Bài viết dựa theo cuốn “50 vũ khí làm thay đổi cục diện chiến tranh” của tác giả William Weir.

Phần 1

4. THUYỀN CHIẾN GALE

Thuyền Bireme của Hy Lạp - 1 dạng Gale cổ

Giống như giáo và cung tên, thuyền chiến Gale đã có từ thời tiền sử. Ban đầu có thể là những thuyền độc mộc, sau đó những kiểu thuyền nhẹ hơn được làm từ da thú hay vỏ cây được gắn chắc chắn trên 1 khung gỗ. Rồi có ai đó biết được rằng nếu làm cho thuyền 1 cánh buồm thì sẽ có thể di chuyển khi đủ gió mà không cần chèo. Từ đó về sau, thuyền Gale phát triển theo hướng lớn hơn, chắc chắn hơn mà thôi.

Một chiến thuyền Gale cổ thời Hy Lạp chở khoảng 18 binh sĩ đứng trên boong, 162 người chèo, và hơn 20 sĩ quan lo việc đốc công và thủy thủ đoàn. Tất cả đều được trang bị vũ khí để có thể tham chiến bất cứ lúc nào cần. Chiếc Gale dài khoảng 32m, tải trọng khoảng 70 tấn, và có khả năng đi được tối đa 90m/phút.

Thuyền chiến Gale rất dễ điều khiển, nó có thể dễ dàng đứng 1 chỗ mà xoay 180 độ. 1 chiến thuật được ưa chuộng đó là các tay chèo sẽ rút mái chèo của mình vào trong và ném đá sang làm gãy mái chèo thuyền địch. Các thủy thủ trên boong thì lại ném các bình lửa Hy Lạp sang thuyền địch để đốt cháy chúng, tung các lọ chất lỏng nhớt để làm sàn thuyền kẻ địch trơn trượt, và đôi khi còn ném cả những thùng rắn độc sang để khiến kẻ địch hoảng hốt.Vào thời Hy Lạp và La Mã, thuyền Gale đã phát triển rất đông đảo, thường được trang bị máy bắn đá. Và vào thế kỷ thứ 7, quân Đông La Mã còn đưa vào sử dụng 1 vũ khí đặc biệt đó là súng phun lửa Hy Lạp. Chúng ta sẽ đề cập đến vũ khí này sau.

Nếu không có thuyền chiến Gale thì các đế chế Địa Trung Hải không thể vận chuyển 1 số lượng quân lớn để đi viễn chinh các vùng đất xa xôi, cũng như người Viking không thể thống trị vùng Bắc Âu và chiến tranh trên biển thời cổ đại chắc chắn sẽ không thể phát triển đến như vậy.


5. GIÁP TRỤ - chặn đứng tất cả.

Giáp sắt thế kỷ 17

Quân đội của tất cả mọi quốc gia, từ xưa đến nay, đều được trang bị áo giáp. Áo giáp được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chứ không phải mỗi kim loại. Người Trung Quốc với loại áo giáp gồm những xu tiền đồng may trên 1 cái áo da thú, người Siberia với các loại áo giáp bằng gỗ, da thú và sắt. Áo giáp làm từ sợi dừa và da cá của dân Gilbert Nam Thái Bình Dương. Ở Hy Lạp, áo giáp được làm từ những sợi vải lanh và áo giáp da rất phổ biến.

Áo giáp là vũ khí thay đổi theo thứ vũ khí mà nó muốn chống lại. Áo giáp bằng sợi dừa và da cá của người Gilbert không thể chống lại 1 nhát đâm từ kiếm sắt, nhưng lại vô hiệu hóa được sát thương do ná bắn đá gây ra. Vì ná bắn đá là vũ khí chủ yếu của thổ dân ở đây. Người Celt thì phát minh ra loại áo giáp sợi đan được làm từ hàng ngàn sợi dây đan chằng chịt với nhau. Loại áo giáp này bảo vệ người mặc khỏi những nhát chém của kiếm, nó không có hiệu quả với các nhát đâm của kiếm nhọn đầu. Tuy nhiên người Celt không có kiếm nhọn đầu, họ tin tưởng lưỡi kiếm hơn mũi kiếm. Các binh sĩ La Mã với thanh gladius được dạy rằng “2 phân đúng chỗ là chí tử”. Đó là lý do quân La Mã chinh phục được xứ Gaul. Rồi đến thời trung cổ, giáp lưới trở thành áo giáp chính của các kỵ sĩ châu Âu. 1 viên tướng của Saladin đã kể lại rằng “tôi từng thấy 1 binh sĩ bị ghim 21 mũi tên trên thân mà đi lại vẫn không mất đi sự dễ dàng”.

Việc chém bằng kiếm là hành động có tính bản năng hơn so với đâm, do đó áo giáp lưới đã hết sức phổ biến. Từ Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ đến các vương quốc Tây Phi như Bornu, Mali, Songhai đều mặc áo giáp lưới. Người châu Phi hay Ả Rập ở những vùng nắng nóng còn phủ bên ngoài áo giáp 1 bộ quần áo vải để tránh ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với kim loại, tránh biến áo giáp thành 1 thứ lò thiêu. Các chiến binh châu Âu Thập Tự Chinh cũng học được cách này từ kẻ thù của mình.

Người Hy Lạp cổ rất chuộng áo giáp bằng đồng, bởi người ta có thể nấu chảy và đúc đồng thành các phiến lớn. Thời đó chưa có lò luyện nào đủ nóng để nấu chảy sắt. Do đó trải qua hàng mấy thế kỷ, giáp sắt đều bao gồm những miếng sắt nhỏ. Áo giáp lưới là 1 ví dụ, áo giáp vảy (như vảy cá) là 1 ví dụ nữa. Và còn 1 loại nữa là áo giáp phiến. Người Nhật sử dụng rất nhiều áo giáp kiểu này. Người La Mã cũng vậy, họ dùng áo giáp có phiến đặc che ngực và phiến bằng đồng che lưng. Vào cuối thời trung cổ, khi nỏ bắt đầu gây tử vong rất nhiều cho các binh sĩ mặc áo giáp lưới, các kỵ sĩ châu Âu bắt đầu che bên ngoài áo giáp 1 loại “áo choàng phiến”. Loại này được làm từ vải rất bền chắc có lót những miếng sắt vuông nhỏ.

Vào thế kỷ 14, các thợ rèn châu Âu đã có thể tạo ra những tấm thép nhẹ và lớn. Đủ sức làm ra các bộ giáp chống lại 3 thứ vũ khí mới: cung dài, nỏ có phần cung trương bằng sắt có lực kéo lên đến 453 kg, và súng tay.

Vũ khí càng ngày càng mạnh nên giáp càng ngày càng dày. Đến 1 lúc nào đó, giáp dày đến nỗi nặng quá người ta không mặc lên được. Dần dần người ta thay thế giáp  chân bằng những đôi ủng da bò dài đến tận đùi. Đến thế kỷ 17, áo da bò cũng đã thay thế dần áo giáp sắt phần thân.

Tất cả phần giáp nói trên đều không hiệu quả bằng phần giáp được cầm trên tay – cái khiên. Một mũi tên nỏ ở tầm gần có thể bắn xuyên thủng được phiến giáp kim loại che ngực. Tuy không thể xuyên qua hết được mà chỉ ghim sâu phân nửa nhưng phân nửa của 1 mũi tên dài 7 tấc thì dư sức giết chết người mặc giáp. Nếu mũi tên đó có bắn vào tấm khiên và đạt được sức thủng y như vậy , nó cũng không thể chạm được vào cơ thể. Hoặc nếu nó có xuyên qua tấm khiên thì cũng không còn đủ mạnh để xuyên bất cứ loại áo giáp nào nữa.

Khiên đối với quân đội Hy Lạp rất quan trọng. Các chiến binh Hoplite gọi khiên là Hoplon. Đối với 1 hoplite, việc để mất khiên là 1 sự nhục nhã vô cùng. Các cung thủ hay quân nỏ không thể cầm được khiên. Nhưng họ đã nghĩ ra 1 cách đó là đeo những tấm khiên lớn phía sau lưng, khi nạp đạn thì sẽ quay lưng về phía quân địch. Nhưng cách này thì khiên quá sát với thân thể. Có 1 cách khác nữa là các tấm khiên đứng, những tấm khiên lớn đặt chống trên mặt đất. Đây là 1 cách hiệu quả đến nỗi mà tại nhiều quốc gia nó trở thành phần giáp trụ duy nhất. Các kiếm sĩ bộ binh Tây Ban Nha ở thế kỷ 16 còn sử dụng loại khiên chống lại được cả những phát súng lục.

Sự ra đời của thuốc nổ không làm cho giáp trụ biến mất. Thế chiến I đã chứng kiến sự trở lại của giáp trụ qui mô và chính thức. Món phổ biến nhất là mũ sắt, bảo vệ sinh sĩ chiến đấu dưới hầm hào khỏi mảnh bom mìn.

Trong thế chiến II, phi hành đoàn trên các máy bay đều mặc áo chống đạn chống lại các mảnh đạn từ súng phòng không. Giai đoạn cuối chiến tranh Triều Tiên, bộ binh mặc những áo chống đạn làm bằng nylon. Những loại áo giáp chỉ chống được mảnh đạn đại bác hay súng lục chứ không chống được đạn súng trường.

Hiện nay, áo “giáp xốp” Kevlar có những phiến giáp bằng kim loại, sứ hay nhựa mà có thể chống được hầu hết các loại đạn súng trường. Các đơn vị chống bạo động thường hay mặc áo giáp Kevlar này.

Binh lính thời hiện đại đang được trang bị giáp trụ triệt để không thua gì binh lính đánh giáo thời thế kỷ 17.


6. CHIẾN MÃ XA – cỗ xe ngựa làm thay đổi chiến trường.

Ramses cùng cây cung và chiến mã xa của ông


Khoảng 1750 năm trước công nguyên, người Hyksos từ vùng Lưỡng Hà đã tràn vào xâm lược toàn bộ Ai Cập 1 cách chóng vánh mà không vấp phải 1 sự kháng cự nào đáng kể. Có được điều đó là nhờ truyền thống chiến tranh cơ động bằng chiến mã xa của người Hyksos đã giúp họ lấn lướt các dân tộc Ai Cập vốn bị cô lập từ xưa nay. Người Hyksos đã dùng những cố chiến xa 2 ngựa kéo, 1 người lái xe 1 người dùng cung tổng hợp bắn vào kẻ địch. Thế rồi người Hyksos đã phạm phải sai lầm khi không chiếm lấy vùng Thượng Ai Cập. Nơi có đồi núi chật hẹp, vốn không phù hợp với 1 dân tộc chuyên dùng chiến mã xa như họ.

Sự trì hoãn đó đã giúp cho người Ai Cập phương nam có thời gian để học cách chế tạo cung tổng hợp, học cách thuần dưỡng ngựa và đặc biệt là học cách chế tạo và sử dụng chiến mã xa như người Hyksos. Để rồi người Ai Cập đã trở lại và đánh bật người Hyksos ra khỏi lãnh thổ, thậm chí còn đánh đuổi đến tận quê hương của họ.

Quê hương của chiến mã xa là vùng Lưỡng Hà của người Sumer. Đầu tiên nó là 1 cỗ xe 4 bánh đồng trục được 2 lừa kéo, có thành cao. Bên trong có 1 người lái xe và 1 người ném lao. Nó khá là cồng kềnh và xoay trở khó khăn. Sau đó người Sumer cải tiến thành xe 2 bánh, vẫn do lừa kéo. Nó đã trở nên linh hoạt hơn, mặc dù vẫn còn cồng kềnh nhưng rất có giá trị trên chiến trận khi đối đấu với những đối thủ chậm chạm như phalanx chẳng hạn.

Rồi sau đó dân vùng Cacausus đã cải tiến chiến mã xa. Giờ đây nó được ngựa kéo, nhẹ hơn, 2 bánh sử dụng nan hoa, 2 bên hông được chế tạo từ cây liễu gai, còn sàn được làm từ da thú. Các dân tộc du mục còn chế tạo được 1 loại cung tổng hợp vô cùng mạnh mẽ. Và rồi họ nhân ra hệ thống vũ khí mới này không những hữu dụng trong săn bắn mà còn rất hiệu quả khi chống lại kẻ thù.

Hệ thống kết hợp giữa chiễn mã xa và cung tổng hợp đã nhanh chóng lan ra khắp các dân tộc dùng ngôn ngữ Iran. Các dân tộc du mục ở đây bắt đầu dùng hệ thống này xâm lược khắp nơi. Phía đông đến tận Trung Á và tiến vào Trung Quốc. Người Aryan đã tràn qua các sa mạc Iran để tiến vào vùng sông Hằng rồi quét sạch 1 trong 3 nền văn minh đã có chữ viết trên thế giới. Người Mitanni đã xâm chiếm Anatolia và thiết lập 1 vương quốc ở đây. 1 số người Mitanni đã hợp cùng với dân Hittite tiến vào Syria. Thành công của các dân tộc nói tiếng Iran đã gây ấn tượng mạnh đến độ tất cả dân tộc phía đông Địa Trung Hải đều tiếp thu và áp dụng chiến tranh bằng chiến xa. Chỉ có người Ai Cập ngây thơ do bị biệt lập vì những sa mạc lớn sau khi người Hyksos xâm lược thì mới biết đến.

Người Ai Cập dưới sự dẫn dắt của Pharaong đã đánh đuổi người Hyksos về tận quê hương của họ. Các cung thủ Ai Cập áp dụng 1 chiến thuật mới đó là bắn hàng loạt theo lệnh. Tác động của hàng loạt mũi tên cùng rơi xuống 1 lúc gây mất bình tĩnh tức thì cho kẻ địch. Và bước tiến của quân Ai Cập đã khiến họ đụng độ với 1 cường quốc mới nổi khác – đế chế Hittite. Trận giao tranh giữa người Ai Cập và người Hittite tại Meggido đã trở thành huyền thoại. Kết quả, về mặt chiến thuật thì người Hittite đã thắng, nhưng về chiến lược thì cả 2 hòa nhau, chẳng đế chế nào tiến xa hơn được nữa.

Về sau chiến mã xa đã dần bị loại bỏ. Do người ta đã thuần hóa được những loại ngựa khỏe hơn, dai sức hơn, có khả năng chở người trên lưng. Khi các cung thủ biết cách bắn cung trên mình ngựa thì hỏa lực đã được tăng gấp đôi so với 1 cỗ chiến mã xa 2 ngựa nhưng chỉ có 1 cung thủ, còn 1 người phải lái xe. 

Và mấy thế kỷ sau, bàn đạp ngựa được phát minh đã khiến cho kỵ binh được tăng sức mạnh hơn nữa. Chiến mã xa dần chỉ còn là lịch sử.

====

Phần 3