Sách đã cũ đang chuẩn bị được tân trang lại
Sách đã cũ đang chuẩn bị được tân trang lại
- Thi nghĩa là gì?
- Thi ấy là một trò chơi, trong đó, một người biết thì không nói, còn những người khác nói thì không biết.
Nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng Ba Lan I. Pađêrépxki, đi ngang qua một ngôi nhà trên đường phố ở Mỹ thấy biển đề: "Cô Giôn, dạy đàn pianô, một tiết học 1 đôla."
Lúc ấy qua cửa sổ cô Giôn đang đánh bản "Nocturue" của Sôpanh nhưng để lộ nhiều chỗ sai. Pađêrépxki bèn bấm chuông. Cô giáo nhạc chưa nhận ra Pađêrépxki. Nhạc sĩ bèn ngồi vào đàn chơi lại bản nhạc của Sôpanh.
Sau đó mấy ngày, đi qua ngôi nhà ấy, nghệ sĩ đã thấy có một tấm biển to hơn có viền vàng với dòng chữ: "Cô giáo Giôn - học trò của nghệ sĩ vĩ đại Pađêrépxki - dạy đàn pianô, một tiết 5 đôla".
Sinh viên trường y, đến thi vấn đáp với giáo sư Iagrântơ. Giáo sư hỏi thí sinh:
- Nếu muốn cho người bệnh tháo mồ hôi thì anh sẽ làm gì?
- Tôi sẽ cho bệnh nhân dùng các thức nóng
- Ví dụ?
- Như trà nóng, thuốc, nước hoa hồi.
- Nếu các thứ đó không công hiệu?
- Tôi sẽ dùng dầu xoa, cho ngửi êphin
- Nhưng nếu không được thì sao?
- Tôi sẽ dùng các thứ dụng cụ thủy ngân
- Nhưng vẫn không công hiệu thì sao?
- Tôi sẽ dùng các thứ thuốc, như saphơran, xanxapêren... anh sinh viên vừa trả lời vừa lau mồ hôi nhỏ giọt.
- Nếu những phương thuốc đó cũng không đủ công hiệu?
- Thì tôi sẽ đưa bệnh nhân đến vấn đáp với giáo sư!
Mẹ: - Peechia, con có hài lòng về thầy giáo dạy lịch sử mới của con không?
Pêchia: - Thưa mẹ không ạ! Theo con nghĩ, ông ta là một người biết rất ít. Bởi vì hầu như suốt giờ học, ổn chỉ hỏi chúng con thôi ạ!
Thanh tra (nhận thấy tình hình chậm tiến ở môn lịch sử)
- Ai ký hiệp định Paris? (Không có tiếng trả lời)
Thanh tra (nóng nảy):
- Ai ký hiệp định Paris?
Jean (cho là sự việc trở nên nghiêm trọng):
- Thưa thầy không phải em ạ!
Thầy giáo hỏi học trò:
- Em hãy giải thích tại sao khi vượt qua sa mạc người ta lại cưỡi lạc đà.
- Thưa thầy, người ta phải cưỡi lạc đà qua sa mạc để cát khỏi vào giày!
Một người đàn ông gõ cửa thiên đường:
- Tôi đã dạy học suốt một đời
Thánh Pierre mỉm cười:
- Ngươi vào đi. Coi như đã biết qua mùi địa ngục rồi.
Bác sĩ Nga nổi tiếng Bốtkin hỏi thi sinh viên Iunôsa môn cơ thể học đến lần thứ ba mà anh ta vẫn không đạt yêu cầu. Thế là, lại một lần nữa cậu chàng hỏng thi.
Sau đó, một nhóm sinh viên đến chỗ bác sĩ Bốtkin và kể cho ông nghe rằng: Iusôna vô cùng buồn bã vì liên tiếp gặp điều không may, cậu ta dọa sẽ đâm dao vào tim tự tử.
Giáo sư Bốtkin bình tĩnh trả lời:
- Đừng lo! Tôi cam đoan là anh ta không thể biết tim mình nằm ở chỗ nào đâu!
