Nói về sai lầm, thì phải nhắc tới những bước chân đầu tiên của tôi khi bắt đầu đi vào hành trình quản lý tài chính cá nhân của mình.
Khi lần đầu tiên, tôi nhìn lại bản thân mình, cách mình suy nghĩ về tiền bạc, cách mình hành xử với tiền bạc và tôi nhận ra những sai lầm làm ảnh hưởng tới con đường chinh phục mục tiêu tài chính của mình.
Từ những sai lầm đó, tôi học cho mình những bài học vô cùng đáng quý.
Và, trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ đến cho bạn 10 bài học mà tôi tổng hợp được từ chính những sai lầm của mình trong quá khứ cũng như những người bạn xung quanh mình.
Trước khi đi sâu hơn về 10 sai lầm trong quản lý tiền bạc, tôi sẽ chia sẻ câu chuyện của cá nhân tôi và bạn hãy xem thử Hương đã mắc phải sai lầm nào nhé!

Câu chuyện của tôi

Tôi từng là sinh viên chuyên ngành kế toán của trường ĐHBKHN, sau khi dừng việc học của mình tôi bắt đầu với một công việc trái ngành với mức khởi điểm là hơn 8 triệu. Tôi làm công việc đó trong vòng 2 năm, không có mục tiêu thăng tiến, không có mục tiêu kiếm tiền, chỉ đơn giản đi làm mỗi ngày một ngày vui.
Tôi rất hài lòng với những ngày tháng ấy, cho đến một ngày tôi xuất hiện tại bệnh việt đa khoa của tỉnh Phú Thọ, khi ấy tôi đang công tác tại tỉnh Phú Thọ.
Tôi nhập viện trong tình trạng toàn thân mẩn đỏ vì dị ứng, sau khi thăm khám bác sĩ kết luận tình trạng gan của tôi đang mức báo động. Điều đó khiến tôi bị mẩn đỏ đến mức phải nhập viện cấp cứu. Tôi đã phải điều trị tình trạng dị ứng của mình ròng rã hơn 3 tháng trời. Thật áp ảnh.
Cùng thời gian đó, tôi gặp thêm một tai nạn nữa. Tôi bị kẹp chân vào ông bô xe máy khi còn nóng. Tại nạn đó đã để lại một vết bỏng khá lớn, cơ bằng lòng bàn tay ở dưới chân phải của tôi. Một tai nạn để đời mà mỗi lần nhắc tới tôi lại thấy rùng mình vì cảm giác đau đớn khó mà lột tả. Tôi còn nhớ rất rõ mỗi lần đồng nghiệp gỡ ra từng lớp từng lớp vải băng chân của tôi, tôi đều cắn chặt răng vì sợ hãi. Những lần thay thuốc đầu tiên, có đến 3 đồng nghiệp giữ chân tay tôi lại khỏi cho việc tôi giãy giụa vì đau.
Cuối cùng sau 3 tuần băng bó và thay thuốc, bị hành hạ bởi những cơn đau cắt da xẻ thịt, tôi đã được giải phóng khỏi vết bỏng. Phần vết thương khô lại và đóng vảy, cuối cùng biến mất và để lại một vết sẹo lớn dưới bắp chân.
Trong suốt khoảng thời gian đó, toàn bộ tiền bạc của tôi được chi cho viện phí và chi phí thuốc men. Tôi thậm chí phải vay tiền của bạn bè và đồng nghiệp mới đủ tiền chi trả cho chúng.
Nhờ đó, tôi chợt nhận ra, tôi hoàn toàn không có một chút tiền dự phòng nào cho bản thân phòng những lúc ốm đau bệnh tật như vậy. Tháng nào nhận lương về tôi cũng tiêu sạch sẽ cho mỹ phẩm, quần áo và các buổi nhậu đêm dài.
Không có quỹ dự phòng, không một khoản tiền tiết kiệm trong suốt 2 năm đi làm quả thật là một thảm họa đầu đời của tôi.
Đến đây, có thể bạn đã nhận ra bài học tôi "xứng đáng" nhận về rồi phải không?
Quay trở về chủ đề thảo luận ngày hôm nay của chúng ta nhé! 10 sai lầm trong quản lý tiền bạc mà chị em chúng mình nên tránh.

#01. Không có mục tiêu và kế hoạch cuộc sống rõ ràng

Điều này giống như bạn muốn xây một căn nhà vậy.
Việc đầu tiên bạn cần tự hỏi mình muốn gì? Muốn ngôi nhà có mấy tầng? mấy phòng? sơn màu gì? đặt ở đâu? Đây là mục tiêu.
Từ đó bạn mới lên được bản vẽ, dự chi ngân sách nhân công, nguyên vật liệu,... Đây là kế hoạch.
Nếu bạn thậm chí không biết mình muốn gì thì bạn cũng sẽ giống như Hương, kiếm tiền về và đổ vào những cuộc nhậu, những đợt săn sale, để rồi đến một ngày phát hiện ra mình "đáng thương" biết mấy.
Bởi vậy, nếu bạn muốn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, đầu tiên hãy đặt bút xuống viết ra mục tiêu của bạn và bắt tay vào việc lên kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu đó.

#02. Không theo dõi thu chi

Cái gì không đo được thì sẽ không kiểm soát được
Nhà đầu tư mạo hiểm người Mỹ John Doerr.
Nếu bạn muốn quản lý tài chính của mình, bạn cần biết tiền của bạn đang được chi ra ở đâu, thu về từ đâu. Từ đó bạn mới có phương án cải thiện tình hình tài chính của mình một cách phù hợp được.
#03. Lạm dung thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là một trong những tiện ích rất tuyệt vời của cuộc sống số của chúng ta hiện nay.
Nó cho phép bạn chi tiêu trước số tiền bạn có.
Đồng thời, nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, rất nhiều các ưu đãi hấp dẫn liên kết giữa ngân hàng và các dịch vụ cuộc sống được thiết lập. Nó mang lại rất nhiều ưu đãi và lợi ích cho khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, thẻ tín dụng cũng là con dao hai lưỡi. Cảm giác "đau ví" sẽ không xuất hiện ngay thời điểm chúng ta quẹt thẻ mà nó được cộng dồn đến ngày ngân hàng gửi sao kê sử dụng thẻ về cho bạn.
Nếu bạn không có kế hoạch chi tiêu một cách cẩn trọng, rất có thể bạn sẽ gặp tình trạng chi nhiều hơn thu. Từ đó nó có thể dẫn tới tình trạng nợ thẻ tín dụng, bạn có thể sẽ phải chi thêm một khoản lãi do nợ thẻ tín dụng mang lại.
Vì vây, hãy tỉnh táo khi sử dụng thẻ tín dụng nhé cô gái!

#04. Dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất

Đây là tư duy từ thời ông bà chúng ta để lại, thậm chí rất nhiều phụ huynh khuyến khích con cái của mình rằng hãy học tập thật tốt khi còn trên ghế nhà trường, tốt nghiệp tìm một công việc ổn định lương cao là có thể an tâm sống tới khi về hưu, an dưỡng tuổi già.
Nhưng đại dịch Covid-19 vừa qua đã đưa ra lời cảnh báo tới rất nhiều chị em chúng mình rằng: chỉ một nguồn thu nhập là quá rủi ro.
Chúng ta không thể biết trước rằng, ngày mai ngày kia chúng ta có thể giữa được công việc mình đang làm hay không? Cũng không có gì chắc chắn nguồn thu nhập duy nhất kia của chúng ta có ổn định đến già không? Và nếu như thu nhập duy nhất ấy bị gián đoạn, cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào?
Bởi thế, dù bạn là ai, đang làm gì hãy nghĩ cách để tạo thêm nguồn thu nhập thứ 2 thứ 3 cho mình.

#05. Mắc phải cơn nghiện mua sắm online

Sự hấp dẫn từ những đợt săn sale sập sàn từ Lazada, Tiki, Shopee, bây giờ có thêm cả Tiktok, livestream trên facebook thật sự quá lớn.
Bởi vậy không khó giả thích vì sao ở góc nhà bạn, trong tủ đồ của bạn có quá nhiều gói hàng chưa xe mác và sử dụng, chúng cứ chất đống trong xó nhà của bạn và ngày ngày bón rút túi tiền của bạn.
Phân biệt thứ bạn CẦN và MUỐN là bài toán bạn cần phải giải nếu như bạn đang mắc phải cơn nghiện mua sắm online này.
Trước khi mua săm, hãy nhìn lại mục tiêu và kế hoạch tài chính cũng như bảng theo dõi thu chi của bạn để quyết định xem bạn có nên mua món hàng đó không.
(Còn tiếp)
Bạn có thể theo dõi "10 sai lầm trong quản lý tiền bạc, chị em cần tránh" tại Podcast: