11 chiến lược Game hóa cực hay dành cho ứng dụng trên thiết bị di động
Để tăng mức độ quen thuộc, tăng mức độ tương tác và tăng số lượng người dùng
Bạn muốn tạo ra những trải nghiệm phấn khích như một dòng dopamine trong cơ thể người dùng? Các chiến lược Game hóa dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách điều khiển những cảm xúc dâng trào để tăng mức độ quen thuộc, tăng mức độ tương tác và trên tất cả là tăng số lượng người dùng cho ứng dụng.
Các ứng dụng di động có yếu tố Game hóa sẽ luôn phổ biến và hấp dẫn hơn các ứng dụng có cấu trúc đơn giản. Việc kết hợp một trò chơi hoặc một trải nghiệm thú vị vào ứng dụng sẽ khiến người dùng muốn quay lại ứng dụng của bạn thường xuyên hơn.
Game hóa ứng dụng di động
Game hóa ứng dụng di động là việc sử dụng các yếu tố, cơ chế và nguyên tắc thiết kế trò chơi trong ứng dụng để khuyến khích sử dụng và thu hút người dùng. Nhìn chung, Game hóa áp dụng các yếu tố trò chơi như điểm, huy hiệu, bảng xếp hạng, thử thách và phần thưởng vào các bối cảnh không phải trò chơi. Ví dụ, để khuyến khích người dùng thực hành các kỹ năng ngôn ngữ, một ứng dụng có thể cung cấp cho người dùng các thử thách rồi thưởng cho họ khi hoàn thành.
Game hóa không chỉ là điểm, huy hiệu và bảng thành tích. Phương pháp này đưa các yếu tố trò chơi vào các môi trường không phải trò chơi để thu hút người dùng ứng dụng của bạn. Nói cách khác, việc kết hợp các phần thú vị, hấp dẫn của trò chơi rồi áp dụng chúng vào các hoạt động không phải trò chơi trong thế giới thực, tất cả đều có thể được sử dụng để Game hóa.
Bạn còn nhớ cảm giác sau khi hoàn thành trò chơi yêu thích? Bạn tập trung và đắm chìm vào trò chơi, tận hưởng cảm giác hồi hộp khi chiến thắng một cấp độ và niềm vui khi hoàn thành một nhiệm vụ mới. Game hóa sẽ giúp bạn tái hiện trải nghiệm phiêu lưu đó trong ứng dụng của mình.
Game hóa ứng dụng di động tập trung vào việc kích thích cảm xúc ở người dùng. Khi những công việc bình thường hàng ngày cũng có thể khơi gợi được những cảm xúc mạnh mẽ, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn và cảm thấy gắn kết hơn với công việc. Bằng việc Game hóa các hoạt động như học tập, tuyển dụng, đào tạo và định hướng trực tuyến, các tổ chức có thể cải thiện năng suất và giữ chân được nhân viên.
Giờ đây, các nhà phát triển ứng dụng cần ưu tiên xây dựng trải nghiệm của con người trong khi vẫn cần lưu ý đến hiệu quả công việc. Họ sẽ cần tính đến những điều mà người dùng sẽ thích làm, khơi gợi phản hồi về mặt cảm xúc đối với nội dung của ứng dụng.
Trên hết, Game hóa ứng dụng di động là một cách hay để tạo ra những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn cho người dùng, thúc đẩy họ sử dụng ứng dụng thường xuyên hơn và chính phục được những mục tiêu cá nhân. Giờ đây, nếu ứng dụng di động của bạn có bất kì yếu tố Game hóa nào, hãy làm cho nó thật nổi bật. Để làm như vậy, bạn có thể áp dụng một số chiến lược Game hóa được trình bày dưới đây.
Chiến lược Game hóa
Trong những năm gần đây, Game hóa đã trở thành phương pháp tối ưu nhất để thu hút và thúc đẩy người dùng trong nhiều bối cảnh khác nhau, cho dù là giáo dục, tiếp thị, thể dục, thương mại điện tử hay bất kỳ phân khúc cụ thể nào.
Dưới đây là 11 chiến lược Game hóa thịnh hành nhất hiện nay:
1. Theo dõi tiến độ
Việc cho phép người dùng theo dõi tiến trình sẽ thúc đẩy họ sử dụng và ở lại ứng dụng của bạn lâu hơn. Hãy hiển thị cho người dùng những gì họ đã hoàn thành, mức độ chinh phục mục tiêu cũng như thời gian của họ trên ứng dụng của bạn.
2. Thử thách hằng ngày
Thử thách hằng ngày tạo cảm giác cấp bách và thúc đẩy người dùng tương tác với ứng dụng của bạn mỗi ngày. Các thử thách bao gồm hoàn thành một số nhiệm vụ, trả lời một số câu hỏi hoặc tham gia các câu đố.
3. Điểm thưởng
Điểm thưởng tạo động lực mạnh mẽ cho người dùng. Việc kiếm điểm khi hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định trong ứng dụng và sau đó đổi điểm lấy phần thưởng là một cách hấp dẫn để giữ chân người dùng của bạn.
Phần thưởng có thể là:
- Dịch vụ ảo.
- Giảm giá sản phẩm và dịch vụ.
- Quyền truy cập vào nội dung cao cấp.
- Phần thưởng thực sự như thẻ quà tặng.
4. Cá nhân hóa
Cá nhân hóa cho phép người dùng tùy chỉnh trải nghiệm theo sở thích của riêng họ. Điều này bao gồm tùy chỉnh hình đại diện, chọn chủ đề yêu thích hoặc thiết lập mục tiêu cụ thể. Cá nhân hóa giúp người dùng cảm thấy kết nối nhiều hơn với ứng dụng và tăng mức độ tương tác của họ.
5. Tính năng xã hội
Một số tính năng xã hội như bảng xếp hạng hoặc chia sẻ thành tích trên mạng xã hội sẽ giúp tạo cảm giác cộng đồng. Các tính năng xã hội khiến người dùng cảm thấy bản thân nên đầu tư nhiều hơn vào ứng dụng để kết nối với những người dùng khác có cùng sở thích.
6. Trò chơi giới thiệu
Để giúp trải nghiệm đầu tiên của người dùng trở nên thú vị và hấp dẫn hơn, hãy sử dụng một trò chơi thay cho hướng dẫn sử dụng tẻ nhạt. Bạn có thể tạo hướng dẫn chào mừng, trò chơi nhỏ, thử thách hoặc khảo sát ngắn về sở thích của người dùng để khuyến khích người dùng tiếp tục quay lại ứng dụng của bạn.
7. Trải nghiệm nhập vai
Sử dụng thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) để mang lại trải nghiệm sống động và tương tác cho người dùng của bạn. Trải nghiệm nhập vai đã đạt được sức hút gần đây và đã được chứng minh là có khả năng giữ chân người dùng. Bạn có thể tạo ra những trải nghiệm Game hóa chân thực, chẳng hạn như mô phỏng hoặc trò chơi thực tế ảo hoặc thực tế tăng cường.
Tham khảo những ứng dụng mua sắm cho phép người dùng thử quần áo bằng máy ảnh trên điện thoại thông minh hoặc ứng dụng thể dục sử dụng AR để cho người dùng thấy cách thực hiện một bài tập nhất định.
8. Đề xuất được cá nhân hóa
Bằng cách phân tích dữ liệu, hãy cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa cho người dùng để giúp họ khám phá nội dung và sản phẩm mới phù hợp với bản thân. Bạn cũng có thể gợi ý các sản phẩm và dịch vụ mà họ có thể quan tâm trong tương lai. Điều này sẽ khuyến khích người dùng khám phá các tính năng của ứng dụng và tiếp tục tương tác với nội dung có liên quan.
9. Thông báo đẩy
Sử dụng thông báo đẩy để gợi nhắc người dùng về các chương trình khuyến mãi, giảm giá cũng như chúc mừng người dùng đã đạt được một cột mốc quan trọng. Tuy nhiên, thông báo đẩy phải được gửi một cách khôn ngoan để tránh gây áp lực cho người dùng.
10. Chia sẻ khuyến khích
Để khuyến khích người dùng chia sẻ ứng dụng cho bạn bè và gia đình, hãy đưa ra một phần thưởng. Phần thưởng có thể là mở khóa nội dung độc quyền hoặc các tính năng cao cấp giúp tăng mức độ tương tác và thu hút người dùng. Chia sẻ được khuyến khích giúp tạo ra một vòng lặp lan truyền, nơi người dùng giới thiệu sản phẩm cho bạn bè của họ, những người này lại giới thiệu cho bạn bè của họ và cứ thế kéo dài mãi.
11. Kể chuyện
Kể chuyện là chiến lược Game hóa đang thịnh hành gần đây và sẽ trở nên phổ biến hơn vào năm 2023. Chiến lược này bao gồm việc tạo ra một cốt truyện tường thuật xung quanh một nhiệm vụ nhất định nhằm thu hút người dùng
Kết luận
Chiến lược Game hóa tạo ra những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn cho người dùng, thúc đẩy họ sử dụng ứng dụng thường xuyên hơn để đạt được mục tiêu của bản thân. Bằng việc sử dụng các chiến lược này, nhà phát triển ứng dụng có thể tăng mức độ tương tác, tỷ lệ giữ chân người dùng và cuối cùng là doanh thu.
Khi Game hóa được sử dụng với tiềm năng tối đa, phương pháp này có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người, thúc đẩy người dùng theo một cách cụ thể - dẫn tới kết quả kinh doanh như mong muốn. Các tổ chức có thể thúc đẩy nhân viên hoạt động sáng tạo bằng cách khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, các nền tảng được Game hóa còn thúc đẩy mức độ tương tác, nhận diện thương hiệu và tạo liên kết bền chặt hơn với khách hàng. Tương tác qua các cổng Game hóa sẽ tạo ra các điểm dữ liệu có thể được sử dụng để tối ưu hóa các chiến lược nội dung, chiến lược tiếp thị và các chiến dịch kinh doanh của bạn.
Khi người dùng liên tục thay đổi sở thích, việc giúp họ giải trí và tương tác ngày càng trở nên khó khăn hơn. Game hóa ứng dụng di động là một quá trình đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng rất bổ ích cho tất cả những người tham gia.
Bài viết gốc được đăng tải trên Blog Game hóa:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất