớ bắt đầu vào các group trên facebook để thử tìm xem các reseller bán với giá như nào, lần đầu tiên thì gặp 1 bác bán sách giả, các lần sau hỏi các reseller khác thì giá khá cao, tầm 300k-350k bởi vì cuốn này thành sách hiếm mất rồi. Thế lúc đó coi như là “no hope” rồi, chi 350k cho 1 cuốn sách tiếng việt mà mình chưa biết có hay hay không, nahhh… thôi bỏ qua đi.
Thế là tôi quên bẵng đi cái vụ mua cuốn “1984” đó cho đến tận bây giờ, ebook thì không muốn đọc, sách giấy thì giá quá cao, vậy tôi phải làm sao. Tầm tuần trước, đang ăn cơm tối bật youtube trên tivi lên xem lúc ý cũng vừa thi xong hết, đang có dự định tìm kiếm 1 bộ phim gì đó để xem thì tình cờ xem đc video giới thiệu “top những bộ phim về phản địa đàng“, cái bộ phim họ giới thiệu đầu tiên tên là 1984, lúc đó sực nhớ ra về cái con số ám ảnh đấy, thấy quen quen hóa ra là từ tiểu thuyết chuyển thể thành phim, thế là thôi xong tôi. Tóm lại, đó là con đường “trắc trở” của tớ đến với bộ phim 1984.
BÀI VIẾT NÀY CHỈ CÓ MỤC ĐÍCH DUY NHẤT LÀ TỔNG HỢP VÀ BÀN LUẬN VỀ THẾ GIỚI TRONG BỘ PHIM VÀ SÁCH “1984”
Tổng quan về thế giới trong 1984
Bộ phim 1984 có nội dung vẫn bám sát theo cốt truyện của cuốn sách cùng tên của tác giả George Orwell, các chi tiết trong sách và trong phim khá là giống nhau. Thế giới trong 1984 phản ánh một chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism), chuyên chế, một nhà cầm quyền với sức mạnh tuyệt đối, kiểm soát tất cả thông tin, dữ liệu, lịch sử, một key word rất hay được nhắc đến là “Deontology”. Thú vị là mình thì biết đến từ này qua 1 buổi lecture về Ethics & Corporate Social Responsibility (Đạo đức và trách nhiệm của xã hội của doanh nghiệp), khi mà các công ty đặt kết quả lên hàng đầu (result > duty), làm thỏa mãn, hài lòng các cổ đông thay vì các bên liên quan khác của công ty. Một ví dụ khác thực tế trong đời sống về deontology là bác sĩ nói dối bệnh nhân về bệnh tình của họ mặc dù họ bị bệnh rất nặng với mục đích cuối cùng là để làm bệnh nhân được lạc quan, có hy vọng hơn. Quả thật vậy, trong 1984, nhà cầm quyền hướng tới đạt được mục đích của họ bằng cách đặt ra những luật lệ và những người trong xã hội ấy bắt buộc phải tuân theo, mặc dù nhà cầm quyền kiểm soát hết thông tin, có thể nói dối người dân nhưng điều đó giúp đạt được kết quả cuối cùng là một xã hội ổn định, ko có bạo loạn thì việc nói dối ấy là một cái giá đánh đổi nhỏ và chấp nhận được.
Nhà cầm quyền giám sát và kiểm soát từng khía cạnh của cuộc sống của mỗi cá nhân đến mức mà chỉ có 1 ý nghĩ ko trung thành là trái pháp luật. Thế giới của 1984 được miêu tả là những thành phố đổ nát, con người chết đói, thiếu thốn lương thực đối lập hẳn với việc nhà nước thì đủ điều kiện cung cấp cho mỗi nhà 1 cái màn hình chiếu rất lớn kiểm soát hành vi và ý nghĩ của người dân. Họ không được yêu, đc lập gia đình, các đứa trẻ thì do thám cha mẹ của họ để xem nếu có 1 từ, ý nghĩ ko trung thành sẽ phải báo cáo cho chính quyền, ngăn chặn những tư tưởng độc lập.
Oceania tức quốc gia mà “1984” tập trung vào được miêu tả gồm có 4 bộ (ministry) chính đó là Bộ Hòa Bình (Ministry of Peace) đảm nhiệm việc gây chiến với Eastasia và Eurasia, Bộ Tình Yêu (Ministry of Love) dập tắt những phe đối lập, những người chống đối đảng, Bộ Sự Thật (Ministry of Truth) là ban tuyên truyền của đảng nhận trọng trách viết lại, làm mới lịch sử và thông tin hơn nữa là tiêu hủy hết những xung đột giữa tin tức và lịch sử những thứ mà chống lại chính quyền và cuối cùng là Ministry of Plenty đảm nhiệm kinh tế, lương thực, khẩu phần, quyết định việc ai ăn gì, thêm bớt lương thực gì. Chính quyền này hoạt động như 1 công ty monopoly khi mà người bán (đảng) nắm hết tất cả quyền lực còn người mua (người dân) thì không có gì cả. Ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của các bộ trong 1984. The party nói rằng họ có 1 đồ vật tên là A, và khi họ nói ra thì nó được coi là sự thật hiển nhiên, mọi người đều bắt buộc phải tin vào điều đó, Bộ sự thật (Ministry of Truth) sẽ viết lại (rewrite) hoặc là hủy bỏ (destroy) những bằng chứng cho rằng đảng ko có đồ vật A, những thành viên, người dân mà có tư tưởng nghĩ rằng đảng ko có đồ vật A thì đơn giản là sẽ bị bay màu, hoặc là đưa vào Bộ Tình Yêu (Ministry of love) để giáo dục lại đầu óc đến khi nào hiểu thì thôi, giáo dục này là thường là giáo dục bằng vật lý như là đánh đập, giật điện,... Ta có thấy rằng tên của những bộ này và cách hoạt động của họ hoàn toàn đối lập nhau như là bộ tình yêu thì họ tra tấn con người, bộ sự thật thì tiêu hủy những sự thật mà có tác hại đến đảng bởi vì đất nước này đều theo đuổi 1 cái concept gọi là “Doublethink” cái mà sẽ được giải thích ngay bên dưới
Những thuật ngữ trong 1984
-Oceania, Eurasia and Eastasia: 3 quốc gia giả tưởng trong phim/truyện, nội dung xoay quay nhân vật chính đang sinh sống tại Oceania
-INGSOC: the party (đảng phái)
-Big brother (anh cả): lãnh đạo tối cao của Oceania, luôn xuất hiện trên các màn hình tivi, người dân luôn phải tin tưởng vào big brother
-Thought crime (tội tư tưởng): nếu cá nhân trong xã hội này bị phát hiện có suy nghĩ lệch lạc về big brother hoặc the party thì sẽ bốc hơi, ko hề tồn tại nữa.
-Doublethink: hành động tin hai niềm tin trái ngược nhau đều đúng cùng một lúc mà không nghi ngờ gì cả, tức là tin rằng một điều và điều ngược lại của nó đều đúng ví dụ điển trong phim như những tuyên bố của nhà cầm quyền “Chiến tranh là hòa bình”, “ngu dốt là sức mạnh”, “tự do là nô lệ”
-Newspeak: vẫn là tiếng anh đc tối giản để nhằm đảm bảo và kiểm soát việc sử dụng từ ngữ gây đe dọa đến the party, bình thường thì xã hội muốn tăng từ vựng nhưng ở trong đây thì ngược lại, ví dụ như trong tiếng anh có tốt (good) và xấu (bad) thì trong newspeak họ sẽ sửa thành tốt(good) và không tốt(ungood).
-2 minutes of hate: một hoạt động hằng ngày bắt buộc dành cho những người dân sống ở đây bằng cách trình chiếu những video để đánh thức sư căm thù của mọi người với quốc gia khác và đánh thức tình yêu cho lãnh đạo tối cao Big Brother
Tóm tắt 1984
Tại Oceania, Winston Smith (Nhân vật chính)- làm việc ở Bộ Sự Thật (Ministry of Truth), đang ở trong phòng của anh đối diện với cái màn hình rất lớn (có tác dụng như 1 cái TV cũng như 1 cái camera để kiểm soát người dân) (ảnh 1) được lắp đặt tại tất cả mọi phòng của người dân của Oceania, đang chiếu 1 đoạn phim về đảng và chính quyền, anh chạy tới góc phòng nơi mà cái màn hình giám sát kia không thể hướng tới, lôi ra một cuốn nhật ký được giấu kín trong hốc tường, anh luôn có trong đầu suy nghĩ rằng anh sẽ có thể hạnh phúc hơn nếu như anh được tự do, được thoát khỏi nơi địa ngục này. Anh hiểu rõ hơn hết việc viết nhật ký là đang phạm tội tư tưởng (thought crime) nhưng anh không thể ngừng lại ý đồ muốn chống phá, lật đổ chính quyền của mình, mọi thứ có cảm giác đen tối và chết chóc ngay từ khi bắt đầu. Trong một buổi sinh hoạt hằng ngày- 2 minutes of hate của Winston và cũng như bao người dân khác tại Oceania, dường như có một sự mách bảo nào đó cho anh, anh nhận ra trong số tất cả mọi người đang tham gia cái buổi hoạt động hằng ngày kia có duy nhất 2 người mà anh có linh cảm rằng họ cũng giống như mình, cũng muốn tìm kiếm tự do đó là O’Brien- 1 người đàn ông mà Winston luôn có 1 niềm tin rằng là 1 người chống phá lại đảng, anh mơ rằng O’Brien đã nói với anh rằng hai người bọn họ sẽ gặp nhau ở nơi mà sẽ không còn bóng tối xung quanh họ.
Người thứ hai đó là Julia, anh ghét cô đấy, nhưng anh bị cuốn hút bởi sắc đẹp của cô, Winston khao khát được tìm kiếm tình yêu, bạn đồng hành, sự tự do và người mà anh ý tìm được trong tất cả bọn họ chính là Julia. Winston nhận thấy rằng những người dân ở tầng lớp thấp nhất trong xã hội của Oceania (gọi là The Proles) là những người mà chính quyền ít quan tâm và chú ý nhất trong xã hội, vậy nên họ sẽ không bị giám sát chặt chẽ như như những người ở tầng lớp của anh. Điều đó đã thúc đẩy anh tìm kiếm cái cảm giác tự do bằng cách thuê một căn phòng ở khu The Proles, nơi mà ở đó sẽ không có các màn hình giám sát khổng lồ và anh có thể dành thời dành thời gian ở đó. Cũng lúc đó anh nhận ra rằng chính Julia có vẻ như đang theo dõi anh, vào một lần Julia đưa một tờ giấy cho Winston bên trong viết “I love you” và sau đó họ đã yêu nhau. Họ thường hay đến căn phòng mà Winston đã thuê trước đó như là một nơi để 2 người được bên cạnh nhau, mối quan hệ này là trái với luật của nhà cầm quyền bởi vì “Sex” tương đương với việc chống phá nhà nước. Ở bên cạnh Julia, Winston cảm thấy Julia rất quan trọng với chính bản thân anh, anh thề rằng sẽ không bao giờ phản bội cô ý.
Từ đây những suy nghĩ chống phá nhà nước ở bên trong Winston càng ngày càng lớn dần, anh được biết đến 1 nhóm Brotherhood- gồm những người có ý kế hoạch lật đổ The Party và đã được O’Brien người mà luôn là hy vọng của anh, đã cho mượn 1 quyển sách về lịch sử của Oceania để tìm ra những sự thật và nhận thấy rằng những gì The party tuyên truyền đều là giả dối và xuyên tạc lịch sử. Câu chuyện đi đến đỉnh điểm khi Winston và Julia đang ôm nhau bên cạnh cửa sổ thì bức tranh ở trên tường rơi xuống, đằng sau đó chính là cái màn hình giám sát của chính quyền đang nhìn thẳng vào anh và nói “You are the dead”, giờ đây anh mới nhận ra người chủ cho thuê phòng chính là mật vụ ngầm của The party. Họ bị đánh đập và Winston sau đó được đưa vào phòng giam của Bộ Tình Yêu (Ministry of Love). Và bất ngờ hơn nữa, anh đã gặp lại O’brien người luôn là hy vọng và ước mơ của anh, người mà trong giấc mơ đã từng nói với anh rằng chúng ta sẽ gặp nhau ở nơi không có bóng tối lại chính là nhà tù của Winston.
Winston giờ mới nhận ra O’brien ko phải đồng chí của mình mà chính là người sẽ tra tấn anh, O’brien hóa ra chính là cảnh sát tư tưởng (thought police), ông ấy tin rằng những đau đớn về thể xác sẽ thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của một 1 con người. Sau khi bị tra tấn bằng giật điện, Winston nhìn vào gương vào không thể nhận ra chính mình nữa, nhìn anh trông kiệt quệ, dường như không còn là một con người nữa. Winston giờ đã được giáo dục lại, anh phải tin những điều mà The party hay là O’brien nói ngay cả việc “2+2=5”, một sự thật hiển nhiên sai hoàn toàn.
Không chỉ vậy, sau khi bị đưa vào Room 101 với hình phạt là tra tấn bằng những con chuột bỏ đói, lồng của chuột được gắn vào mặt Winston, ngay lúc đó Winston đã phản bội lời thề của anh với Julia, anh đã hét lên “Do it to Julia! Not me!” điều đó đã thể hiện sự thành công của việc cải hóa con người của chính quyền cũng như xóa bỏ được tâm lý muốn lật đổ The party của Winston. Cuối cùng Winston đã đầu hàng trước The party, cái kết là cảnh anh ngồi ở Chestnut Tree Cafe nơi mà các tội phạm đợi cho việc xử tử, Winston thì thầm: “ANH ẤY YÊU BIG BROTHER”
Cảm nhận
Mối quan hệ tình cảm của Winston và Julia chính là chất xúc tác lớn nhất dẫn đến việc thay đổi cái bản chất bên trong của Winston cái mà chống lại nhà cầm quyền từ xu hướng rụt rè thành chống lại 1 cách liều lĩnh, anh đã trở thành 1 con người bình thường, có ý thức, tìm kiếm sự công bằng, sự tự do. Một nửa đầu phim gần như cho ta thấy việc làm này có hy vọng (hopeful), Winston có vẻ như có thể tìm được cách để lật đổ The Party. Đối lập với nó là nửa sau, đó toàn là những vô vọng (hopeless), Winston bị phát giác và bị tra tấn đến không còn là con người nữa. Vậy thì ta cũng có thể nói tình yêu của Winston gồm có 3 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên sẽ là học hỏi (learning), lúc đó anh yêu Julia, tình yêu của đời anh, giai đoạn 2 là hiểu biết (understanding), anh yêu người mà luôn là hy vọng của anh đó chính là O’Brien vì đã đưa anh quyển sách và khai sáng cho anh và cuối cùng giai đoạn 3 là chấp nhận (acceptance), Winston yêu Big Brother.
1984 ko phải về sự căm ghét và lật đổ chính quyền của Winston, không phải là bi kịch tình yêu của anh với Julia mà đơn giản chỉ là tố cáo nhà cầm quyền tước đi khả năng đc suy nghĩ độc lập, suy tự do, sự riêng tư của mỗi con người.
People depend on their understanding of their history (the past) to make judgments about their present. If the party can control the past, tell people what WAS in the past (even though it wasn't), they can control what people think about now and the future".
Bill
01.08.2020
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất