1.山留め工事とは ( Yamadome kouji là ? )
山留め工事とは簡単に言うと、地下を掘った時に、地下の周辺の地盤が崩れてこないように、周りの地面を固める工事のことです。様々地下工事をする際に必要となる工事が山留め工事です。
''Yamadoume kouji'' là thuật ngữ ám chỉ việc dùng các biện pháp để làm cứng nền đất xung quanh phạm vi công trình, để khi tiến hành đào đất cũng như thi công không bị sụp đổ. Khi xây dựng các công trình ngầm, ''yamadoume'' là một công tác hết sức quan trọng. ( công tác giữ ổn định hố đào, hố móng, công trình ngầm ).
山留め工事は土木工事従事者以外知らないことの方が多い工事ですが、掘削工事をする際には必ず行われたなければならないほど重要工事です。
Nhiều người không làm trong ngành xây dựng nên không biết công tác ''yamadome'', nhưng mỗi khi phải tiến hành đào hố móng, làm công trình ngầm thì đó là một công tác hết sức quan trọng phải thực hiện.
2.山留め工事の種類_Phân loại các phương pháp giữ ổn định
山留め工事の種類は大きく分けて三つがあります。
・親杭横矢板工法(おやぐいよこやいたこうほう)
・シートパイル(鋼矢板)工法
・地中連続壁(smw)工法
 Ta có thể phân loại thành 3 phương pháp chính :
・Phương pháp''Oyaguiyokoyaita''.
・Phương pháp Sheet pile ( cọc ván thép ).
・Phương pháp Soil Mixing Wall ( smw )
 A.親杭横矢板工法_Phương pháp''Oyaguiyokoyaita'' 

親杭横矢板工法は少々読みにくいですが「おやぐいよこやいたこうほう」と読みます。
Tên của phương pháp này khá khó đọc, có thể gọi nó là '' Phương pháp Oyaguiyokoyaita''
山留め工事の中でも最も一般的な工法が親杭横矢板工法になります。親杭にH形鋼を160cm前後の間隔に打設し、掘削に伴って、人力で横矢板を入れ、山留め壁にする工法です。他の工法に比べ、費用が安く、親杭は繰り返し使用可能なため経済的なメリットが大きい工法と言えます。また、様々な工事に応用することができるのがメリットとしてあげられます。

Trong các phương pháp chắn giữ  thì ''Oyaguiyokoyaita'' là phổ biến nhất. Cọc mẹ là các thanh H được đóng xuống đất cách nhau khoảng 1,6 mét, sau đó tiến hành đào đất, cho các tấm bản con vào giữa tạo thành một bức tường chắn thẳng đứng. So sánh với các phương pháp khác, thì phương pháp này có chi phí thấp, và tái sử dụng được nhiều lần nên có thể nói rằng nó khá thuận lợi về mặt kinh tế. Thêm nữa, phương phương có thể áp dụng được cho nhiều công trình khác nhau.
一方でデメリットとして人力でやらなければいけない部分が多いので施工者の経験や技術力によって品質が変わってくるという点があげられます。また比較的脆い地質や土砂の圧力が強い現場には不向きな傾向があります。
Tuy nhiên, nó có khuyết điểm là một số công đoạn sẽ phải làm thủ công; do đó chất lượng sẽ bị thay đổi tùy theo kinh nghiệm và kỹ thuật của người trực tiếp thi công. Và không thích hợp cho những nơi mà địa chất tương đối yếu, áp lực gây sạt lở đất mạnh.
B.シートパイル(鋼矢板)工法_Phương pháp Sheet pile - cọc ván thép ( cọc cừ
Larssen )

シートパイルとは鋼矢板とも呼ばれ、凹凸があり、両端に継手がついているものになります。一枚の鋼矢板の幅はだいたい300mmほどです。
Sheet pile hay cũng gọi là cọc ván thép, nó có dạng uốn lượn, 2 rìa ngoài là bản lề dùng để gắn chặt các cọc ván thép lại với nhau. Chiều rộng của một cọc vào khoảng 30cm.
シートパイル工法は鋼矢板を地中に埋め込んでそれをストッパーにする山留め工事になります。お互いの板が緊結されるので流れ込んでくる水をある程度防ぐことが可能であり、親杭横矢板工法との一番の違いがこの点になります。また、シートパイルを土中に埋めこむだけで工事が完成しますが、クレーンと人力で作業をしていくため、施工者の技術力が求められる工法になります。
Phương pháp này sử dụng các cọc ván thép đóng sâu vào trong đất để giữ ổn định hố đào. Khi các cọc được gắn chặt với nhau ( qua các bản lề ) thì chừng mực nào đó có thể ngăn nước tràn vào, và đây là điểm khác biệt với phương pháp ''Oyaguiyokoyaita''. Lý thuyết nghe thì đơn giản, chỉ cần hạ cọc ván vào đất là hoành thành; nhưng khi tác nghiệp sử dùng cần cẩu và sức người , thế nên đòi hỏi kỹ năng cao của kỹ thuật viên.

シートパイル工法のデメリットに剛性があまり高くないという点がございますので、壁体の変形が大きくなる点に注意することが求められます。
Do bất lợi của phương pháp sử dụng cọc ván thép là độ cứng không cao nên yêu cầu phải chú ý đến điểm mà sự biến dạng của vòng vây cọc ván thép trở nên lớn. ( cọc ván thép khi thi công đóng và nhổ cọc gây tiếng ồn lớn, chấn động mạnh, xáo động nền đất nhiều, biến dạng lớn, tính chắn nước kém, các công trình xây dựng xung quanh và các đường ống ngầm dễ bị lún và chuyển vị đáng kể. )
C. 地中連続壁(smw)工法_ Soil Mixing Wall



地中連続壁(smw)工法は流れ込んでくる水があり、砂層など脆い地質の現場で用いられる山留め工事になります。地中に壁を作ってしまうという特徴があるため、施工後は重機でどんどん掘削をしていくことが可能となり、人の手をあまりかけることなく施工していくことができます。このことにより工期をより短くすることが可能というメリットがあります。また、安全性が高いため、大規模な現場や脆い地盤の現場では地中連続壁(smw)工法が用いられることが多いようです。
Phương pháp SMW sử dụng được ở những nơi có nước chảy, tầng cát, nơi đất yếu. Đặc trưng là tạo một bức tường trong lòng đất, thi công xong có thể sử dụng máy móc hạng nặng để tiến hành đào, tiếp tục các hạng mục xây dựng tiếp theo, hạn chế được việc sử dụng sức người. Ưu điểm là có thể rút ngắn được tiến độ chung. Và do tính an toàn cao, SMW thường sử dụng ở những đại công trường và nơi đất yếu.
一方でデメリットとしては山留めを作るために費用と時間がかかるという点があげられ、その点が他の工法との大きな違いになります。
Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí tốn kém và mất nhiều thời gian, đó là điểm khác biệt lớn so với các phương pháp giữ ổn định khác.
3.山留め工事の注意点_Những điểm chú ý 
A.掘削の規模や地質の状態_Quy mô hố đào và trạng thái của đất
地質には様々な種類があります。また、現場の規模の大小で土の出る量もかわってきます。崩れやすい地質の現場での掘削作業では強力な山留めを選ばないといけません。
Địa chất thì rất đa dạng. Khối lượng đất phải đào cũng tùy thuộc công trường. Ở những nơi đất yếu dễ bị sạt lở, phải chọn phương pháp chống đỡ giữ ổn định một cách hợp lý.

B. 剛性_Tính cứng.
剛性とは山留めがどの程度耐えることができるかの耐久性のようなものです。土は種類によって重量がかわります。さらに雨が降った後などは水分を含んでいますので重量も増してきます。土の種類や天候の変化、気候により求められる剛性も変わってきますので注意が必要です。
Tính cứng, hay độ bền, là khả năng_mức độ chống đỡ của phương pháp được áp dụng. Mỗi loại đất lại có một trọng lượng khác nhau. Ngoài ra, sau mỗi cơn mưa, nước thấm vào, trọng lượng đất lại tăng lên. Cho nên rất cần chú ý đến loại đất, thời tiết, mùa (mùa mưa, mùa nắng ) để lựa chọn phương pháp cho thích hợp.
C. 工事中の振動や騒音_Chấn động và tiếng ồn khi thi công.
山留め工事は当然のことながら振動や騒音がでます。住宅地での施工ではより気をつける必要がでるでしょう。近隣住民との揉め事やクレームに繋がりかねないので、平日の日中であっても細心の注意を払う必要があります。
Trong quá thi công chắc chắn sẽ gây ra rung chấn và tiếng ồn, nên nếu công trường ở trong khu dân cư đông đúc cần hết sức cẩn thận.
D.山留め工事の手順(地下道路の工事の場合)_Quy trình thi công  ( trường hợp thi công đường, hầm ngầm )
  • 三点杭打ち機の組み立て ( Lắp đặt máy khoan 3 điểm_ 3 point pile driver )

  • 5軸モーターでスクリューの先端からセメントと水を混ぜたセメントミルクを噴射させながら、地下を連続的に掘りすすめる。(  Loại mô-tơ 5 trục vừa khoan xuống đất vừa phun ra hỗn hợp ''cement milk'' được trộn sẵn từ xi-măng với nước ). ( 1 trục, 2 trục, 3 trục, 5 trục đều có, tùy mà dùng )

  • 芯材をクローラクレーンで入れる。( Dùng cẩu bánh xích đặt lõi vào ) ( Cho thanh H vào, cũng có thể cho cốt thép vào ? thời điểm dịch bài viết, chưa thấy bao giờ nên cũng chưa rõ )


  • 1ヶ月ほどで孔が固まり、頑丈な壁が出来上がる。( Khoảng 1 tháng lỗ khoan cứng lại, một bức tường chắc chắn được hoàn thành )
  • コンクリートミキサー車で運んできたコンクリートを圧送ポンプ車で地下の壁や床に流し込んで固める。( Xe trộn, bơm tĩnh phun bê tông mặt bên và đáy hố, kiên cố hóa ( phụt vữa cải tạo ).
Tổng kết : Với sự công nghiệp hóa, đô thị hóa thì xây dựng công trình ngầm là rất cần thiết. Nếu công tác giữ ổn định không đầy đủ hoặc  phương pháp không thích hợp sẽ dẫn đến sụp đổ, ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ công trình.