Nếu không tiện đọc bài viết, bạn có thể nghe bản audio tại đây:


Đây là bài mở màn cho một series dài hơi về những thành phố đã bị chôn vùi trong lịch sử. Người ta nói lưu niên thệ thủy, tuế nguyệt như đao, không người nào chiến thắng được sức mạnh của thời gian. Hi vọng loạt bài này của The Guardian sẽ mang lại cho tất các mọi người cái nhìn của con người thời đại ngày nay về những quá khứ huy hoàng của thế giới.


Trong tất cả các thành phố đã bị chôn vùi trong lịch sử, không nơi nào có thể so sánh về niên đại, độ hoành tráng hay bí ẩn với Babylon. Nơi giờ đây là một vùng sa mạc trải dài 60 dặm ở phía Nam Baghdad, là nơi bắt đầu rất nhiều trang của sử nhân loại.

Nằm ở vùng Trăng lưỡi liềm màu mỡ, được bao quanh bởi sông Tigris và Euphrates, đây là nơi đóng đô liên tiếp của các triều đại Sumer và Akkad, Assyria, Babylonia, Mesopotamia và Iraq, Adam. Người ta cũng kể rằng đâu đó quanh đây có vườn địa đàng của Adam và Eva.

Nếu Mesopotamia là cái nôi của nền văn minh thành thị, thì Babylon là đứa trẻ đầu tiên được sinh ra. Lần đầu được nhắc đến vào thế kỉ 23 trước CN, nó xuất hiện rõ hơn trong sử sách vào khoảng năm 1792 trước CN, dưới triều đại của vua Hammurabi.

Vị vua nổi tiếng thứ hai của Babylon được người ta nhắc đến với bộ luật cứng nhắc có nhắc về những người quan hệ tình dục đồng tính – thường xuyên kết thúc bằng câu: “Kẻ đó sẽ bị xử tử.” – được tạc ở một phiến đá cao 2.5m hiện nay nằm tại bảo tàng Louvre. Hammurambi là người đầu tiên quy hoạch kinh đô của một vương quốc bao gồm cả vùng phía Nam Mesopotamia và một phần của Assyria ở phía Bắc của Iraq.

Nhưng thứ mà Babylon mang lại cho bất kì ai quan tâm đến lịch sử của nó là một kẻ phản anh hùng (anti-hero) của kinh Cựu Ước: giết dân Do Thái, đập đền thờ, tên bạo chúa Nebuchadnezzar II, kẻ lên ngôi vào năm 605 trước CN.

Vơ vét từ cơn lốc chiến tranh của cuộc chinh phục quân sự ở Ai Cập và Syria, Nebuchadnezzar II đầu tư lút cán vào một chương trình xây dựng các công trình vĩ đại, với kết quả là thành phố huy hoàng nhất thế giới cổ đại. Đó là một vùng thành thị long lanh gồm những đền tháp, lăng tẩm và cung điện được lát đá xanh, dát vàng bạc đồng; được bao quanh bởi những bức tường thành rộng đến mức những con đường ở trên đó có thể để cho hai xe bốn ngựa kéo tránh nhau dễ dàng, theo nhà khảo cổ người Hy Lạp Strabo.

Cơn điên loạn trong xây dựng của đế chế Nebuchadnezzar đã sản sinh ra di tích lừng danh nhất thành phố, một công trình với tham vọng to lớn đến mức mà nó trở thành công trình nổi tiếng nhất thế giới, thành ngữ để chỉ những kẻ ngạo  mạn dám thách thức quyền năng của Chúa trời. Người Babylon thời đó sẽ biết nó là tòa tháp hay đài chiêm tinh cao khoảng 90m  với cái tên Etemenaki- nóc của đền thờ thần Marduk, ranh giới giữa thiên đàng và trần gian. Phần còn lại của thế giới, bắt đầu với những người đọc kinh Cựu ước, biết đến nó với cái tên tòa tháp Babel. Những chữ khắc miêu tả nó như sau:

“Với cái tên Etemenaki, đài chiêm tinh của Babylon, thuộc về đức vua Nabopolossar, vua của Babylon, phụ thân của ta, người sinh ra ta, đã dựng nó cao đến 15m, nhưng chưa đạt đến đỉnh cao, chính tay ta đã tiếp tục xây nó. Từ những cây gỗ hương cao nhất ở rừng núi núi Lebanon, với chính tay ta chặt xuống, và đặt nó lên mái nhà của tòa tháp này.”

Những điều chúng ta biết về Babylon là sự kết hợp của các kiến thức đến từ những học giả cổ đại – Herodotus, nhà sử học Hy Lạp cổ đại ở thế kỉ thứ 15 trước CN, dẫn đầu trong những người khai quật khảo cổ và tìm kiếm những bằng chứng qua hệ thống chữ viết hình nêm (hệ thống chữ viết sớm nhất trong lịch sử nhân loại). Herodotus mang lại một trong những miêu tả sớm và chi tiết nhất về Babylon. Trong tuyệt tác một chương của ông – cuốn Những câu chuyện Lịch sử, ông dành 10 trang để kể về thành phố, với một phong cách Herodotean thường thấy, trộn lẫn sự thật với giả tưởng và một đống sex để làm cho khán giả của ông thấy hứng thú.

“Babylon nằm ở một vùng đồng bằng rộng lớn, một thành phố bao la hình vuông với các cạnh gần 14 dặm (22km), và ngoài kích cỡ khổng lồ, sự huy hoàng của nó còn vượt qua tất cả các thành phố đã được biết tới tại thời điểm đó. Nó được bao quanh bởi một hào nước rộng, và phía trong hào nước là một bức tường dày 25m và cao 100m."



Herodotus cũng mang đến cho chúng ta một miêu tả bằng tranh về đền thờ thần Marduk, biểu tượng thống trị thành phố nằm trên bờ sông Euphrates.

“Ngôi đền là một kiến trúc vuông, dài 2 furlong (402m) mỗi chiều, với cổng bằng đồng và vẫn còn tồn tại cho đến thời đại của ta; nó có một tòa tháp cực kì bền vững ở trung tâm, với chiều dài 1 furlong với một tầng thứ hai ở trên, với một tầng thứ ba ở trên, lên tới tận tám tầng. Tất cả tám tầng có thể trèo lên bằng cầu thang lộ thiên chạy vòng quanh ở phía ngoài, và cứ được một nửa đường lên một tầng lại có chiếu nghỉ để cho người leo lên có thể nghỉ ngơi. Ở trên đỉnh của tầng cao nhất có một ngôi đền vĩ đại…”

Có cơ số những đền thờ nhỏ hơn ở phía Đông, khu vực cũ hơn của thành phố, cùng với các bến tàu cho các thuyền buôn, một biểu hiện của sự thịnh vượng của Babylon đi lên từ chinh phục và thương mại. Trong mạng lưới vuông vức của đường phố trung tâm với huyết mạch là Con Đường Diễu Binh, một con đường lát đá chạy từ phía Nam qua cổng Ishtar, được tô điểm bởi bò và rồng trong tín ngưỡng, tới tận đền Akitu, “Căn nhà Lễ hội đón Tết” của người Babylon”. Khu tổ hợp gồm hai cung điện hùng vĩ rộng 16ha tới phía Tây cổng Ishsar, một trong tám vị trí phòng thủ trọng yếu của Babylon.

Hầu hết những gì ở Babylon đều do Saddam Hussein xây lại, dựa trên cơ sở lịch sử

Tiếp nối truyền thống từ các vua Babylon thích thuật lại những thành tựu kiến trúc hơn là quân sự, những đoạn văn đầy khoe khoang của Nebuchadnezzar khắc trên gạch nung, đã mang lại những đầu mối có giá trị về thành phố. Trong một đoạn, ông ta có nói về công trình hai cái cổng trên Con Đường Diễu Binh.

“Ta dựng nó lên từ gạch và vôi vữa, với những phiến đá xanh lấp lánh tạch hình những con bò và rồng tô điểm bên trong; những cây bách hương to lớn để làm mái và hai cánh cổng được bọc bằng đồng, thanh đòn nganh và tay nắm cửa được gắn chặt vào những cái lỗ trên cổng, tất cả ọi thứ từ con bò đến những con mãng xà khổng lồ đều được làm đến tận cùng, cánh cổng được ta trang hoàng sẽ là sự ngạc nhiên lớn nhất cho toàn thể nhân loại. Và bằng cách đó, Bóng đêm Chiến Tranh không thể nào chạm tới được Imgur-Bel, bức tường của Babylon.”

Năm 597 trước CN, Nebuchadnezzar tấn công và hạ thành Jerusalem. Cuốn Sách của Nhà Vua đã miêu tả cái cách mà ông ta chiếm toàn bộ thành, bao gồm cả các hoàng tử, những chiến binh dũng mãnh và can đảm, thậm chí cả 10.000 tù binh, và tất cả các thợ thủ công và thợ rèn, không để lại bất cứ thứ gì, ngoài những hạng người nghèo khổ nhất của vùng này.

. Không khó để tưởng tượng những tù nhân của ông ta sẽ bị buộc làm công nhân cho những dự án xây dựng hoang tưởng của ông ta. Khi ông ta không có đủ vàng để đúc thần tượng phục vụ cho tín ngưỡng phổ thông, những người  đã bị thiêu đốt đến chết trong đau đớn, vị vua Babylon này đã tô điểm cho kinh đô của ông ta với những công trình giàu sang nhất.

Điều bí ẩn là, Herodotus không hề đề cập đến Vườn treo Babylon….

Còn tiếp