Trái Đất là một nơi vô cùng may mắn khi có đầy đủ những điều kiện để có thể tạo nên một nơi giúp mọi sinh vật có thể sinh sống cũng như được bảo vệ khỏi những mối hiểm hoạ tiềm tàng ngoài vũ trụ.
Thế nhưng khi con người bước chân ra khỏi bầu khí quyển thì thứ chào đón chúng ta lại chính là sự lạnh lẽo và chết chóc. Khoảng không gian này là một nơi mà không hề có oxi. Vì thế, chúng ta không thể thở ở ngoài kia. Hơn nữa, âm thanh cũng không thể di chuyển ở nơi đây. Nếu như bạn gặp vấn đề, bạn gọi không ai nghe thấy, bạn hét lên cầu cứu thứ đáp lại bạn chỉ có thể là sự tĩnh lặng.
Vũ trụ chết chóc là thế, nhưng kể từ năm 1960 cho tới nay, con người vẫn luôn tìm cách để có thể đến được với nơi này.
Vậy tại sao chúng ta lại cố đến nơi không sự sống để làm gì? Điều gì khiến chúng ta phải hi sinh nhiều đến như vậy?
Chào mừng các bạn đã đến với Hành trình đến với Mặt Trăng.
Xã hội càng phát triển, con người càng cố gắng giải quyết mọi vấn đề bằng những phương thức ôn hoà nhất. Từ đó chúng ta có thể hạn chế được những xô xát không đáng xảy ra. Thế nhưng bất đồng đâu phải là một thứ hoàn toàn xấu. Bởi nếu Việt Nam không có khởi nghĩa giải phóng dân tộc thì liệu chúng ta có được độc lập như ngày nay?
Nếu Lincoln không ủng hộ người da màu thì liệu ngày nay còn tồn tại chế độ nô lệ không? Vậy còn Chiến Tranh Lạnh thì sao?

BẤT HÒA KHÔNG LỜI GIẢI

Năm 1945, phe Đồng Minh đã gần đánh bại được phe Trục. Trong khoảng thời gian này, những nhà lãnh đạo của phe đồng minh đã có hai buổi hội nghị để đưa ra quyết định sẽ làm gì sau khi đánh bại phe Phát Xít. Tuy nhiên, mọi thứ không hề diễn ra không như mong đợi. Hai cuộc gặp mặt dần trở thành những cuộc xung đột, châm ngòi cho cuộc chiến dài hơi về sau, chiến tranh lạnh.
Bắt đầu với hội nghị Yalta, với sự tham dự của ba lãnh đạo chính phe Đồng Minh, Winston Churchill, Franklin D. Roosevelt và Stalin. Với nội dung bàn về việc chia lại lãnh thổ hậu chiến tranh tại Châu Âu, hội nghị đã không thể tìm ra được tiếng nói chung. Mâu thuẫn này khá dễ hiểu, vì tất cả bọn họ đều có mục đích riêng.
Hoa Kỳ, đất nước đứng riêng ở bên còn lại của địa cầu, luôn có lợi thế khổng lồ về mặt quân sự. Vương Quốc Anh có đường chân trời không bao giờ tắt nắng. Liên Xô là đại cường quốc có lãnh thổ lớn nhất thế giới. Với vị thế của 3 người khổng lồ, không ai có thể để kẻ khác mạnh hơn mình hoặc đe dọa vị thế của mình trên chính trường. Vậy nên, việc chia lãnh thổ hậu thế chiến là không thể giải quyết được.
Do có nhiều bất đồng chưa được giải quyết, phe Đồng Minh tiếp tục tổ chức một cuộc họp kéo dài hơn 2 tuần tại Potsdam, Đức từ ngày 17/7 đến 2/8/1945. Tiếc rằng, ông Franklin D. Rossevelt không may đã qua đời nên ông Harry S.Truman, Tổng Thống kế nhiệm đã tới hội nghị.
Với việc cán cân quyền lực thế giới đang sắp xoay chuyển, cuộc họp diễn ra trong tình trạng căng thẳng tột độ. Vì bị Anh và Hoa Kỳ bỏ rơi trong cuộc chiến chống lại Phát Xít Đức, Stalin đã nghi ngờ Đồng Minh có toan tính mờ ám sau lưng mình. Căng thẳng được đẩy đến đỉnh điểm khi Truman tiết lộ về dự án bí mật mang tên Manhattan.
Khi cuộc họp kết thúc, mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô chính thức đường ai nấy đi. Vài ngày sau hội nghị Potsdam, Mỹ đã dội hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản và chấm dứt hoàn toàn Thế Chiến 2. Chứng kiến sức công phá của vũ khí hủy diệt hàng loạt, Stalin nhận ra đã đến lúc mình cần lấy lửa chọi lửa.
Oppenheimer và đồng sự đã bí mật tạo ra nấm khói. Vậy nên Stalin cũng sẽ bí mật gây dựng sức mạnh của riêng mình.
Từ đây, chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu.

LỬA CHỌI LỬA

Sau khi cho Nhật Bản hứng chịu hai quả bom nguyên tử, ông Truman đã tuyên bố với toàn thế giới rằng mình sở hữu sức mạnh quân sự lớn nhất trên thế giới khi nắm trong tay khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân. Điều này đồng nghĩa với việc công nghệ của người Mỹ đã vượt qua toàn cầu hàng chục năm. Để cân bằng quyền lực với Hoa Kỳ, cuộc đua vũ trang đã bắt đầu.
Trong khoảng thời gian này, Liên Xô cũng đang cấp tốc thực hiện những dự án phát triển Bom hạt nhân để có thể đuổi kịp được công nghệ của Hoa Kỳ. Và chỉ 4 năm sau hội nghị Potsdam, ngày 29 tháng 8, Liên Xô đã thử nghiệm thành công quả bom hạt nhân đầu tiên với dự án mang tên “First Lighting”.
Tưởng như cán cân quyền lực đã cân bằng. Trong 4 năm đó, người Mỹ cũng đã tiếp tục phát triển và tạo ra loại bom có uy lực gấp nhiều lần so với bom hạt nhân mà họ từng thả ở Nhật Bản. Nó mạnh đến mức đã tạo ra cột lửa với diện tích lên tới 65km vuông và xóa hòn đảo Marshal khỏi bản đồ thế giới.
Sau chuỗi sự kiện này, cuộc đua giữa Liên Xô và Mỹ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Những năm sau đó, Liên Xô liên tục gặt hái được những thành công trong công cuộc chạy đua với Mỹ và bắt đầu mở rộng sự ảnh hưởng của mình lên toàn thế giới. Và Liên Xô cũng chính là bên có những động thái quân sự đầu tiên trong suốt khoảng thời gian diễn ra Chiến Tranh lạnh.
Tạo dựng quan hệ với Bắc Hàn, Liên Xô lần nữa lại đe dọa biên giới Hoa Kỳ. Nhận thấy được sự bành trướng này, chính phủ Mỹ cùng NATO đã gia tăng quyền lực bằng việc kết nạp và cung cấp vũ khí cho Tây Đức. Để đáp trả cho hành động này, Liên Xô đã tạo ra hiệp ước Warsaw nhằm xây dựng tuyến phòng thủ giữa các nước bao gồm: Liên Xô, Albania, Phần Lan, Romania, Hungary, Đông Đức, Cộng Hoà Séc và Bulgaria được chỉ huy bởi tướng quân Ivan S. Konev của Liên Xô. Sự ra đời của hai khối quân sự đã chính thức xác lập cục diện lưỡng cực và đánh dấu việc Chiến tranh Lạnh đã bao trùm thế giới.
Suốt thời gian chiến tranh lạnh diễn ra, mối quan hệ của hai khối quân sự của Mỹ và Liên Xô luôn ở trong tình trạng báo động đỏ. Các lực lượng tinh nhuệ và vũ khí hiện đại được huy động hết công suất, để có thể đáp trả các nỗ lực đánh úp. Tại thời điểm này, với công nghệ tên lửa đạn đạo được thừa hưởng từ người Đức, Liên Xô có thể tấn công Mỹ chỉ trong 30 phút.
Điều này đã khiến cho Mỹ phải e sợ trong một khoảng thời gian dài.
Những năm tiếp theo, Mỹ đã gia tăng số lượng đầu đạn hạt nhân của mình từ 1000 đầu lên 18000. