Hôm trước mắt nhắm mắt mở tình cờ đọc được confession quá deep này, giật mình nhớ ra vẫn nợ các bạn một bài về cái chết từ phần 5 của series. 

Như thường lệ, bài viết sẽ dựa nhiều trên những tư tưởng Stoicism, trường phái triết học của đời mình. Tuy nhiên sẽ có thêm 1 phần mở rộng qua những gì mình tổng hợp được.

Rất mong các cao nhân có thể bổ sung quan niệm về cái chết từ những trường phái triết học khác.


Có lẽ ấn tượng đầu tiên về cái chết trong Stoicism đến từ lời dạy của Seneca:
“He who is unwilling to die never wanted to live, for life is given to us with death as a precondition. Death is where we are headed, and for that reason one would be mad to fear it (letter 30)


Lược dịch: Ai không muốn chết thì cũng là chẳng muốn sống, vì cuộc sống được trao cho ta với 1 điều kiện trước hết là ta sẽ phải đối mặt với cái chết một ngày nào đó. Vì vậy, cái chết thực ra là thứ ta đang hướng tới, nên sợ chết chắng hóa điên khùng sao?

Và dù ta có muốn, ta cũng không thể trốn khỏi cái chết:
And where can I go to escape death in any case? Tell me the country, give me the name of the people who are safe from death, where I can get asylum; provide me with the magic charm. No, I cannot escape death, [10] but at least I can escape the fear of it – or do I have to die moaning and groaning too? (Epictetus, book 1, I 27)


Lược dịch: Ai có thể trốn thoát khỏi cái chết? Cho ta hay nơi nào, nước nào, người nào có thể khẳng định mình sẽ không chết? Để ta có thể học hỏi được phép thuật kỳ diệu đó. 
Không, ta không thể tránh cái chết, nhưng tối thiểu ta có thể trốn thoát nỗi sợ chết, vì ta - một con người - có thể chọn để không chết trong rên rỉ và than vãn.

Tuy nhiên, kể cả nếu cái chết là điều hiển nhiên, tại sao ta lại phải nghĩ về nó?

Seneca sẽ trả lời bạn như sau:
Perhaps you think it is a waste of time to learn something you will need to use only once. But that is the very reason we ought to rehearse: if we cannot test whether we know it, we should be learning it always ... There’s no way to know the point where death lies waiting for you, so you must wait for death at every point ... “Rehearse for death”: he who says this is telling us to rehearse our freedom. One who has learned death has unlearned slavery, for death is above all powers, and certainly beyond all. What does death care for prison, for shackle and for cell? Its gate is ever at liberty. There is but one chain that binds us: the love of life. That, admittedly, we may not discard; yet we must lessen it, lest anything detain us when commanded by our situation, or hinder us from readiness to do at once what must be done someday ...  (letter 26)


Lược dịch: Có lẽ bạn cho rằng chúng ta chỉ tốn thời gian nghĩ về cái chết, vì ta chỉ trải nghiệm nó có 1 lần mà thôi. Nhưng, chính vì thế, ta càng phải suy nghĩ về nó. Nếu ta không thể kiểm tra một điều là ta biết về nó, ta phải luôn để tâm đến nó ... "Nghĩ về cái chết", người nào nói thế tức là biết cách tìm kiếm sự tự do cho bản thân. Vì khi 1 người thực sự biết về cái chết (và không sợ nó), anh ta sẽ vượt qua được lệ thuộc, vì cái chết cao hơn tất cả quyền lực và những xiềng xích khác. Khi cái chết đến liệu bạn còn nghĩ về tù ngục, kham khổ? Cái chết sẽ mở cánh cửa cho tự do. Chỉ có 1 thứ trói buộc chúng ta: tình yêu cuộc sống. Điều đó, ta không thể chối bỏ, nhưng ta có thể làm giảm ảnh hưởng của nó, để khi phải đối mặt với cái chết, nó sẽ không khiến ta mất đi nhuệ khí của mình. Để ta có thể đón nhận cái kết quả (cái chết) mà đằng nào cũng sẽ đến với ta mà thôi.


Vậy, điều này liên quan gì đến triết học?



Seneca sẽ trả lời bạn như sau:
Philosophy does this: it enables a person to be cheerful within sight of death, and brave and cheerful no matter what condition his body is in, not giving up just because the body is giving out. A great captain sails on, even with his canvas in tatters; even if he has jettisoned the ship’s equipment, he keeps the remnants of his vessel on course. (letter 30)


Lược dịch: Triết học làm được điều này: nó sẽ giúp bạn có thể ngẩng đầu sẵn sàng mà đón nhận cái chết, dũng cảm mà đối mặt với nó dù là từ hình thức nào. Một người thuyền trưởng vĩ đại sẽ tiếp tục lèo lái còn thuyền, dù cho cánh buồm đã nát tươm, dù phải vứt bỏ tất cả mọi thứ trên tàu, anh ta cũng sẽ vẫn giữ cho phần còn lại của con thuyền đi đúng hướng.

Và đi sâu hơn:
It is not death that is glorious but dying bravely ... No one praises death; rather, we praise the spirit that death can carry off but cannot vanquish. The same death that was glorious in Cato’s case became immediately base and shameful in the case of Decimus Brutus. For it was he who asked his executioners to wait a moment and went off to use the latrine. Then when they called him back and ordered him to stretch out his neck, he said, “I will if you let me live.” What madness it is to run away when you cannot possibly escape! “I will if you let me live” — he might as well have added, “even under Antony!” Now there was a man who deserved to be spared! (letter 82)
I expect the minute you get to making light of death you’ll tell me about Cato.” Why shouldn’t I tell you about Cato’s last night, how he was reading a book by Plato with his sword right next to his head?* Those were the two things he had selected to equip himself against his final hour, the one so that he would be willing to die, the other so that he would be able. (letter 24)


Lược dịch: Cái chết, bản thân nó không tốt cũng không xấu, mà quan trọng là cách một người đối mặt với nó. Không ai ca ngợi cái chết, mà thực tế là ta ca ngợi phẩm cách của người đã làm cho cái chết của chính họ trở nên vĩ đại. Hãy nhớ lại 2 ví dụ:
Một là cái chết của Cato, người mà đêm cuối cùng của cuộc đời, ngồi bình thản đọc sách của Plato với thanh kiếm (để tự kết liễu cuộc đời anh) bên cạnh. Đó là hai thứ Cato trang bị cho mình để đối mặt với cái chết, cuốn sách triết học để anh có thể sẵn sàng đón nhận cái chết, và thanh kiếm để chính anh có thể làm việc đó.
Trong khi đó, nghĩ về cái chết của Decimus Brutus. Hắn là người đã cầu xin đao phủ để được đi vệ sinh trước khi chết. Sau một hồi, khi người ta gọi hắn ra, hắn nói: "Tôi chỉ ra nếu các người tha cho tôi được sống".

Bạn thấy sự khác biệt không? Chính sự điên cuồng nhục nhã cầu xin một thứ mà mình không thể quyết định và trốn thoát khiến cái chết của Brutus trở thành 1 sự sỉ nhục. "Tôi chỉ ra nếu các người tha cho tôi được sống". Nghe mà muốn miễn cho hắn được chết, thằng hèn!

Ảnh đậm chất minh họa. Trên: Socrates, tự quyết định cái chết của mình, dù bạn bè bày cách cứu ông. Dưới: Hàn Tín!


Vậy, triết học khuyên nên làm gì để đối mặt với cái chết?



Việc đầu tiên, hẳn nhiên là phải thường xuyên nghĩ đến nó, như Seneca đã viết:
There’s no way to know the point where death lies waiting for you, so you must wait for death at every point. (letter 26)


Lược dịch: Không ai biết mình sẽ chết lúc nào, và bởi vậy nên mỗi người nên chờ đón nó mỗi phút giây.

Và hoàng đế Marcus đã tự nghiệm với bản thân ông:
A trite but effective tactic against the fear of death: think of the list of people who had to be pried away from life. What did they gain by dying old? In the end, they all sleep six feet under—Caedicianus, Fabius, Julian, Lepidus, and all the rest. They buried their contemporaries, and were buried in turn. (book 4, #50)


Lược dịch: Một cách khá cũ nhưng cực kỳ hiệu quả để vượt qua nỗi sợ chết: nghĩ về danh sách những người đã ra đi mãi mãi. Họ được gì từ việc chết già (đau đớn vì ốm đau bệnh tật, thậm chí nếu quá già thì còn phải chịu cái bất hạnh mất đi những người thương yêu)? Sau cùng, tất cả đều nằm trong hộp mà thôi. Họ chôn cất những người cùng thời, để rồi người khác lại chôn cất họ.

Epictetus, như thường lệ, thì lại khuyên ta nên suy xét đến tận cùng của cái chết:
What is death? A scary mask. Take it off – see, it doesn’t bite. Eventually, body and soul will have to separate, just as they existed separately before we were born. So why be upset if it happens now? If it isn’t now, it’s later. (book 2, II 1)


Lược dịch: Cái chết là gì? Một khái niệm trừu tượng. Lột chiếc mặt nạ của nó ra và bạn sẽ thấy nó không thể hại bạn đâu. Sau cùng, thân xác và linh hồn này cũng sẽ phải chia tách, cũng như chúng đã chia tách trước khi ta sinh ra. Vậy, tại sao phải buồn đau nếu nó xảy ra ngay bây giờ?

Và Marcus phát triển thêm 1 chút ý này của thầy mình:
Fear of death is fear of what we may experience. Nothing at all, or something quite new. But if we experience nothing, we can experience nothing bad. And if our experience changes, then our existence will change with it—change, but not cease. (book 8, #58)

Lược dịch: Nỗi sợ chết là nỗi sợ thứ mà chúng ta sẽ phải trải nghiệm. 2 trường hợp có thể xảy ra: chết là hết, không gì cả; hoặc chết sẽ cho ta trải nghiệm thứ gì đó mới. Nếu ta không thể trải nghiệm cái chết, thì chả có gì đáng sợ. Còn nếu là 1 thứ mới, thì sự sống của ta sẽ thay đổi. Vậy là thay đổi, chứ không phải là dừng lại.

Điều này cũng được Seneca nhắc đến:
Death is made alien to us also by the fact that we know this world already, but we do not know what the world toward which we are headed is like, and we have a horror of the unknown. (letter 82)


Lược dịch: Cái chết là 1 hiện tượng kỳ lạ đối với ta vì ta (cho rằng) ta hiểu về thế giới ta đang sống, trong khi ta không biết điều gì sẽ xảy đến sau khi ta chết. Và con người sợ những thứ họ không biết.

Điều này được nhắc đến một cách khá tươi sáng trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử qua 1 hình ảnh ẩn dụ:
Lệ Cơ, con của một vị phong nhơn xứ Ngại, gả cho vua nước Tấn. Khi về nhà chồng, lụy ướt dầm bâu. Kịp khi đến hoàng cung, cùng vua đồng sàng, nếm mùi sô hoạn, rồi lại hối hận giọt lệ ngày xưa. Ta biết đâu kẻ chết lại không hối hận vì mình đã mong được sống thêm?



Một vài chia sẻ của bản thân: là một người đã từng đối mặt với cái chết (xin phép không đi vào chi tiết vì từ thời trẻ trâu bồng bột), mình xin khẳng định cái giây phút cải tử hoàn sinh ấy nó không để lại cho mình bất cứ ấn tượng nào đặc biệt hết. Vì vậy, có lẽ ngay cả những cái chết dã man nhất, như ngũ mã phanh thây của Tàu, thì sự đau đớn đến với chủ thể cũng sẽ rất nhanh chóng, và nỗi sợ thực ra lại đọng lại nhiều hơn cho những người xem (chứ không trải nghiệm) mà thôi.

Mình trước đây cũng vài lần suy nghĩ về điều gì xảy ra sau khi quy tiên, vì thực sự cái lý thuyết người tốt lên thiên đàng kẻ xấu xuống địa ngục nó không thuyết phục được mình. Nguyên nhân chính, có lẽ là do mình nghĩ định nghĩa thế nào là tốt, thế nào là xấu? Kiểu nếu một người vô tình giết 1 tên sát nhân để cứu 1 người, Chúa có truy xét cẩn thận và đọc hết tương lai để tổng hợp và cộng trừ rồi phán người ấy cuối cùng là tốt hay là xấu hay không? Và kể cả tốt xấu rõ ràng, mình thực sự cũng không biết liệu cái thiên đàng (mà mình hy vọng mình sẽ lên) với một nửa thế giới (tạm cho là vậy) có ... đông quá không, có khác gì so với trái đất không?


Cho đến khi mình đọc được quan niệm về cái chuyển hóa sau khi chết từ cuốn Hành trình về Phương Đông. Vì thấy nó khá hợp lý nên muốn giới thiệu với các bạn, chỉ để suy xét thôi nhé. Nếu bạn nào có ý tưởng khác rất hy vọng có thể comment để mọi người cùng biết cuối bài.
Bạn mến, trước hết tôi xin khẳng định rằng chết không phải là hết, mà chỉ là một giai đoạn di chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Con người chỉ rời bỏ thể xác này thôi. Sự chết không có gì đáng sợ như người ta vẫn nghĩ ... Theo sự hiểu biết của tôi, con người khi sống ra sao thì chết cũng thế thôi. Không có gì thay đổi hết! Họ không thông minh hơn, hiểu biết hơn. Hơn nữa, âm dương cách trở, họ khó có thể giúp gì cho người cõi trần. Dĩ nhiên, họ rất muốn tiếp xúc với thân nhân còn sống, nhưng người sống đâu ý thức gì đến sự hiện diện của họ. Khi chết ta bước qua cõi trung giới và cõi này gồm có bảy cảnh khác nhau. Mỗi cảnh được cấu tạo bằng những nguyên tử rất thanh mà ta gọi là “dĩ thái”. Tuỳ theo sự rung động khác nhau mà mỗi cảnh giới một khác. Tuỳ theo vía con người có sự rung động thanh cao hay chậm đặc, mà mỗi người thích hợp với một cảnh giới, đây là hiện tượng “đồng thanh tương ứng” mà thôi. Khi vừa chết, thể chất cấu tạo cái vía được sắp xếp lại, lớp thanh nhẹ nằm trong và lớp nặng trọc bọc phía ngòai, điều này cũng giống như một người mặc nhiều áo khác nhau vào mùa lạnh, áo lót mặc ở trong, áo choàng dầy khoác ngoài. Vì lớp vỏ bọc bên ngoài cấu tạo bằng nguyên tử rung động chậm và nặng nề, nó thích hợp với các cảnh giới tương ứng ở cõi âm, và con người sẽ đến với cảnh giới này. Sau khi ở đấy một thời gian, lớp vỏ bao bọc bên ngoài dần dần tan rã giống như con người trút bỏ áo khoác bên ngoài ra, tuỳ theo các lớp nguyên tử bên trong mà họ thích ứng với một cảnh giới khác. Cứ như thế, theo thời gian, khi các áp lực vật chất tan rã hết thì con người tuần tự tiến lên những cảnh giới cao hơn. Điều này cũng giống như một quả bóng bay bị cột vào đó những bao cát; mỗi lần cởi bỏ được một bao thì quả bóng lại bay cao hơn một chút cho đến khi không còn bao cát nào, thì nó sẽ tự do bay bổng. Trong bảy cảnh giới của cõi âm, thì cảnh thứ bảy có rung động nặng nề, âm u nhất, nó là nơi chứa các vong linh bất hảo, những kẻ sát nhân, người mổ sẻ súc vật, những cặn bả xã hội, những kẻ tư tưởng xấu xa, còn đầy thú tính. Vì ở cõi âm, không có thể xác, hình dáng thường biến đổi theo tư tưởng nên những kẻ thú tính mạnh mẽ thường mang các hình dáng rất ghê rợn, nửa người, nửa thú. Những người thiếu kiến thức rõ rệt về cõi này cho rằng đó là những quỷ sứ. Điều này cũng không sai sự thật bao nhiêu vì đa số những vong linh này luôn oán hận, ham muốn, thù hằng và thường tìm cách trở về cõi trần. Tuỳ theo dục vọng riêng tư mà chúng tụ tập quanh các nơi thích ứng, dĩ nhiên người cõi trần không nhìn thấy chúng được. Những loài ma đói khát quanh quẩn bên các chốn trà đình tửu quán, các nơi mổ sẻ thú vật để tìm những rung động theo những khoái lạc vật chất tại đây. Khi một người ăn uống ngon lành họ có các rung động, khoái lạc và loài ma tìm cách hưởng thụ theo tư tưởng này. Đôi khi chúng cũng tìm cách ảnh hưởng, xúi dục con người nếu họ có tinh thần yếu đuối, non nớt. Những loài ma dục tình thì quanh quẩn nơi buôn hương bán phấn, rung động theo những khoái lạc của người chốn đó, và tìm cách ảnh hưởng họ. Nếu người sống sử dụng rượu, các chất kích thích thì ngay trong giây phút mà họ không còn tự chủ được nữa, các loài ma tìm cách nhập vào trong thoáng giây để hưởng một chút khoái lạc vật chất dư thừa. Vì không được thoả mãn nên theo thời gian các dục vọng cũng giảm dần, các nguyên tử nặng trọc cũng tan theo, vong linh sẽ có các rung động thích hợp với một cảnh giới cao hơn và y sẽ thăng lên cõi giới tương ứng. Dĩ nhiên, một người có đời sống trong sạch, tinh khiết sẽ không lưu ở cõi này, mà thức tỉnh ở một cõi giới tương ứng khác. Tuỳ theo lối sống, tư tưởng khi ta còn ở cõi trần mà khi chết ta sẽ đến những cảnh giới tương đồng, đây chính là định luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
Đại loại, tư tưởng này có thể nhận định là dựa trên thuyết tiến hóa, và những cõi giới sau khi chết mà một người phải lưu lại tương ứng với cách hành xử của anh ta trong kiếp này. Điều này theo mình, thứ nhất là dễ tin hơn, thứ hai là có thể dùng làm cơ sở để kiềm chế bản thân lao vào các thứ xấu xa tội lỗi trong cuộc đời. Thực ra điểm mà mình vẫn chưa lĩnh hội được hết là sau khi đã vượt qua được 7 cõi giới thì sẽ thế nào, nhưng ít nhất nó cho mình sự giải thích về những thứ sẽ xảy ra sau khi chết, và có lẽ thế là đủ rồi. Giống mấy ông bà hay nói chuyện ngày tận thế ấy, tính xa quá thường chả để làm gì.

A Dreamer
Nguồn:
Moral Letters to Lucilius - Seneca
The Discourse - Epictetus
Trang Tử Nam Hoa Kinh - cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Hành trình về Phương Đông - Baird T. Spalding

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)



Các bài viết khác của tác giả: