Sau nhiều năm đèn sách và kết hợp với kinh nghiệm thực tế tôi đúc kết lại tất cả những kiến thức tốt nhất của mình thành một mục được gọi là TRÍ TUỆ TÀI CHÍNH. Đây là chuyên mục sẽ luôn được cập nhật liên tục vì tôi vẫn sống, vẫn ngu dốt và vẫn không ngừng học hỏi mỗi ngày.

Những kinh nghiệm, nguyên tắc này chỉ là xuất phát dựa trên quan điểm cá nhân, nó có thể đúng ở thời điểm hiện tại nhưng sẽ sai lệch trong tương lai, đúng với thị trường này nhưng không chính xác ở thị trường khác và còn tùy thuộc vào phương pháp, năng lực của mỗi người vậy nên đừng cứng nhắc mà hãy vẫn dụng nó một cách linh hoạt sao cho phù hợp nhất với phương pháp của chính bạn.

1. FA hay TA
FA là viết tắt của Fundamental Analysis - Phân tích cơ bản.
TA là viết tắt của Technical Analysis - Phân tích kỹ thuật. 
Đây là hai hình thức phân tích phổ biến nhất trong đầu tư, thậm chí còn có thể gọi là hai trường phái riêng biệt vì có nhiều người chỉ chọn 1 trong 2 hình thức phân tích để ra quyết định mua bán hay tham gia vào một thương vụ đầu tư nào đó.
Nếu bạn đã từng tham gia hoặc biết đến những cuộc tranh luận giữa hai trường phái này thì tốt nhất hãy dừng lại và tự hỏi: 
- Tại sao mình không giỏi cả hai nhỉ?
Người thành công luôn chọn cả hai, chứ không phải là một trong hai.
Bạn không nên phân vân sẽ theo trường phái nào vì theo tôi, bạn cần phải giỏi cả hai.
Sẽ có những ý kiến phản biện rằng: Tôi trade Forex, hay Binary Option thì cần gì phải biết đến FA, chỉ TA là quá đủ rồi, tuy nhiên điều này không thực sự đúng.
Cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đều hướng tới một mục tiêu duy nhất đó là dựa vào những thông tin trong quá khứ để xác định mức giá trong tương lai của tài sản. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật mang tính ngắn hạn, còn phân tích cơ bản mang tính dài hạn.

biểu đồ thật đẹp
Nếu bây giờ, bạn phải nhìn vào biểu đồ của một cổ phiếu bất kỳ nhưng không biết bất kỳ thông tin nào về tên công ty, về mô hình kinh doanh, về ban lãnh đạo, về báo cáo tài chính thì liệu rằng bạn có thể dự đoán được mức giá của cổ phiếu trong 5 hay 10 năm sắp tới hay không?
Đó là điều gần như không thể.
Bạn chỉ có thể dự đoán được điều này thông qua phân tích cơ bản mà thôi.
Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật không phải là tách biệt mà là hai sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
Rất nhiều người thắc mắc là rõ ràng đã mua cổ phiếu của công ty tốt, thậm chí là tuyệt vời thế mà vẫn không có lãi, nhiều khi còn lỗ sấp mặt. 
Sau khi xem xét qua, thì tất cả đều thừa nhận rằng đó là một côn ty tốt, bạn là người có khả năng phân tích cơ bản rất tốt, có thể gọi là xuất sắc nhưng nếu bạn là một kẻ ngu đần trong việc Phân tích kỹ thuật thì bạn không thể nào có lãi lớn được, vì lại đi mua vào thời điểm mà mức giá đang ở đỉnh, mua như thế thì thật khó để mà có lãi, ít nhất là trong ngắn hạn.
Để trở thành một nhà đầu tư thực sự bạn cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa FA và TA, không cần phải quá xuất sắc nhưng cần phải biết cả hai. Phân tích cơ bản để tìm ra doanh nghiệp tốt, có vị thế đầu ngành, kinh doanh đang mở rộng và quan trọng nhất là lợi nhuận sẽ tăng trưởng bền vững trong tương lai, cái này đôi khi chả cần phân tích vì những công ty như Apple, Google, Facebook... hiển nhiên là đang dẫn đầu.
Làm được như vậy nghĩa là đã có 51% thành công trong đầu tư với nhiều cơ hội chiến thắng. Phần còn lại dựa vào phân tích kỹ thuật để tìm ra thời điểm mua thích hợp, kiên nhẫn chờ đợi và click chuột.
Sự kết hợp hài hoà giữa TA và FA sẽ tạo ra kết quả vượt trội hơn rất nhiều so với việc bạn chỉ biết một trong hai. 
Đừng chỉ làm trader mà hãy làm investor.
Nếu muốn học về TA thì bạn có thể học ở trang này: https://traderviet.com/categories/lop-hoc-traderviet.4/ 
sau đó vào trang này để trade Forex: https://www.mql5.com/en/trading.
Trading là một công việc vô cùng vui vẻ, không tin bạn cứ thử đi. 

2. Hành động thay vì chờ đợi
Hồi mới đầu tư tôi cũng tham gia nhiều nhóm lắm nhưng giờ thì tôi thoát ra hết rồi, không tham gia bất cứ nhóm nào nữa vì nó chẳng giúp ích cho mình được một chút xíu nào hết, thậm chí chỉ toàn mang đến những thông tin tiêu cực và những suy nghĩ lệch lạc đến mức ngớ ngẩn.
Tôi cũng từng tham gia nhóm tín hiệu trên Telegram, đăng ký nhận tín hiệu của các sàn giao dịch lớn, nơi mà tác giả của những bài phân tích luôn được gắn mác chuyên gia nhưng là chuyên gia sai bét.
Tôi thử copy trade, nhưng cũng chả ăn thua. Thậm chí hồi mới biết đến nó tôi còn nghĩ mình tìm được chén thánh, đi khoe khắp nơi, nghĩ lại thấy đúng là ngu ngốc quá mà. :))
zulutrade, nền tảng copy trade lớn nhất
Sau cùng tôi nghĩ, mẹ kiếp, đơn giản như thế thì làm gì còn ai nghèo nữa.
Không có con đường làm giàu nào đơn giản và bạn phải tự dựa vào năng lực của bản thân, đó là bài học mà tôi nhận được sau biết bao nỗ lực tìm cách ngồi mát ăn bát vàng.
Dù bạn có đọc bao nhiêu cuốn sách, học bao nhiêu phương pháp, hay kinh nghiệm bao nhiêu năm thì mục đích cuối cùng là hãy tổng hợp nó lại để tự xây dựng một phương pháp, một phong cách cho riêng mình. Đừng bao giờ nghĩ kiếm tiền là dễ dàng và cũng đừng bao giờ cố gắng đi tìm ông thầy giỏi với hy vọng chỉ cần học hết được kiến thức là sẽ giỏi được như họ, chẳng bao giờ có chuyện đó đâu.
Nhiều người bảo tôi viết về mấy cuốn sách tài chính hay ho, tôi viết rồi đấy nhưng không đăng. Tại sao các bạn lại chờ tôi làm gì, 10 năm tôi không đăng thì chờ 10 năm à, sao không lên tiki mua sách luôn về mà đọc, tôi cũng chỉ mua sách trên đấy thôi chứ chả mua ở đâu thần bí hết.
Có những người cứ hỏi, hỏi hoài, hỏi đến là mệt. Kiến thức là của chung, ai học thì tự tìm hiểu mà học thôi chứ đâu của riêng ai đâu, bạn đặt câu hỏi cho người ta, người ta không trả lời thì bạn cũng không tự tìm hiểu à?
Nghịch lý đấy, có tiền rồi mới đầu tư, cái đầu tiên mà bạn cần đầu tư đó là kiến thức. Vậy nên đừng có chờ nữa, hãy hành động ngay đi. Hồi trước tôi cũng có tư tưởng đợi gặp được người thầy giỏi sẽ giúp đời mình sang trang mới nhưng đợi mãi chả thấy đâu, đời suýt xuống hố phân nên phải tự học và càng tự học thì lại càng thấy bản thân mình chính là người thấy tốt nhất. Cái gì không biết cứ Google, đọc, suy nghĩ, thực hành, cứ thế lặp đi lặp lại. 
Tất nhiên có thầy thì vẫn sướng hơn nhiều chứ, nhưng đâu phải cuộc đời lúc nào cũng may mắn cho ta gặp được một người thầy tốt, hiếm lắm, đời không cho ta gặp được thì ta tự đào tạo ra để dạy lại cho mình thôi, tự đào tạo mình thành thầy rồi tự dạy lại cho mình, đơn giản mà.
Chờ đợi nghĩa là đứng im mà đứng im nghĩ là thụt lùi, vì bạn đang già đi và thời gian của bạn đang ít dần, sự thật là thế.

3. Luôn sòng phẳng
Tôi có một nguyên tắc đơn giản: Nợ một nghìn cũng trả, nợ 1 tỷ cũng trả.
Đừng bao giờ vay tiền rồi không trả đó là điều rất thiếu khôn ngoan.
Hồi còn nhỏ, bố tôi rất hay sai tôi ra quán mua chịu, tôi thực sự rất ghét điều này. Ban đầu tôi miễn cưỡng đi nhưng sau một vài lần, tôi thà chết chứ không chịu đi, bố tôi làm đủ mọi cách nhưng không được nên cũng đành chịu. 
Tôi là một kẻ cứng đầu. Đã thích thì làm bằng được còn nếu không thích thì có đánh chết cũng không chịu làm.
Tôi không bao giờ mua chịu, cũng không bao giờ thích nhờ vả ai chuyện gì, tôi nợ ai là phải trả cho bằng được nếu không ăn không thấy ngon, ngủ không thấy yên, vì với tôi: Nợ tiền là nợ nhỏ, nợ ân tình là nợ lớn.
Hồi vừa rồi có thằng bạn nợ tôi 1 triệu, tôi nhắn tin gọi điện mà nó không thèm trả lời. Với tôi số tiền 1 triệu là rất nhỏ, cho nó cũng chẳng sao nhưng do bản tính sòng phẳng nên tôi ghét cay ghét đắng cái thói nợ không trả. Mà nhắn tin gọi điện còn đéo thèm trả lời, bực mình tôi nhắn tin cho đứa ny nó hỏi cho ra nhẽ, nó trả lời, nó hứa trả trước Tết xong cũng lại mất hút. Ra Tết, tôi nhắn cho đứa ny nó thêm lần nữa và cuối cùng nó cũng trả.
Tôi rất sòng phẳng, tôi nợ ai tôi trả hết vậy nên cũng đừng ai nợ tiền của tôi, vấn đề không phải là tiền, mà là tôi ghét những loại người như vậy.
Tôi thường cho bạn bè vay tiền để thử xem đó là người như nào. Ai trả đúng hạn sòng phẳng thì chơi tiếp, còn ai chây ỳ không chả thì next luôn. Dăm ba triệu bạc không đáng là bao, dùng nó để thử lòng người cũng đáng lắm.
Thi thoảng dù đang thừa tiền nhưng cũng cần hỏi vay tiền bạn bè xem,  đó có phải người hào phóng hay không, nếu nó có mà lại vòng vo lý do này nọ thì biết ngay đó là người như nào. Vay xong thì nên trả trước hạn và cảm ơn chân thành, bạn sẽ có được ấn tượng cực kỳ tốt. Hãy dùng tiền để tạo ấn tượng tốt với những người khác, đầu tư đấy.
Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. 
Khi ai đó hỏi vay tiền mình, dù có nhiều tiền cũng đừng cho vay dễ dàng, hãy cho họ vay tiền và khiến cho họ có cảm giác đang nợ mình một ân huệ. Ban đầu hãy nói là không có, ra vẻ hỏi chỗ này chỗ kia xem sao, rồi mới cho vay. 
Dùng tiền để có được một món nợ cả về tiền bạc lẫn ân tình, đó là đầu tư đấy, hiểu không?

đừng giam cầm tiền của bạn
Thế nên tôi mới nói: Để tiền nằm im là một tội ác.
Tôi là người như vậy, tôi nói thẳng với bạn bè mình: Về chuyện khác thì tao không biết nhưng riêng về khoản tiền bạc, chơi với tao mày không bao giờ thiệt.
Đó là cách mà tôi duy trì bạn bè đến thời điểm hiện tại.
Đi nhiều nơi, chơi nhiều chỗ đỗ trên vô số những con đường nên thấy bình thường với tất cả mọi chuyện.
Tôi thường áp dụng tư duy tiền để giải quyết nhiều chuyện, không phải tất cả nhưng hầu hết thì đều có thể giải quyết được. Tiền không chỉ là giấy mà nó còn thể hiện phong cách sống, nói lên rất nhiều điều về nhân cách của con người.
Hãy luôn sòng phẳng, đó là uy tín, là uy nghiêm của một con người, là tấm giấy thông hành trong kinh doanh cũng như kết giao anh em huynh đệ khắp bốn phương, không sòng phẳng thì đừng nói đến những chuyện khác.
Tôi chơi bời bao năm, chẳng ai chê trách tôi được câu nào cũng chỉ đơn là bởi vì ba chữ: TÔI SÒNG PHẲNG.

4. Hãy mua đủ và suy nghĩ cho kỹ
Tôi có một thói quen xấu đó là thường mua dự trữ quá nhiều mà không dùng đến, từ quần áo cho đến đồ ăn, đủ mọi thứ. Nếu hết bột canh, tôi sẽ đi mua chục gói liền, tôi nghĩ đằng nào sau này chẳng dùng, nói thế cũng không sai nhưng chắc phải dùng cả năm mới hết.
Bột canh thì cũng là tiền, trong thời gian đó, tiền nằm im và chẳng để làm gì hết, thật đáng tiếc.
Bột canh chỉ là đại diện cho rất nhiều thứ khác, tệ hơn là có nhiều thứ do mua dự trữ quá nhiều nên đến khi dùng tới thì hỏng mất quá nửa, vô cùng lãng phí.
Mua tích trữ khiến rất nhiều lần tôi hết tiền trước khi có lương, tôi toàn nghĩ cứ mua đi, đằng nào sau này chả dùng. Sau đó, tôi lại phải đi vay bạn bè hoặc xin trợ cấp từ gia đình.
Vấn đề này xảy ra nhiều lần cho đến khi tôi quyết tâm thay đổi. Nguyên nhân có lẽ là do tôi thường xin được tiền từ mẹ với chị tôi quá dễ dàng nên từ trước đến giờ tôi tiêu tiền chả bao giờ nghĩ ngợi, cứ hết thì lại xin, lâu dần thành thói quen xấu mà sau này đi làm vẫn không bỏ được. 
Sau một thời gian, cũng khá vất vả tôi cũng bỏ được cái tật xấu này, chỉ mua vừa đủ thôi chứ không còn mua tích trữ quá nhiều như trước và thế là tôi dư dả tiền trông thấy, thật tuyệt.
Thêm một thói quen xấu nữa mà rất nhiều người thường hay mắc phải đó là tự nhiên thích mua một thứ gì đó đến mức phải mua cho bằng được, tìm mọi cách để mua, bất chấp hậu quả.
Hồi còn là sinh viên, có một lần tôi đi mua quần áo, thích một đôi giày quá mà lại mua hết tiền, bỏ cái nào thì cũng không đành, tôi liền ra chỗ cầm đồ cắm thẻ vay 1 triệu để lấy tiền mua đôi giày đó, tôi hạnh phúc vô cùng, thật sự hạnh phúc.
Bạn có cho rằng đó là sai lầm hay không? Tôi thì không chắc lắm đâu.
Hồi nhỏ, lậu được của bố mẹ 4, 5 nghìn, trưa nắng vỡ đầu đạp xe lên quá chơi điện tử, hoặc đêm đến trèo tường trốn đi chơi với thằng bạn, cảm giác nó sướng, hạnh phúc đến ngất ngây, lúc nào cũng chỉ nghĩ về nó thôi.
Hồi sinh viên tôi mê điện thoại lắm, toàn cắm thẻ để mua điện thoại thôi. Nhớ lần đầu cắm thẻ để mua con HTC HD7 chạy Window Phone, gần 10 năm trước mà đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ cả mặt của ông chủ quán, vẫn nhớ cái cảm giác hồi hồi, sung sướng, ôi hồi đấy sao mà vui sướng hạn phúc đến thế không biết, nhưng niềm vui thực sự thuần khiết.
Bây giờ có cả trăm triệu, có thể chạy ra ngoài kia mua một cái điện thoại hàng đầu một cách dễ dàng như tôi lại chẳng thấy vui chút nào, chẳng có cảm xúc gì.
Đôi lúc tôi tự hỏi, làm thế nào để tìm lại được cái cảm giác của ngày xưa ấy, cái niềm vui rất đỗi ngây thơ ấy nhỉ, vì có những thứ qua đi rồi tiền bạc nhiều bao nhiêu cũng không mua lại được.
Đúng là có những lúc chúng ta tự nhiên muốn mua một món đồ nào đó một cách điên cuồng, sau này nhiều khi nghĩ lại cũng thấy hơi hôi tiếc nhưng niềm vui lúc đó thì lại rất lớn, bạn đã rất hạnh phúc đúng không?
Tôi không khuyên bạn là thích gì cũng mua nhưng cũng đừng nên khắt khe quá với những cảm xúc của bản thân mình, tiền bạc làm ra để phục vụ chứ không phải là biến chúng ta thành nô lệ.
Hôm nay tôi có thể thích ăn món này, tôi mua, đừng quá đắt là được.
Hôm nay thích chơi cái này, chơi thôi, vì đó là niềm vui duy nhất lúc này, sợ rằng mai lại không thích chơi nữa, lại chán nản không biết làm gì.
Hôm nay anh em nó gọi đi nhậu, nếu không có việc gì quan trọng thì đi thôi, vì có thể sẽ rất lâu nữa anh em mới lại được ngồi với nhau đấy.
Miễn sao đừng đi quá giới hạn là được.

5. Tiền mặt là nhất
Hay còn có một cách nói khác là Tiền mặt là Vua.
Cả hai đều có thể được hiểu rằng tiền mặt là rất quan trọng, vô cùng quan trọng.

Cash is king
Ngày nay tiền mặt có thể được hiểu là tiền giấy và tiền có trong tài khoản ngân hàng, hai hình thức đều có thể được coi là tiền mặt vì nó có tính thanh khoản vô cùng nhanh chóng.
Bạn là người ở Thái Nguyên, nhà bạn rất giàu. Bạn vào Sài Gòn chơi, uống cốc trà đá 3 nghìn, đến khi thanh toán bạn bảo: 
- Bà cho cháu thêm cốc nữa, nhà cháu có cả trăm tỷ, bao giờ về cháu thanh toán cho bà cả triệu mỗi cốc.
Nó cầm cái ghế nó đập vào mặt bạn chứ ở đấy mà giàu.
Tiền mặt là nhất!
Bạn có mười triệu trong tài khoản, nhưng tôi khẳng định là cảm giác cầm mười triệu tiền mặt nó phê hơn nhiều. Vì bạn có thể cầm nắm, sờ, ngửi, hít được. Con người dù sao vẫn tin những thứ tai nghe mắt thấy hơn nhiều.
Ở phần trước tôi có nói về Luôn có khoản dự phòng, dự phòng cho những cơ hội đầu tư mới xuất hiện và dự phòng cho những biến cố xảy ra bất ngờ trong cuộc sống, không có tiền mặt thì không làm gì được.
Hồi đi học, tháng nào mẹ tôi gửi tiền chậm hoặc thay đổi thời gian, thay đổi số tiền là tôi lại xảy ra chuyện. Tôi thường phải đi vay tiền để bù vào khoản còn thiếu và từ đó nợ mẹ đẻ nợ con rất khó trả hết.
Từ kinh nghiệm đó của bản thân, tôi không bao giờ đầu tư vào một doanh nghiệp có tài sản ngắn hạn thấp hơn nợ phải trả ngắn hạn. Bản chất của kinh doanh là đi mua rủi ro để tạo ra lợi nhuận, nên nhất định phải có một lượng tài sản dự phòng rủi ro đủ lớn nếu không khi phát sinh biến cố, doanh nghiệp sẽ không có tiền để trả nợ, đó là điều rất nguy hiểm. Rất nhiều doanh nghiệp phá sản vì không hiểu điều này.
Đại dịch lần này là minh chứng không thể tốt hơn, công ty nào dự phòng ít tiền mặt là chết chắc luôn.
Tiền mặt là nhất.
Bạn đã từng đầu tư và chứng kiến tài khoản của mình nhảy múa điệu samba  bao giờ chưa, tức là tỷ lệ lãi/lỗ tăng giảm rất mạnh. Tất cả những điều đó hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì hết nếu bạn không dừng lệnh đó để chuyển chúng thành tiền mặt. 
Giả sử: Bạn đầu tư 100 đô và lãi được 10%, bạn cho rằng tổng tài sản của mình lúc này là 110$, thực ra không đúng, nó chỉ thật sự trở thành 110$ khi mà bạn đóng lệnh và chuyển chúng thành tiền mặt mà thôi, vì biết đâu đến ngày mai, bạn sẽ lại lỗ 20% thì sao?
Thế nên nếu bạn hỏi tổng tài sản của tôi là bao nhiêu thì sẽ không bao giờ có một con số chính xác, nó biến động liên tục. Hãy nhớ, một trăm đô ngày hôm nay khác với một trăm đô ngày hôm qua và không giống một trăm đô của ngày mai.
Nghịch lý những đồng tiền trên giấy, bạn còn nhớ chứ?
Và nếu bạn hỏi tôi bao nhiêu tuổi thì quả thật tôi không thể trả lời chính xác cho bạn được, vì ngay lúc tôi nói số tuổi ấy cũng đang thay đổi mất rồi.
Suy cho cùng chỉ có tiền mặt là nhất mà thôi.
Báo cáo tài chính ẩn chứ rất nhiều gian lận, kiểm toán cũng khó mà lần ra được nhưng tiền mặt thì lại là thứ khó gian lận nhất. Doanh nghiệp cũng như cá nhân, bất động sản, nhà, xe, tài khoản ngân hàng, tất cả tài sản có bao nhiêu liệt kê ra là biết ngay.
Khi xem bảng cân đối hay bảng lưu chuyển tiền tệ thì nhất định phải để ý xem lượng tiền mặt dự trữ của công ty có tăng lên hay không, nếu tất cả những cái khác đều tăng mà lượng tiền mặt lại không tăng thì có vẻ không ổn.
Thứ nhất có khả năng công ty đã gian lận trong các hóa đơn. 
Ví dụ: Bạn là vợ chẳng hạn, chồng bảo tháng sau lương tăng gấp đôi nhưng đến hôm nhận lương, chồng vẫn đưa tiền như tháng trước thì chỉ có hai khả năng xảy ra:
- Một là ông chồng chém gió
- Hai là ông ấy mang tiền đi làm việc khác.
Và dù cách nào thì cũng là gian lận.
Thứ hai nếu công ty không gian lận thì sức khỏe của công ty đó đang rất yếu. 
Ví dụ: Trước đây ông ty có 100 nhân viên, tổng tiền lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng tất cả mọi thứ chi phí là 5 tỷ một tháng. Ông tổng giám đốc cho dự phòng tiền mặt là 15 tỷ, để có biến cố thì công vẫn duy trì được ba tháng mà không có doanh thu. Nhưng sau này công ty mở rộng thêm cơ sở, thêm nhân viên, tổng chi phí mỗi tháng tăng lên 10 tỷ một tháng, nhưng dự phòng tiền mặt vẫn chỉ là 15 tỷ. Biến cố xảy đến, dịch bệnh như đợt này chẳng hạn, dự phòng 15 tỷ thì chỉ duy trì được tháng rưỡi là cạn tiền mặt, sau đó là cầm cự, rồi cầm cố, cắt giảm nhân sự, trả mặt bằng, làm đủ mọi cách để duy trì, đó chỉ là cách chữa cháy cho sai lầm từ việc không dự phòng đủ một lượng tiền mặt cần thiết.
Sau này muốn kinh doanh trở lại thì phải tuyển lại nhân viên, thuê lại mặt bằng, mà cái chi phí đấy nó tốn kém hơn trước rất nhiều. Vì không tuyển được nhân viên phù hợp như trước, mặt bằng không được đẹp như trước, rồi nhà đầu tư mất niềm tin, ngân hàng mất niềm tin, đối thủ cạnh tranh vươn lên...quá nhiều thứ xảy ra chỉ vì đã không dự phòng đủ một lượng tiền mặt cần thiết.
Thế nên người ta mới nói: Tiền mặt là nhất.