Lời đầu tiên

Tiêm kích Mỹ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc phía trên vùng biển Đại Tây Dương, ngoài khơi bang Nam Carolina hôm 4/2. Ảnh: AP.
Tiêm kích Mỹ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc phía trên vùng biển Đại Tây Dương, ngoài khơi bang Nam Carolina hôm 4/2. Ảnh: AP.
Kính chào quý độc giả,
Như quý độc giả đã được thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, sự cố khinh khí cầu Trung Quốc xâm phạm không phận Mỹ đã làm chấn động dư luận đôi bên và gây sự chú ý lớn đến toàn cầu. Cũng “bắt theo xu hướng”, các “chuyên gia quân sự và Khoa học Chính trị” trong nước như Đại tá Lê Ngọc Thống, dịch giả Thiên Lương, Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Thành Nam đồng loạt đăng các bài viết mang xu hướng bài Mỹ, giễu nhại nước Mỹ trên các trang mạng xã hội. Tôi cảm thấy thật vô nghĩa với những con người này, nên đã vào phản biện một trong ba người, đó là ông Tiến sĩ Nam. Rất tiếc, cũng như trường hợp Tifosi, ông Nam dùng hàng loạt ngụy luận và ngụy biện công kích cá nhân tôi khi không tranh biện được, đồng thời dùng “tuyệt kỹ trốn chạy”: Chặn (Block). Tôi viết bài này nhằm phân tích toan tính của đôi bên Mỹ và Trung Quốc, đồng thời phản biện những ngụy luận của ông Nam.

Phần I: Toan tính, động cơ chính trị của đôi bên và góc nhìn của công pháp quốc tế

1. Toan tính của Mỹ và Trung Quốc.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng điểm lại các mốc thời gian của sự việc này nhằm làm rõ toan tính của Mỹ.
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khinh khí cầu do thám, được Trung Quốc điều khiển từ xa ở một mức độ nào đó nhưng vẫn phụ thuộc vào luồng phản lực để di chuyển, bắt đầu trôi dạt có kiểm soát vào lãnh thổ Mỹ vào ngày 28/01, khi nó đi vào không phận Alaska gần quần đảo Aleutian. Những người theo dõi tại Bộ Tư lệnh phía Bắc của Mỹ cho rằng khinh khí cầu có vẻ chỉ là một trong những cuộc thăm dò khác của Trung Quốc xung quanh các rìa biên giới phòng thủ của Mỹ.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder cho biết khinh khí cầu giám sát tầm cao của Trung Quốc đã được theo dõi trong vài năm qua và nó đang di chuyển ở độ cao hơn nhiều so với giao thông hàng không thương mại nên không gây ra mối đe dọa quân sự hay thể chất nào đối với những người trên mặt đất. Mặc dù đường bay hiện tại của khinh khí cầu đi qua “một số địa điểm nhạy cảm”, nhưng ông Ryder nói rằng nó không có khả năng thu thập thông tin tình báo nào đáng kể.
Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Blinken hôm 03/02, ông Vương Nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ðối ngoại Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc, đã có cuộc thảo luận về cách thức xử lý vụ tai nạn theo hướng chuyên nghiệp và bình tĩnh, theo Tân Hoa xã. Ông Vương Nghị cho rằng Trung Quốc và Mỹ cần tập trung, giao tiếp kịp thời, tránh đánh giá sai lầm và quản lý sự khác biệt khi đối mặt với các tình huống bất ngờ.
Trung Quốc đã phát triển một đội khinh khí cầu để tiến hành các hoạt động giám sát đã được phát hiện trên các quốc gia trên khắp năm châu lục. Chúng thường quay quanh quỹ đạo ở độ cao khoảng 60.000 dặm và đôi khi đi lạc vào lãnh thổ Mỹ. Khinh khí cầu gần đây nhất, được trang bị các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho động cơ đẩy, camera và công nghệ giám sát, đã rời khỏi lãnh thổ Mỹ vào thứ Hai và trôi dạt cả ngày trên Lãnh thổ Tây Bắc của Canada. Nhưng nó đã quay trở lại Mỹ vào thứ Ba sau khi đi qua phía Bắc Idaho, trước sự ngạc nhiên của các quan chức tại Bộ Tư lệnh Phương Bắc cũng như tại Lầu Năm Góc. [1]
Đến thứ Tư, khi quả bóng bay lên bầu trời phía trên Billings, Montana, các quan chức Lầu Năm Góc đã hoảng hốt vì bang này là nơi có Cánh tên lửa 341 tại Căn cứ Không quân Malmstrom, một trong ba căn cứ của Lực lượng Không quân Mỹ vận hành và bảo trì tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Lầu Năm Góc đã mô tả cú sốc trước những gì các quan chức coi là một nỗ lực gián điệp trắng trợn và được che giấu kém. Chính quyền Biden gọi đây là động thái táo bạo.
Hành trình của khinh khí cầu Trung Quốc. Ảnh: VnExpress.
Hành trình của khinh khí cầu Trung Quốc. Ảnh: VnExpress.
Vào một cuộc họp vào tối thứ Năm, ông Blinken, ông Austin, Tướng Milley và Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia, đã quyết định rằng chuyến đi Trung Quốc không có ý nghĩa gì. Vào sáng thứ Sáu, ông Biden đã xác nhận quyết định của họ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng cứu vãn tình hình bằng cách đưa ra tuyên bố bày tỏ sự hối tiếc và khẳng định rằng khinh khí cầu là một cỗ máy dân sự “phục vụ công tác nghiên cứu Khoa học” đi chệch hướng. Ông Blinken đã gọi điện cho ông Vương để nói với ông rằng chuyến đi đã bị hủy bỏ và nhắc nhở chính phủ của ông về điều mà Ngoại trưởng Mỹ gọi là “hành động vô trách nhiệm”.
Vào 14h39 ngày 04/02 (2h39 sáng 05/02 giờ Hà Nội), chiến đấu cơ F-22 xuất phát từ căn cứ không quân Langley ở Virginia hạ chiếc khí cầu bằng việc sử dụng một tên lửa không đối không AIM-9X.
Nói qua một chút về lý do tại sao Mỹ sử dụng tên lửa và F-22 để bắn rơi khinh khí cầu. Bắn hạ khinh khí cầu tầm cao như vậy là thách thức không nhỏ. Chúng đặt ra rất nhiều vấn đề với hệ thống dẫn đường của tên lửa. Khinh khí cầu có tiết diện radar và tín hiệu nhiệt cực nhỏ, gần như không thể bám bắt và khóa mục tiêu bằng các phương pháp truyền thống.
Mỗi khinh khí cầu có diện tích phản xạ radar tương đương một con chim nhỏ, chúng cũng di chuyển rất chậm so với mục tiêu bay thông thường, khiến radar Doppler hiện đại thường không phát hiện được chúng. Phần lớn tên lửa đối không hiện đại được lắp ngòi cận đích để kích nổ gần mục tiêu, tạo ra lượng lớn mảnh kim loại nhằm phá hủy hoặc làm hư hỏng nặng khí tài đối phương, thay vì lao thẳng vào mục tiêu. Tên lửa đối không tầm trung như AIM-120 thường dùng ngòi cận đích kích hoạt bằng radar, trong khi đạn tầm ngắn AIM-9X sử dụng tia laser. Ngòi nổ cận đích kích hoạt bằng radar của tên lửa AIM-120 có thể không hoạt động với mục tiêu với diện tích phản xạ radar nhỏ như khí cầu, khiến quả đạn tiếp tục bay tự do đến khi tự hủy hoặc lao xuống đất. [2]
Sử dụng pháo 20 mm trên tiêm kích F-22 được xem là phương án tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với tên lửa AIM-9X, nhưng biện pháp này đi kèm nhiều vấn đề. Pháo M61 có tầm bắn hiệu quả khoảng 600 m, buộc tiêm kích F-22 phải bay rất gần khí cầu để bảo đảm khả năng bắn trúng đích. Tiêm kích F-22 có trần bay 18 km, trong khi khí cầu hoạt động ở độ cao khoảng 18,3 km. Nếu phi cơ không thể bay trên khinh khí cầu, nó sẽ phải khai hỏa ở trạng thái ngóc mũi lên cao. Các viên đạn có thể bay theo quỹ đạo vòng cung xa nhiều km và rơi xuống khu vực rộng lớn, uy hiếp an toàn cho những người dưới mặt đất. Tiêm kích F-22 cũng gặp nhiều khó khăn khi cơ động ở độ cao lớn, khiến phi công khó kiểm soát đường đạn với vũ khí không có hệ thống dẫn đường như đạn pháo.
Quân đội Mỹ không có phương án bắn hạ khí cầu bằng tên lửa phòng không, do chỉ hệ thống Patriot đủ khả năng diệt mục tiêu tầm cao trong khí quyển như vậy. Tuy nhiên, các tổ hợp trinh sát và tên lửa Patriot cũng gặp vấn đề do diện tích phản xạ radar rất nhỏ của khí cầu.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao tình báo Trung Quốc muốn sử dụng khinh khí cầu thay vì vệ tinh để thu thập thông tin?
Sử dụng khinh khí cầu làm nền tảng do thám đã có từ những ngày đầu Chiến tranh Lạnh và kể từ đó Mỹ sử dụng hàng trăm khinh khí cầu để theo dõi các đối thủ. Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc cũng từng bị phát hiện tại Mỹ. Ngày nay, sử dụng khinh khí cầu do thám được đánh giá là lỗi thời so với công nghệ vệ tinh hiện đại vốn có thể thu thập thông tin tình báo 24/24. Thế nhưng, mặc dù tốc độ chậm nhưng khinh khí cầu không phải lúc nào cũng dễ dàng bị phát hiện. Chúng có tín hiệu thấp và lượng phát thải từ thấp đến 0 nên rất khó phát hiện bằng công nghệ giám sát hoặc nhận thức tình huống truyền thống. Hơn nữa, những tiến bộ gần đây trong việc thu nhỏ thiết bị điện tử có nghĩa là các nền tảng tình báo nổi có thể đang quay trở lại trong bộ công cụ gián điệp hiện đại.
Trọng tải khinh khí cầu giờ đây có thể nhẹ hơn và do đó, khí cầu có thể nhỏ hơn, rẻ hơn và dễ phóng hơn so với vệ tinh. Khinh khí cầu có thể làm được những việc mà vệ tinh không thể, khi hệ thống vệ tinh dễ dự đoán hơn về động lực quỹ đạo và một vệ tinh không thể lảng vảng mà cần có rất nhiều vệ tinh đi chéo qua một khu vực quan tâm để duy trì sự giám sát. Trong khi đó, lợi thế của khinh khí cầu là nó có thể được điều khiển bằng cách sử dụng máy tính trên máy bay để tận dụng sức gió và nó có thể lên xuống ở một mức độ hạn chế. Ðiều này có nghĩa khinh khi cầu có thể lảng vảng ở một mức độ nhất định. Ðặc biệt, dữ liệu tình báo do khinh khí cầu thu thập có thể được chuyển tiếp theo thời gian thực thông qua một liên kết vệ tinh quay trở lại Trung Quốc.
Việc Trung Quốc gửi khinh khí cầu do thám trong bối cảnh Ngoại trưởng Blinken sắp có chuyến thăm chính thức Bắc Kinh, tôi cho rằng đây là phép thử nhằm đo lường phản ứng của phía Mỹ để có thể thực hiện các hành động tương tự trong tương lai. Trung Quốc tin rằng Mỹ sẽ không bắn hạ khinh khí cầu, trong bối cảnh Mỹ chưa muốn gia tăng căng thẳng với nước này. Nếu như Mỹ phản đối, Trung Quốc chỉ cần lập luận trên các phương tiện ngoại giao rằng khinh khí cầu “khinh khí cầu phục vụ công tác nghiên cứu Khoa học đã bay nhầm”, và họ tin rằng Mỹ không bắn hạ. Nguyên cớ của cách nghĩ này là Chủ nghĩa Đại Hán mang tính Sô Vanh mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh. Trung Quốc muốn chứng tỏ với thế giới rằng họ đã trở thành một thế lực bất khả xâm phạm, và ngay cả Mỹ, siêu cường số một thế giới, cũng không thể làm gì Bắc Kinh. Rất đáng tiếc, họ đã sai lầm nghiêm trọng.
Ông Blinken hủy chuyến thăm như là một cú tát công khai mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không thể hài lòng, nhất là vào thời điểm nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đang cố gắng ổn định mối quan hệ đang xuống dốc nhanh chóng với Washington. Đây hầu như không phải là một cuộc khủng hoảng đe dọa an ninh quốc gia, nhưng thực tế là các quan chức Trung Quốc, nhận ra rằng khinh khí cầu đã được phát hiện, đã không cố gắng tìm ra cách đối phó với nó trên mặt trận ngoại giao một cách khôn ngoan.
Hành động trì hoãn trong việc bắn hạ khinh khí cầu cũng là một toan tính có chủ đích từ phía Washington. Trong bối cảnh Đảng Cộng hòa, vốn có xu hướng diều hâu, được đà chỉ trích Trung Quốc và kêu gọi Mỹ có hành động cứng rắn hơn với nước này, Đảng Dân chủ không thể không đứng ngoài cuộc, nhất là trong bối cảnh Washington xem Trung Quốc là một quốc gia đối địch có khả năng đe dọa vị trí siêu cường. Ngoài việc tận dụng cơ hội này để bao vây Trung Quốc, Mỹ còn muốn cho thế giới thấy Trung Quốc là một quốc gia nguy hiểm và cường quyền. Mỹ khiến cho các quốc gia khác phải suy nghĩ, rằng nếu Trung Quốc mạnh lên thì an ninh quốc gia và chủ quyền của các nước sẽ ra sao, từ đó gia tăng sự nghi ngờ về sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Ngoài ra, Mỹ cũng cho thế giới thấy quyết tâm trong việc tiêu diệt bất cứ kẻ thù nào dám xâm phạm nước Mỹ.

2. Công pháp quốc tế nói gì?

Trước hết, để hiểu chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì thì cần hiểu về lãnh thổ quốc gia là gì. Lãnh thổ quốc gia được hiểu là một phần diện tích đất, biển, trong lòng đất, khoảng không phía trên diện tích đất (vùng trời), và các vùng lãnh thổ đặc biệt mà mỗi quốc gia có quyền tự quyết, quyền riêng biệt, toàn vẹn và bất khả xâm phạm. 
Công pháp quốc tế định nghĩa các quốc gia có chủ quyền là có dân số vĩnh viễn, lãnh thổ xác định, một chính phủ không trực thuộc một quốc gia khác và có khả năng tương tác với các quốc gia có chủ quyền khác. [3]
Mặc dù không định nghĩa chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì nhưng Hiến pháp năm 2013, văn bản pháp luật có giá trị cao nhất của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là một đất nước, quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, Việt Nam sẽ bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đó bằng mọi giá, bằng mọi nguồn lực, mọi cách thức.
Chủ quyền là có quyền lực độc lập đối với một khu vực địa lý, ví dụ như lãnh thổ. Nó được thể hiện trong quyền lực lãnh đạo và thiết lập luật pháp. Các quốc gia có thể có chủ quyền toàn phần hoặc hạn chế hoặc không có chủ quyền đối với những khu vực được luật pháp quốc tế quy định là di sản chung của nhân loại. [4]
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia có thể được hiểu là quyền riêng biệt, tuyệt đối, toàn vẹn của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của mình. Quyền này bao gồm quản lý, sử dụng, chiếm hữu, định đoạt, bảo vệ khỏi các thế lực ngoại xâm.
Lãnh thổ của mỗi quốc gia gồm vùng biển, vùng trời, vùng đất, vùng lãnh thổ đặc biệt (khu vực tại các điểm cực của Trái Đất, trên không gian vũ trụ,…). Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao, tuyệt đối mà không quốc gia nào khác được quyền xâm phạm. Quyền lực này được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật, hệ thống quân sự bảo vệ chủ quyền, biện pháp bảo vệ, khai thác tài nguyên và mọi vấn đề khác trong phạm vi lãnh thổ đó của quốc gia.
Cụ thể, chủ quyền tuyệt đối đối với lãnh thổ quốc gia được biểu hiện trong phạm vi lãnh thổ của mình như sau:
(1) Quốc gia có quyền quyết định tuyệt đối đối với việc phát triển kinh tế, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, bố trí quốc phòng…tại vùng trời, vùng biển, vùng đất (bao gồm bề mặt đất, trong lòng đất), vùng lãnh thổ đặc biệt của mình.
(2) Quốc gia có quyền thiết lập quy tắc xử sự chung (ban hành văn bản quy phạm pháp luật) để điều chỉnh hành vi, xử phạt vi phạm đối với các chủ thể trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, phù hợp với luật quốc tế, không gây phương hại đến chủ quyền của quốc gia khác.
(3) Quốc gia cũng có quyền cưỡng chế hoặc áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm khắc khác nếu có hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia đó.
(4) Quốc gia cũng có quyền tự vệ, phòng thủ và phản kháng nếu có sự đe dọa, tấn công từ bên ngoài đối với chủ quyền, quyền đối với toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Quý độc giả biết rằng mỗi khi máy bay, tàu thuyền,... của quốc gia này đến không phận, lãnh hải của một quốc gia nào đó đều phải thông báo và xin phép trước, nếu không quốc gia đó có quyền bắn hạ những phương tiện trên vì lý do xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.
Một trong những khung pháp lý về quản lý không phận là Công ước Chicago năm 1944 về Hàng không Dân dụng Quốc tế và các quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), trong đó Trung Quốc là thành viên.
Trên phương diện pháp lý, khí cầu vẫn được coi là phương tiện bay và nó chịu sự điều chỉnh của các quy định áp dụng với máy bay. ICAO quy định các phương tiện bay quân sự khi hoạt động trên không phận nước khác phải có sự cho phép của nước đó. Theo luật pháp Mỹ, quyền cho phép phương tiện bay nước ngoài hoạt động trong không phận thuộc về Ngoại trưởng.
Nếu một khinh khí cầu “phục vụ công tác nghiên cứu Khoa học” có kích thước lớn như vậy bay lạc, Trung Quốc phải cảnh báo Mỹ rằng thiết bị của họ đã đi vào không phận nước này theo đúng thông lệ quốc tế. Khi khinh khí cầu di chuyển ở độ cao dưới 18.000 m, thiết bị này phải bật đèn vào ban đêm theo đúng tiêu chuẩn an toàn quốc tế.
Như vậy, vì Trung Quốc không thông báo với Mỹ về vụ việc khinh khí cầu, Mỹ có quyền bắn hạ nó, và điều này hoàn toàn phù hợp với công pháp quốc tế.

Phần II: Phản biện ông Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam

Bài viết của ông Nam. Vì tài khoản của tôi đã bị ông ta chặn sau khi phản biện nên đây là ảnh của một người bạn đã gửi cho tôi làm tư liệu cho bài viết.
Bài viết của ông Nam. Vì tài khoản của tôi đã bị ông ta chặn sau khi phản biện nên đây là ảnh của một người bạn đã gửi cho tôi làm tư liệu cho bài viết.
Trước hết, về mệnh đề không bị phát hiện, như tôi đã nói ở phía trên các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khinh khí cầu do thám, được Trung Quốc điều khiển từ xa ở một mức độ nào đó nhưng vẫn phụ thuộc vào luồng phản lực để di chuyển, bắt đầu trôi dạt có kiểm soát vào lãnh thổ Mỹ vào ngày 28/01, khi nó đi vào không phận Alaska gần quần đảo Aleutian. Và nếu nó có không bị phát hiện đi chăng nữa, vì khinh khí cầu không phản xạ sóng vô tuyến, tức là sóng radar cũng không phát hiện được, lại bay ở tầng bình lưu có độ cao bắt đầu từ 8 km so với mặt nước biển ở vùng cực, thử hỏi phát hiện có dễ không? Hay là dùng kính thiên văn (?!)
Bắn không được? Tôi xin phép quý độc giả cho tôi dùng lại giải thích của tôi đã được nhắc đến ở phía trên:
Mỗi khinh khí cầu có diện tích phản xạ radar tương đương một con chim nhỏ, chúng cũng di chuyển rất chậm so với mục tiêu bay thông thường, khiến radar Doppler hiện đại thường không phát hiện được chúng. Phần lớn tên lửa đối không hiện đại được lắp ngòi cận đích để kích nổ gần mục tiêu, tạo ra lượng lớn mảnh kim loại nhằm phá hủy hoặc làm hư hỏng nặng khí tài đối phương, thay vì lao thẳng vào mục tiêu. Tên lửa đối không tầm trung như AIM-120 thường dùng ngòi cận đích kích hoạt bằng radar, trong khi đạn tầm ngắn AIM-9X sử dụng tia laser. Ngòi nổ cận đích kích hoạt bằng radar của tên lửa AIM-120 có thể không hoạt động với mục tiêu với diện tích phản xạ radar nhỏ như khí cầu, khiến quả đạn tiếp tục bay tự do đến khi tự hủy hoặc lao xuống đất. Sử dụng pháo 20 mm trên tiêm kích F-22 được xem là phương án tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với tên lửa AIM-9X, nhưng biện pháp này đi kèm nhiều vấn đề. Pháo M61 có tầm bắn hiệu quả khoảng 600 m, buộc tiêm kích F-22 phải bay rất gần khí cầu để bảo đảm khả năng bắn trúng đích. Tiêm kích F-22 có trần bay 18 km, trong khi khí cầu hoạt động ở độ cao khoảng 18,3 km. Nếu phi cơ không thể bay trên khinh khí cầu, nó sẽ phải khai hỏa ở trạng thái ngóc mũi lên cao. Các viên đạn có thể bay theo quỹ đạo vòng cung xa nhiều km và rơi xuống khu vực rộng lớn, uy hiếp an toàn cho những người dưới mặt đất. Tiêm kích F-22 cũng gặp nhiều khó khăn khi cơ động ở độ cao lớn, khiến phi công khó kiểm soát đường đạn với vũ khí không có hệ thống dẫn đường như đạn pháo. Quân đội Mỹ không có phương án bắn hạ khí cầu bằng tên lửa phòng không, do chỉ hệ thống Patriot đủ khả năng diệt mục tiêu tầm cao trong khí quyển như vậy. Tuy nhiên, các tổ hợp trinh sát và tên lửa Patriot cũng gặp vấn đề do diện tích phản xạ radar rất nhỏ của khí cầu.
Và hai đoạn cuối đơn thuần là thuyết âm mưu. Tôi không nhất thiết phải bàn đến chúng.
Phản biện ngắn của tôi trước khi bị ông Nam chặn. Tôi không rõ liệu bình luận đã bị xóa hay chưa.
Phản biện ngắn của tôi trước khi bị ông Nam chặn. Tôi không rõ liệu bình luận đã bị xóa hay chưa.
Hành vi công kích cá nhân và suy diễn linh tinh của ông Nam.
Hành vi công kích cá nhân và suy diễn linh tinh của ông Nam.
Hành vi miệt thị và xúc phạm tôi của ông Nam trong bài viết gần đây nhất.
Hành vi miệt thị và xúc phạm tôi của ông Nam trong bài viết gần đây nhất.
Hành vi của ông Tiến sĩ này làm tôi nhớ đến thứ cặn bã trên mạng xã hội mà tôi đã có dịp phê phán trước đây: Tifosi. Ông Nam quả là một tên phản tri thức chính hiệu, thật đáng buồn thay cho học vị cao của ông.
Bài viết được lên ý tưởng và bắt đầu soạn thảo vào 05/02/2023, hoàn thành vào 06/02/2023.
Dẫn nguồn và tư liệu tham khảo:
[3] Xem:
Shaw, Malcolm Nathan (2003). International law. Cambridge University Press. p. 178
Jasentuliyana, Nandasiri, ed. (1995). Perspectives on international law. Kluwer Law International. p. 20.  [4] https://www.britannica.com/topic/sovereignty
Ngày 06 tháng 02 năm 2023,
Trần Tuấn