Thầy giáo trong một trường ở vùng Gabrôvô giảng giải về axit sunfurit:
- Nào các em, bây giờ tôi thả đồng tiền vàng này vào dung dịch axit. Hãy cho tôi biết, đồng tiền đó có bị thay đổi hay không?
- Nhất định không ạ! - Một cậu học sinh nhanh nhẹn trả lời.
- Tại sao?
- Vì nếu đồng tiền mà bị thay đổi thì thầy đã không thả nó vào đấy!
Một thầy đồ ngồi dạy học ở nhà nọ. Vợ chủ nhà chết, chủ nhà thờ thầy làm một bài văn tế. Thầy liền sao ngay bản văn tế của bố mình cho chủ nhà. Lúc đọc lên, mọi người cười ầm. Nhà chủ trách thầy:
- Sao thầy lại nhầm lẫn như thế?
Thầy trừng mắt cãi:
- Văn tế thì nhầm làm sao được! Họa chăng người nhà ông chết nhầm thì có!
- Tí (rủ bạn): Tèo ơi, đi chơi đi
-Tèo: Tớ không đi được đâu, vì đúng ba giờ tớ phải đi xem phim.
- : Nhưng bây giờ mới có hai giờ!
- Tèo: Ừ, nhưng tớ còn phải khóc... nửa tiếng để xin tiền mua vé!
Một bà mẹ trẻ đến gặp một nhà sư phạm nổi tiếng.
- Tôi muốn được trao đổi với thầy về việc giáo dục đứa con trai của tôi. Thầy làm ơn cho biết lúc nào thì bắt đầu giác dục trẻ em ạ?
- Thế con của chị bao nhiêu tuổi rồi?
- Thưa, cháu đã được hai tuần lễ rồi ạ!
- Ồ, nếu vậy thì chị trễ mất hai tuần rồi đấy!
Có thằng kẻ trộm một hôm vào rình một hôm vào rình nhà thầy đồ
Hắn đang hì hục khoét vách đằng trước thì thầy đồ xem cổ văn vừa đến bài "Tiền Xích Bích phú" của Tô Đông Pha nhưng thầy lại đọc nhầm ra "Tiền diệc bích tặc" (Phía trước cũng có trộm). Tên trộm nghe, tưởng thầy bảo đuổi mình, vội co cẳng chạy. Nhưng được một quãng, không thấy ai đuổi theo, hắn mới trở lại, vào khoét vách đằng sau. Lúc bấy giờ thầy lại đọc: "Hậu diệu bích tặc" (phía sau cũng có giặc). Thằng trộm nghe, sởn tóc gáy, đâm đầu chạy, vừa chạy vừa nghĩ thầm:
- Quái lạ, cái ông thầy này sao mà tinh thế! Ai có phúc đón được thầy về dạy học thì chắc không phải nuôi chó giữ nhà!
Cô giáo nói:
- Lại cha em giúp em làm bài tập phải không?
Hans trả lời:
- Thưa cô, em biết làm thế nào được, mẹ em lúc nào cũng rất bận túi bụi.
Học trò hỏi Naxrêđin trong một giờ giảng:
- Thưa thầy, tiếng Ả Rập "đồ ăn nguội" nói thế nào ạ?
- Nói thế nào ư? À, tiếng Ả rập làm gì có từ ấy... Họ cũng như bên ta thôi, đâu có để cho đồ ăn đồ uống nó kịp nguội!
Giờ kiểm tra, thầy giáo dạy sinh vật mang đến một hòm đựng đủ các loài chim, thầy lôi ra một con chim và giấu ra đằng sau, chỉ để cho học sinh nhìn thấy cái đuôi, thầy hỏi một học sinh:
- Đây là chim gì?
- Dạ, thưa chim sáo ạ.
- Không đúng, đó là con gõ kiến. Cho em đoán lại lần nữa...
Thầy giáo bắt đầu lại như thế:
- Con này tên là gì?
- Dạ, học sinh này lúng túng, em nghĩ đó là con chim chào mào ạ.
- Không phải, chim họa mi. Em không học gì cả. Tôi thật buồn mà phải cho em không điểm. Tên em là gì?
- Em đố thầy đấy?
Thầy : - Nếu ba em có 10 ngàn và em hỏi xin ông ấy 5 ngàn thì ba em còn lại bao nhiêu tiền?
Trò: - Thưa thầy, 10 ngàn ạ!
Thầy: - Sao lại còn 10 ngàn?
Trò: - Thầy cứ hỏi xin ba em thử ạ!
Sau khi ôn tập, hai giáo viên nhận định:
Giáo viên Văn: - Cả một dòng văn học cách mạng nửa thế kỷ, tôi chỉ gom lại trong bốn từ: "Căm, Yêu, Chiến, Lạc" tức là biết căm thù, biết yêu thương, có tính chiến đấu, và lạc quan. Thế mà chúng nhớ không nổi!
Giáo viên Lý: - Một quyển sách Vật lý tôi nhấn mạnh có bốn định luật và cũng là bốn đơn vị đo điện "Ôm Culông Run Fơrađây" tức là Ohm (O), Coulomb (C), Joule (J), Faraday (F). Vậy mà chúng có thuộc nổi đâu!
- Thưa bác sĩ, tôi đọc sách thấy trẻ thích ăn gì là do cơ thể thiếu cái ấy. Cháu trai 10 tuổi nhà tôi hút thuốc lá, vậy cháu thiếu cái gì?
- Cháu thiếu giáo dục!
Thầy giáo hỏi học sinh:
- Nếu có 4 con ruồi trên bàn, thầy giết một con, vậy còn lại bao nhiêu con?
Một cô bé nhanh nhảu:
- Dạ còn một con, thưa thầy. Cái con chết ấy ạ.
- Thưa thầy, thầy cho chúng em một bài tập giải về tốc độ của tàu hỏa mà chúng em lại thuộc về thế hệ đi bằng tên lửa?
- !!!
Thầy giáo hỏi:
- Tí, Tổ quốc là gì?
- Thưa thầy, là... là... giống như mẹ em.
- Thế Tèo, Tổ quốc là gì?
- Dạ,... là mẹ thằng Tí.
Sau hai năm theo học tiếng Anh, cậu học trò sắp thôi học nói với thầy:
- Cám ơn thầy, nếu việc gì cần đến con thầy cứ nói ra.
- À, thầy chỉ nhờ em một việc thôi. Đừng nói với ai chính thầy dạy tiếng Anh cho em.
Trang 15
Trang 15
- Thưa giáo sư, người thu tiền nhà cứ không tin là ngài vắng nhà. Họ bảo là tôi nói dối ạ - Quản gia thưa
- Thôi được, tôi phải ra bảo thì họ mới tin
Một thầy đồ đang cặm cụi viết bài. Bà vợ đến bên cạnh nói:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?
Thầy đồ lấy làm đắc chí cho vợ khen tài văn chương của mình ý tứ dồi dào, giấy khổ nhỏ không đủ chép, nhưng cũng hỏi lại:
- Bà nói vậy là thế nào?
Bà vợ thong thả:
- Ông chả biết tính toán tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng được, còn giấy khổ nhỏ thì dùng làm gì được!
Giáo sư: - Hôm nay mùng mấy?
Vợ: - Xem trên tờ báo anh đang cầm ấy.
Giáo sư: - Nhưng là báo hôm qua làm sao biết được.
Thầy giáo giảng bài:
- Chúng ta thở bằng ôxy, ôxy cần cho sự sống. Mãi tới thế kỷ XVIII người ta mới phát hiện ra ôxy...
- Vậy, thưa thầy, trước đó người ta thở bằng gì?
Thầy giáo: - Xasa, em hãy cho thầy biết: mặt trăng và châu Phi cái nào gần ta hơn?
Học sinh: - Tất nhiên là mặt trăng ạ!
Thầy giáo: - Tại sao?
Học sinh: - Bởi vì mặt trăng chúng ta nhìn thấy, còn châu Phi thì không ạ.
Hai sinh viên:
- Sao cậu có vẻ chán đời thế?
- Mình đánh điện về nhà xin tiền ông già mua sách.
- Rồi sao?
- Ông gửi sách!