Chào bạn 👋,
Khi bạn đi trên con đường thiền định bạn sẽ thường nhìn vào hào quang của các vị giác ngộ như Đức Phật, Chúa Jesu, Osho ... Ở những người giác ngộ, họ luôn toát ra ánh hào quang của hạnh phúc, bình an, thanh thản, không còn khổ đau. 😇
Từ đó khiến bạn nghĩ rằng khi tu hành đến 1 mức độ như họ, mình cũng sẽ hết đau khổ và trở nên hạnh phúc, tĩnh tại như những gì họ hiểu hiện ra.
Tuy nhiên đấy chỉ là bề nổi của tảng băng thôi bạn ạ, đứng ở góc độ 1 người đã kinh nghiệm đủ sâu về thiền định, mình nhận ra không phải họ không còn đau khổ mà là khi họ kinh nghiệm đau khổ, họ kinh nghiệm nó sâu sắc hơn rất nhiều so với bình thường.
Vì sao lại như thế? Đáng lẽ nếu họ đã giác ngộ thì phải hết đau khổ chứ?
Là vì quá trình tu tập thiền định, chữa lành khiến cơ thể họ hồi phục, các giác quan cảm nhận trong họ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Từ đó khiến họ không chỉ cảm nhận được những khổ đau bên trong cơ thể mà còn của cả những cá thể khác xung quanh họ.
1 người ý thức đã giác ngộ, họ tự lắng nghe tốt cảm xúc, suy nghĩ của họ, sau đó đến các cá thể khác như con người, động vật và cả thực vật tùy theo mức độ khả năng của người đó. 🧘‍♀️
Họ nhận ra bản thân và thế giới xung quanh là 1 phần thống nhất, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Khi có 1 điều gì đó tác động hay làm tổn thương đến bản thân hoặc những cá thể quanh họ, họ sẽ nhận biết nó rõ ràng, tường tận những chấn động tổn thương đó 1 cách triệt để.
Nhờ dành nhiều thời gian để nhận biết bản thân, họ nhanh chóng cảm nhận triệt để những cảm xúc đau đớn, buồn bã và rút ra những bài học kinh nghiệm trong đó.
Khi sự nhận biết đến 1 điểm như thế, nỗi đau trong họ tự nhiên tan biến...Khoảnh khắc đó họ trở nên vui vẻ, yêu đời vì họ đã sống hết mình, đã nhận biết và đau hết mình.
Khi nỗi đau được nhận biết triệt để, họ không còn nỗi đau nữa. Họ trở về trạng thái bình an, thanh thản như con người vốn có bên trong họ. 🌺
📍 Bài viết kèm ghi âm: