-Để anh nói em nghe về nỗi cô đơn- (Vì đang là mùa mưa mà)
Cô đơn, trước hết, không phải là ở một mình. Dù đôi khi, việc ở một mình dễ làm người ta có cảm thấy cô đơn. Ở một mình đơn giản là...
Cô đơn, trước hết, không phải là ở một mình. Dù đôi khi, việc ở một mình dễ làm người ta có cảm thấy cô đơn. Ở một mình đơn giản là một thời điểm mà bạn tách mình ra khỏi thế giới, để có một khoảng lặng cho riêng mình.
Ở một mình thì tốt! Mình thích ở một mình! Khi chỉ có một mình mình, tâm trí mình hoàn toàn tĩnh lặng, và mình sẽ trò chuyện với chính bản thân mình. Mình là ai, mình là người thế nào, mình muốn trở thành ai, mình cần sửa cái gì, cố gắng chỗ nào, cái gì mình đã làm tốt, cái nào mình làm tốt nhưng chưa đủ, cái nào mình đã làm sai… Giống như tìm hiểu người bạn đời, việc tìm hiểu chính bản thân mình như vậy giúp mình hiểu về mình hơn, vì suy cho cùng thì chúng ta trước hết là bạn đời của chính mình.
Cô đơn thì không tốt như vậy, mình không thích cô đơn… Và mình nghĩ cũng không ai thích cô đơn.
Mỗi chúng ta luôn có những sợi dây vô hình kết nối với những người xung quanh. Người càng la xạ thì sợi dây kết nối càng mong manh. Người càng thân thiết và gắn bó thì sợi dây kết nối càng bền chặt.
Nhưng dù có vô vàn những sợi dây kết nối vô hình như vậy thì vẫn có những thời điểm trong đời, chúng ta cảm thấy mình hoàn toàn “mất kết nối” với thế giới xung quanh. Chúng ta không thể chia sẻ với ai nỗi lòng mình, kể cả những người thân thiết nhất.
Nhưng dù có vô vàn những sợi dây kết nối vô hình như vậy thì vẫn có những thời điểm trong đời, chúng ta cảm thấy mình hoàn toàn “mất kết nối” với thế giới xung quanh. Chúng ta không thể chia sẻ với ai nỗi lòng mình, kể cả những người thân thiết nhất.
Đôi khi là vì họ không kết nối, không lắng nghe chúng ta.
Đôi khi là vì họ lắng nghe nhưng không thấu hiểu cho câu chuyện của chúng ta.
Hoặc đôi khi là do chúng ta chủ động ngắt kết nối với họ. Tại sao vậy? Vì chúng ta nhận ra rằng bạn bè chúng ta cũng đã lớn, cũng như chúng ta, họ có vấn đề của riêng mình, chúng ta không nên làm họ bận lòng nữa. Còn với gia đình, chúng ta sợ họ lo lắng, hoặc đôi khi là do khoảng cách tuổi tác và lập trường khác biệt. Còn người mà bạn hết mực yêu thương, người mà bạn nghĩ rằng sẽ là người lắng nghe mọi sẻ chia của bạn, thì đôi khi, đáng buồn thay, tâm của họ lại không dành cho bạn.
Đôi khi là vì họ lắng nghe nhưng không thấu hiểu cho câu chuyện của chúng ta.
Hoặc đôi khi là do chúng ta chủ động ngắt kết nối với họ. Tại sao vậy? Vì chúng ta nhận ra rằng bạn bè chúng ta cũng đã lớn, cũng như chúng ta, họ có vấn đề của riêng mình, chúng ta không nên làm họ bận lòng nữa. Còn với gia đình, chúng ta sợ họ lo lắng, hoặc đôi khi là do khoảng cách tuổi tác và lập trường khác biệt. Còn người mà bạn hết mực yêu thương, người mà bạn nghĩ rằng sẽ là người lắng nghe mọi sẻ chia của bạn, thì đôi khi, đáng buồn thay, tâm của họ lại không dành cho bạn.
Nhưng khác với việc chủ động ngắt kết nối để ở một mình, lần này bạn ngắt kết nối với những người xung quanh nhưng trong sâu thẳm tâm hồn bạn vẫn khao khát được kết nối, bạn vẫn gửi đi những tín hiệu, những cái "ping" đến một "thiết bị" nào đó.
Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó!
Cô đơn còn một hình thái khác, là khi bạn lại tự “ngắt kết nối” với chính mình! Vì cuộc đời ngoài kia thật buồn cười, họ nói bạn phải mạnh mẽ, phải kiên cường, phải tích cực, trong khi bạn thì đang-chết-từng-chút-một. Họ không chia sẻ với bạn, mà ngược lại, còn làm vấn đề trở nên tệ hơn. Khi bạn chia sẻ với nỗi buồn họ cười bạn yếu đuối. Khi bạn chia sẻ về áp lực họ nói bạn kém cỏi. Khi bạn bạn nói bạn đau, họ chê bạn nhu nhược…
Thế rồi, thật sai lầm, rằng bạn lại nghe bọn họ. Vì bạn sợ bị chê cười, nên bạn gồng mình để tỏ ra rằng bạn ổn, bạn thật vui vẻ, bạn thật mạnh mẽ, bạn thật độc lập.
Thế rồi, thật sai lầm, rằng bạn lại nghe bọn họ. Vì bạn sợ bị chê cười, nên bạn gồng mình để tỏ ra rằng bạn ổn, bạn thật vui vẻ, bạn thật mạnh mẽ, bạn thật độc lập.
Thế là bạn bỏ rơi chính bản thân mình. Bạn vứt nỗi buồn của mình vào xó nhà để đi làm, đi chơi… Để rồi nỗi buồn ngày càng chất đống trong căn phòng của bạn. Thế rồi sau một ngày trở về nhà, bạn chết chìm trong những nỗi buồn của chính mình. Cứ thế, lặp đi lặp lại, ngày này qua ngày khác.
Đó là cô đơn!
Nhưng bạn biết không? Cô đơn là một điều tất yếu của trưởng thành.
Bạn bè chắc chắn sẽ có những nỗi lo riêng, cũng như bạn có nỗi lo riêng nên đôi khi bỏ quên bạn bè.
Gia đình không thấu hiểu nỗi lòng của bạn, cũng như bạn không nhìn thấy tâm sự của cha mẹ mình.
Và đôi khi chính bạn cũng là người vô tâm với người mà bạn yêu thương… Nên chúng ta dĩ nhiên sẽ có những ngày bị nỗi buồn và cô đơn ghé thăm, có ngày nắng ấm thì cũng sẽ có ngày mưa giông. Nên bạn đừng mong bạn sẽ có một tuổi trưởng thành đầy những điều vui vẻ, hãy tập sống với những phút giây cô đơn.
Nhưng khoan, đừng vội bi quan!
Vì căn nguyên của cô đơn là sự kết nối, nên để vượt qua nó, bạn chỉ cần kết nối thôi.
Vì căn nguyên của cô đơn là sự kết nối, nên để vượt qua nó, bạn chỉ cần kết nối thôi.
Như mình nói ở trên, có thể bạn bè của bạn cũng gặp vấn đề mà không thể kết nối tới ai, người bạn thương cũng buồn vì sự vô tâm của bạn, gia đình bạn cũng có vấn đề của họ. Nên thay vì tự nhốt mình trong phòng với nỗi buồn đó, hãy kết nối với thế giới xung quanh, chuyện đó không chỉ giúp bạn, mà có lẽ là còn giúp những người khác nữa.
Có một dạo nọ, mình cảm thấy rất tệ. Khi đó có 2 chuyện làm mình cảm thấy tốt lên. Thứ nhất, là một cô bạn đột ngột nhắn tin “Dạo này cậu có ổn không? Mà sao không thấy đăng gì trên Facebook?”. Thứ 2 là có một lần mình rủ vài đứa bạn đi nhậu, không ai trả lời, nhưng 7g tối khi mình đang ở một mình thì 1 thằng đột nhiên gọi và bảo ra quán đi. Đến bây giờ tụi nó vẫn không biết mình buồn vì chuyện gì, không biết mình gặp vấn đề ở đâu nhưng nhờ tụi nó mà mình cảm thấy tốt hơn. Đôi khi chúng ta không cần giải quyết vấn đề, chẳng ai có thể giúp ai giải quyết vấn đề cả, chúng ta chỉ cần kết nối với nhau thôi.
Nên đừng ngần ngại nói rằng bạn buồn, đừng xấu hổ khi khóc lóc, đừng e dè khi lên Facebook để nói rằng bạn buồn… Cứ nói đi, cứ thể hiện đi, cứ cho mọi người biết rằng bạn không ổn. Cứ gửi đi những tín hiệu, mình tin bạn sẽ được đáp lại.
Nếu không có, cứ nhắn tin cho mình, mình vô công rỗi nghề mà, mình hứa sẽ lắng nghe bạn nói, và mời bạn vài chai bia.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất