Tháng 9/2017, tay vợt nữ huyền thoại Serena Williams trở lại thi đấu sau khi sinh con ở tuổi 37.
Cô là chủ nhân của bộ sưu tập Grand Slam đồ sộ, với tổng cộng 39 danh hiệu: 23 Grand Slam cá nhân, 14 chiến thắng ở giải đánh đôi và 2 chức vô địch giải đôi nam nữ.
Serena đã thắng tới 349 trận đấu tại các giải Grand Slam, bỏ xa huyền thoại Martina Navratilova (306 trận thắng). Cô từng là chủ nhân của 186 tuần liên tiếp giữ ngôi số 1 thế giới, ngang bằng huyền thoại Steffi Graf.
Chính bản thân cô đã thay đổi một phần lịch sử quần vợt. Thành công của cô và chị gái Venus đã mở ra một cánh cửa mới cho các tay vợt da màu, phá tan những định kiến rằng quần vợt là môn thể thao của người da trắng.
Theo lời Mouratoglou, Serena đã phát kiến ra thứ vũ khí gọi là “sự đe dọa trong quần vợt”, khi mà chỉ riêng sự hiện diện của Serena cũng đủ khiến đối phương phải sợ hãi.
Khi chưa có gì trong tay, người ta sẽ cố gắng để có được. Một danh hiệu, rồi bảo vệ nó, rồi đến danh hiệu thứ hai, thứ ba …
Sẽ có người cảm thấy phải đến lúc dừng lại, khi có được vinh quang cần có, tiền bạc đủ đầy. Nhưng có người ra sân là để đấu với chính mình, đấu với những kỷ lục và đấu với những thách thức mà thời gian - thứ vốn rất tàn nhẫn - là đối thủ chính. Họ đơn giản chỉ là để tiếp tục cảm giác chiến thắng, nhưng tất nhiên để có được nó, ở độ tuổi lớn hơn trước rất nhiều, không phải điều đơn giản. Serena Williams là một người như vậy.
Serena Williams đã thất bại ở tất cả các giải Grand Slam kể từ lúc trở lại thi đấu sau khi sinh con. Khi thì chung kết, khi thì bán kết hay tứ kết. Dù vậy, vẫn với một thái độ bình thản, tay vợt kỳ cựu này vẫn tham gia giải đấu tiếp theo, với hi vọng giành chức vô địch. Ai cũng nghĩ, cô cố chấp cố gắng làm quái gì nữa
Thế nhưng liệu có ai hiểu được mong muốn thật sự của Serena. Ở độ tuổi U40, tiền bạc, gia đình yên ổn, cựu số 1 thế giới vẫn ra sân thi đấu, với mục đích (gần như duy nhất còn lại) là san bằng kỷ lục 24 Grand Slam mà tiền bối Margaret Court làm được ở nội dung đơn nữ. Nếu không tính Venus Williams đã giải nghệ thì tay vợt gần nhất có thể thách thức Serena Williams là Naomi Osaka, với … 3 chức vô địch.
Đối với nhiều người, những vinh quang mà Serena có được đã là quá đủ. Họ mà như thế thì họ đã nghỉ ngơi từ lâu tận hưởng cuộc sống, chứ chẳng cần cố gắng làm gì nữa. Nhưng thứ vinh quang mà Serena khao khát trong lòng, muốn được thoả mãn lại là điều khác.
Chúng ta cứ mãi mải miết kiếm tìm vinh quang mà người khác mong mỏi, công nhận. Nhưng thứ vinh quang hạnh phúc tột đỉnh nhất mà ta nên kiếm tìm chính là vinh quang do chính bản thân ta mong muốn.