1 chút về làm bảng khảo sát online [online survey]
Mình thấy dạo này mấy bạn startup hoặc mấy bạn đang nhen nhóm 1 ý tưởng kinh doanh/app đều thường có xu hướng khảo sát thử đối tượng...
Mình thấy dạo này mấy bạn startup hoặc mấy bạn đang nhen nhóm 1 ý tưởng kinh doanh/app đều thường có xu hướng khảo sát thử đối tượng của ý tưởng để hiểu (1) họ nghĩ gì về concept, (2) để hiểu hành vi tâm lý của họ.. để (3) có hướng hoàn thiện ý tưởng hơn hay thêm phần tự tin để tiếp tục biến ý tưởng thành hiện thực.
Theo mình, làm như vậy rất hay ^_^ Tuy nhiên, để việc này thật sự mang lại hiệu quả, cũng nên chú ý 1 chút đến cách đặt câu hỏi trong bảng câu hỏi để có được thông tin cần có và không bị sai lệch.
[nãy giờ tám tám là nhân việc mình nhận được email nhờ làm giúp bảng khảo sát này http://bit.ly/griz-khaosat ]
Với ví dụ này, mình lạm bàn một chút để góp phần cho bảng khảo sát hiệu quả hơn về mặt cách thức thiết kế bảng câu hỏi (còn nội dung thì mình không biết lạm bàn do không biết rõ mục tiêu của bảng câu hỏi của tác giả.)
*Đầu tiên phải nói đến độ dài BCH [length of interview - LOI ], chỉ nên từ 10 đến 15 phút khi khảo sát online thôi.
*Do vậy việc bố trí các phần nội dung của BCH [questions by objectives - QBO] với cả phần gạn lọc đáp viên phù hợp [screening], phần các câu hỏi chính yếu phục vụ mục tiêu của BCH [main questionnaire], và phần hiểu về người đang trả lời bảng câu hỏi nhân-khẩu-học [demographics] phải hợp lý để đáp viên trả lời.
Mình nghĩ những câu hỏi liên quan đến nhân-khẩu-học demographics (như tuổi, nghề nghiệp, thu nhập,…) thì nên đặt ở vị trí cuối BCH thay vì để ở đầu tiên như bảng khảo sát đang lấy làm ví dụ này.
Lý do: (a) những câu này đơn giản, đáp viên có thể trả lời dễ dàng và không gây nản. (a') nếu để những câu này ở ngay đầu tiên bảng khảo sát, khả năng cao làm đáp viên dễ chán và không xem tiếp nữa do chưa gì đã hỏi thu nhập – có lẽ cũng hơi bị khựng khi tiếp nhận, đặc biệt là dạng câu hỏi quá cá nhân và thường ít người muốn chia sẻ, theo văn hóa Á Đông.
*Những câu liên quan đến sàng lọc đáp viên (như BKS này là giới tính chẳng hạn) thì để ở đầu tiên như vậy là đúng rồi. Tuy nhiên, nên có logic route cho BCH như kiểu, trang đầu screening questions, đáp viên hợp tiêu chí thì đến trang tiếp theo trả lời main part, không thì đến trang cuối hỏi demographics để thu thập thêm thông tin nếu cần. Như vậy sẽ hay hơn.
*Loại câu hỏi ưu tiên sử dụng [types of question]. Khảo sát online nên hạn chế những câu hỏi mở. Có thể sử dụng dạng câu hỏi đóng nhưng có thêm đáp án để đáp viên điền vào thêm.
*Cách đặt câu hỏi– quan trọng nhất – nên thật cẩn trọng [content of questions and answers given].
Ví dụ, [A] câu số "16. Bạn có thường xuyên xem những sách, báo, tạp chí và các website, forum về ẩm thực không? ", với các lựa chọn trả lời gồm: (a) Có, tôi rất thích, (b) Thỉnh thoảng, (c) Không, tôi không có thời gian. <=== Câu hỏi này hiện đang hỏi tần suất đáp viên đọc về chủ đề ẩm thực, nhưng câu trả lời lại có thêm ý là yếu tố thích, yếu tố không có thời gian,… @_@
Như vậy, 1 câu trả lời được đưa ra chưa trả lời hết được ý của câu hỏi, đồng thời đưa ra thêm nhiều ý mới khác mà lại không bao hàm tất cả các trường hợp khả dĩ có thể xảy ra. Ví dụ tớ không đọc tạp chí về ẩm thực nhưng không phải vì không có thời gian mà không thích thì sao?
Do đó, thiết nghĩ mỗi câu hỏi nên hỏi 1 ý rõ ràng, các câu trả lời nên trả lời theo câu hỏi và cover được toàn bộ ý có thể xảy ra, nếu không thì nên có đáp án khác để đáp viên điền thêm vào.
