1. Nên đánh giá con người qua chí khí, tuệ giác và đức hạnh thì ta lại phân biệt qua chủng tộc, bằng cấp, địa vị, nghề nghiệp và tiền bạc.
2. Đáng lẽ phải xét sự cống hiến của một cá nhân bằng lăng kính nhân loại thì ta lại xét bằng lăng kính dân tộc, phe nhóm, gia tộc.
Ảnh minh họa. Photo by Vũ Anh Dũng
3. Đáng lẽ phải tìm hiểu thật kỹ ai đó mới nên ngưỡng mộ thì chúng ta lại sùng kính vì “ai cũng sùng kính cả” hoặc “nghe đồn ông ta vĩ đại.”  
4. Đáng lẽ nên nghi ngờ thì chúng ta chắc chắn: Nhân cách, đạo đức, trí tuệ của con người!
5. Đáng lẽ nên chắc chắn thì chúng ta nghi ngờ: Luật Nhân Quả!
6. Nhận xét lịch sử thì đáng lẽ nên trung lập nhưng chúng ta thường tả hoặc hữu khuynh.
7. Khi nhìn nhận thành công của ai đó, đáng lẽ nên đầu tư mạnh vào khám phá nguyên nhân thì chúng ta mất công quá nhiều để ca tụng kết quả.
8. Để tiến bộ, hãy nhìn lên. Để bình tâm, hãy nhìn xuống. Thế mà, lúc cần nhìn lên (đạo đức, tài năng, tuệ giác) để học hỏi thì ta lại nhìn xuống. Lúc cần nhìn xuống (sắc đẹp, tiền bạc, công danh) để an lạc thì ta lại nhìn lên rồi đố kỵ, ghen tuông.
9. Sở hữu quyền năng (sức mạnh, tiền bạc, địa vị, sức khỏe, sắc đẹp) nghĩa là trách nhiệm nặng nề thì ta nhầm tưởng là lộc trời để mặc lòng thụ hưởng.
10. Giáo pháp, tri thức là phương tiện thực hành để hoàn thiện tâm thức và đi lên an lạc, giải thoát. Ta thường khoe khoang như đồ trang trí.
11. Quyền lực và tiền bạc là công cụ hành đạo. Ta thường nhầm là mục đích cuộc đời.
12. Vạn pháp, xúc cảm thay đổi và biến hóa từng giây phút nhưng ta lại cho là vĩnh cửu.
..................
MỜI BẠN GHÉ THĂM FACEBOOK ĐỖ CAO SANG ĐỂ ĐỌC THÊM NHIỀU BÀI VIẾT HẤP DẪN! XIN CẢM ƠN!
Link FB: https://www.facebook.com/docaosangpta