Đây là chiếc bút bi BIC Cristal, có lẽ là một trong những sản phẩm phổ biến nhất từng được tạo ra. Không quan trọng bạn đang ở phần nào của thế giới, bạn sẽ tìm thấy một chiếc bút loại này ở nhà, công sở, trường học và thậm chí là mọi nơi. Thiết kế mang tính biểu tượng này đã len lỏi đến mọi ngóc ngách trên thế giới và thậm chí ở một vài thời điểm trong đời bạn đã dùng chiếc bút này.
BIC Cristal
BIC Cristal
Kể từ khi được ra mắt vào năm 1950, đã có hơn 120 tỷ chiếc bút này được bán ra trên toàn thế giới, làm cho những sản phẩm bán chạy nhất khác trở nên ít ỏi về mặt số lượng nếu so với nó. Thiết kế của chiếc bút về cơ bản là không có thay đổi gì kể từ cái đầu tiên 70 năm trước và nó vẫn đang tiếp tục thống trị thị trường với trung bình 14 triệu cái được bán ra mỗi ngày.
 đặc điểm một chiếc BIC Cristal
đặc điểm một chiếc BIC Cristal
Tác động mà chiếc bút này tạo ra đối với thị trường là thật sự to lớn: Giá bút bi giảm mạnh và tỉ lệ biết đọc biết viết tăng vọt.
Nhưng điều gì đã tạo nên thành công của BIC Cristal?

Lịch sử của bút

Để hiểu rõ hơn chiếc bút này mang tính cách mạng như thế nào, chúng ta cần phải quay lại khởi đầu của nó.
Trong quá khứ, bút mực rất đắt đỏ và khó sử dụng. Những chiếc bút lông truyền thống khá là bẩn và phải thường xuyên được chấm vào mực. Vì điều này nên viết thường được coi là một nghệ thuật đối với ai có thể sử dụng bút. Rồi bút máy xuất hiện, với một ngòi bằng kim loại và có thể chứa mực trong thân bút. Mặc dù đây là một cải tiến nhưng ngòi vẫn bị xước và dòng mực không thể kiểm soát. Ngoài ra, chúng còn siêu đắt, với giá lên đến 150 đôla Mỹ theo thời giá hiện nay.
bút máy của Frederick Fölsch
bút máy của Frederick Fölsch
Bút máy - Credit ảnh: Primal Space (kênh Youtube)
Bút máy - Credit ảnh: Primal Space (kênh Youtube)
Vào thời điểm đó, chỉ 20% thế giới biết đọc và viết và bút máy chẳng làm cho việc đó dễ hơn tí nào.
Nhưng vào cuối thế kỷ 19, một bước đột phá đã được tạo ra: Nhà phát minh người Mỹ John Loud đã tạo ra một cơ chế trong đó mực được đưa lên tờ giấy bằng một viên bi thay vì một cái ngòi mỏng. Điều này trên lý thuyết giúp dàn mực ra đều hơn và giúp tránh tạo ra những vết mực bẩn trên tờ giấy. Chiếc bút bi đã được phát minh.
Cơ chế do John Loud nghĩ ra - Đồ họa: Primal Space (Youtube)
Cơ chế do John Loud nghĩ ra - Đồ họa: Primal Space (Youtube)
Vấn đề là trong khi thiết kế này hoạt động ổn định trên các bề mặt thô hơn, thì trên bề mặt nhẵn mịn của giấy thì nó đúng là một thảm họa. Đó là lí do bút của John Loud ế, không bán được cái nào.

Ý tưởng tuyệt vời

Hàng thập kỉ trôi qua và lịch sử đã chứng kiến rất nhiều thiết kế mới được tạo ra, nhưng không chiếc nào trong số đó THẬT SỰ tốt. Nếu viên bi quá khít với lỗ thì mực đơn giản là sẽ mặc kẹt lại. Viên bi quá lỏng thì mực lại chảy đầy ra ngoài. Làm cho việc này đúng thật sự là rất khó vì viên bị khó có thể làm cho thật chính xác với kích cỡ tin hin của mình. Nhưng cuối cùng Laszlo Biro đã vào cuộc và nghĩ ra một giải pháp hay tuyệt: Chế ra một loại mực mới. Phần lớn bút thời điểm đó sử dụng mấy cái mực gốc nước loãng toẹt. Nhược điểm của chúng rất rõ ràng: dễ bị rò rỉ, lâu khô, vân vân mây mây. Ngoài ra chúng cũng dựa vào trong lực để cho mực chảy đến bi, làm cho việc viết nghiêng dở ẹc. Laszlo Biro ban đầu thử nghiệm với mực gốc dầu mỏ "dày" hơn, khô gần như ngay lập tức và không thấm sang mặt bên kia. Và hóa ra đó là một ý tưởng thiên tài và tạo nên một hiệu ứng cực kì hay ho trong đó mực tự chảy đến viên bi mà không cần trọng lực hay ccc gì cả: hiện tượng mao dẫn. Hiện tượng này xảy ra do lực liên phân tử giữa chất lỏng và bề mặt rắn xung quanh. Nếu đường kính của ống mực đủ nhỏ thì sự kết hợp giữa sức căng bề mặt và lực dính giữa chất lỏng và thành ống mực sẽ có tác dụng đẩy chất lỏng đi.

Phát triển BIC Cristal

Biro nhanh chóng đăng ký bằng sáng chế cho thiết kế của ông. Trong thiết kế của ông, mực luôn luôn được đẩy đến viên bi, đảm bảo một đường mực thẳng và ổn định. Chiếc bút mang tính cách mạng của ông nhanh chóng trở nên phổ biến ở Nam Mỹ.
Cơ mà vẫn còn một vấn đề lớn.
Chiếc bút bi RẺ NHẤT của Biro có giá 190 đôla theo thời giá hiện tại, nên mặc dù chiếc bút rất tuyệt vời nó không bao giờ đạt được thành công trên thị trường đại chúng. Vào thời bấy giờ thì tỷ lệ biết đọc biết viết mới chỉ đạt 33% và bút vẫn còn là một thứ gì đó xa xỉ.
nhà sản xuất Marcel Bich
nhà sản xuất Marcel Bich
Nhưng chỉ một vài năm sau nhà sản xuất người Pháp Marcel Bich phát hiện ra chiếc bút bi của Biro và thấy một cơ hội khổng lồ.
Marcel Bich đã mua lại bằng sáng chế của Biro với giá 2 triệu đô thời đó (tương đương 26 triệu đô bây giờ) và bắt đầu thiết kế một phiên bản mới có thể được sản xuất hàng loạt nhanh chóng với giá rẻ.
Bằng sáng chế bút bi của Biro Credit
Bằng sáng chế bút bi của Biro Credit
Với sự giúp đỡ của công nghệ chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ tối tân, Marcel Bich đã phát triển một phương pháp để chế tạo hàng loạt những viên bi cho bút bằng thép không gỉ với kích thước không đầy 1 mm. Thay vì sử dụng kim loại để làm phần thân bút, ông lấy mấy cái máy tạo khuôn cho nhựa ra. và voilà! Đây là kết quả cuối cùng.
Kết quả của việc Bich áp dụng những công nghê mới vào sản xuất bút bi
Kết quả của việc Bich áp dụng những công nghê mới vào sản xuất bút bi
Máy chế tạo bi
Máy chế tạo bi
Mặc dù nhìn nó giống như bất kỳ chiếc bút nào ngoài kia, khó để nói quá mức độ hoàn mỹ của thiết kế này. Không hề có thành phần chuyển động nào trong bút, không lò xo hay vật liệu phức tạp nào. Nhưng mọi phần của chiếc bút này đều có nhiều mục đích khác nhau.
Cấu tạo bút bi BIC Cristal - Đồ họa: Primal Space (YouTube)
Cấu tạo bút bi BIC Cristal - Đồ họa: Primal Space (YouTube)

Thiết kế

Thân bút có hình lục giác, giống một cái bút chì, giúp chiếc bút không lăn khỏi cái bàn của bạn và giúp cầm nắm nó dễ hơn. Thân bút còn được làm từ polysterene: rẻ tiền, bền chắc và trong suốt (để dễ nhìn thấy lượng mực còn sót lại). Ngoài ra trên thân bút còn có một cái lỗ nhỏ để không khí đi vào và thay thế mực khi mực rời bút. Mực của chiếc bút là một công thức đặc biệt giúp tăng tối đa hiệu ứng mao dẫn (capilary action) (mình có nói trên) trong khi vẫn đảm bảo một nét bút chất lượng. Viên bi của bút (làm bằng thép không gỉ) được chế tạo chính xác đến mức có thể di chuyển trơn tru trong khi không làm mực bán tung tóe ra ngoài hay ứ đọng bên trong. Khi chiếc bút đang không được sử dụng, viên bi sẽ biến thành một cái "niêm phong", ngăn không cho mực rò ra ngoài. Khi chiếc bút được đắt ngược lại, hiệu ứng mao dẫn và sức căng bề mặt của mực sẽ ngăn mực chảy ra qua đuôi bút. Chiếc nắp bút, trong khi là một chiếc nắp, còn có thể được dùng làm một chiếc kẹp. Nắp bút được làm từ polypropylene giúp hấp thụ va chạm và ngăn chiếc bút bị gãy.

BIC Cristal đã thay đổi thế giới như thế nào?

Chiếc bút này đơn giản một cách hoàn hảo và đã giải quyết được mọi vấn đề mà đã "ám" những chiếc bút trước kia. Hơn hết, nó CỰC rẻ: giá chỉ 2 đô-la Mỹ khi được ra mắt vào năm 1950. Nó ngay lập tức là một thành công: Được bán hơn 10 nghìn cái ở Pháp mỗi ngày. Trong năm đầu tiên, Marcel Bich nhận ra ở những nước nói tiếng Anh người ta phát âm tên ông như thế nào. Vậy là ông bỏ chữ "H" trong tên công ty đi và cái tên BiC đã được khai sinh ra. Marcel hiểu rõ sự quan trọng kinh tế theo quy mô (economy of scale) và nhanh chóng mở rộng đến các lục địa khác, xây dựng các nhà máy trên khắp thế giới. Đến năm 1953, Marcel đã đang trên đà bán 40 triệu chiếc bút mỗi năm và BIC Cristal nhanh chóng thống trị thế giới. Bây giờ, trên thế giới, bất cứ ai muốn viết đều có thể viết và vẽ đều có thể vẽ một cách dễ dàng. Thế giới đã mong muốn có một sản phẩm như BIC Cristal từ lâu và BIC Cristal đã đến vào thời điểm hoàn hảo. Trong hơn 50 năm tiếp theo, 100 tỷ chiếc bút Cristal đã được bán ra, và tỷ lệ biết đọc viết của thế giới tăng chóng mặt từ 35% vào năm 1950 (lúc BIC Cristal được tung ra thị trường) lên đến gần 90% vào thời điểm bạn đang đọc bài viết này. Thật khó có thể tưởng tượng ra được một cuộc sống mà không có cái bút này và thực tế là thiết kế của chiếc bút đã không thay đổi từ khi xuất hiện cho thấy độ hoàn hảo của nó.