Lạm bàn vậy thôi. @_@
====
Nếu thấy vui với phần trên, thì phần tiếp theo là 1 ít chi tiết, gợi mở cho anh/chị/bạn nào muốn tự thực hiện các nghiên cứu nhỏ, phục vụ cho công việc của chính mình tại công ty hay freelance.
[Bối cảnh]
Tata từng nghe nhiều người nói, chỉ có công ty lớn, nhiều tiền nhiều vốn, mới làm nghiên cứu thị trường, chứ công ty nhỏ thì tiền đâu ra mà làm. Hay nghiên cứu phải nghiên cứu trên nhiều người, 1000 người chẳng hạn, chạy đi phát bản câu hỏi rồi phỏng vấn, rồi chạy data phân tích này nọ, công ty nhỏ ít vốn đâu có làm nổi…
Thật ra, nghĩ như vậy là hơi .. nhầm một chút rồi. Thật ra nghiên cứu thị trường, thiết yếu là dựa vào việc thu thập dữ liệu (1) và phân tích dữ liệu đó thành thông tin hữu ích (2) giúp cho hoạt động kinh doanh, marketing hay chiến lược nào đó.
Nhiều người thường nghĩ việc (1)- thu thập dữ liệu – nhất thiết phải là chạy ra ngoài đưa bảng câu hỏi cho đáp viên để lấy lại dữ liệu/thông tin là chỉ đang nhìn 1 góc nhỏ của toàn quy trình. Cách làm đó là một trong các dạng thức để có được dữ liệu, còn nhiều dạng thức khác lắm, nhất là trong thời công nghệ thông tin này.
Việc (2) – phân tích dữ liệu thành thông tin hữu ích – việc này là khó nhất, quan trọng nhất, dân research thường hay ví von là “combination of art and science” là ở công đoạn này. Dữ liệu ngày nay nhiều lắm, dễ kiếm nữa, sự khác nhau là ở chỗ ai nhìn ra được vấn đề, hay cơ hội từ những dữ liệu đang có.
[Ví dụ lớn - mô tả giải pháp]
Lấy 1 ví dụ cụ thể, 1 dự án vui, hồi còn trẻ của tata để minh họa 2 việc này. Cùng với bạn mình hồi 2013, tata có thực hiện việc market cho 1 app đọc truyện trên android – tên là 'Hiệp Truyện" app cung cấp nền tảng đọc các loại truyện kiếm hiệp, tiên hiệp,.. cho người dùng trên play store của Google.
Tìm kiếm dữ liệu về thị trường này, việc (1a) tìm dữ liệu thứ cấp (sử dụng phương pháp desk research) thu thập bằng cách xem trên trang google play các loại thông tin và dữ liệu đáng quan tâm. Ví dụ như, (a) hiện nay có tất cả bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp [indirect and direct competitors], (a') lượng người dùng [# of users] của từng app, từ đó có thể phỏng đoán độ lớn thị trường [market size projection] thông qua chỉ số bao nhiêu users cho loại hình app đọc truyện này – đây chính là việc rút ra thông tin hữu ích từ dữ liệu sẵn có thu thập được.
Việc giới thiệu và quảng bá ứng dụng này đến người dùng cuối [marketing a specific app to its target users], trước tiên phải hiểu người-dùng - họ là ai, họ ở đâu, họ thích gì.. để “chiêu dụ” họ cài app của mình. Khi đó, có thể thu thập được dữ liệu [real-time data] từ người dùng, và sử dụng những dữ liệu này để hiểu thêm về người dùng ứng dụng [app] đọc truyện của chính ứng dụng bạn đang làm ra, hoặc thậm chí xem được dữ liệu của người dùng các ứng dụng của đối thủ đang có dạng công khai... Ví dụ, google analytics giúp bạn có những thông tin này. Dữ liệu thu gom được nhiều mênh mông, từ google analytics, từ facebook page manager (nếu bạn có làm fan page), từ google plus,.. giúp bạn hiểu được người dùng [users] của mình ở đâu, làm gì trong app, dùng app trong bao lâu,…
Khi đã rõ users là ai, việc tiếp theo thiên về công việc marketing, thực thi chiến lược gì, hoạt động nào để khiến users biết đến app của mình với mục tiêu đã đặt ra và phạm vi nguồn lực sẵn sàng đầu tư.
Do đó, trong thời buổi công nghệ này, ai cũng có thể tự mình đào luyện khả năng làm research nếu muốn, dựa vào lượng data thặng dư như hiện nay.
Đề xuất một trang web hay cho những bạn quan tâm (nếu hiện tại chưa có project nào cụ thể để thực tập), trang http://www.thinkwithgoogle.com/ sẽ học được nhiều cách nhìn ra trends, insights từ data đang có.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất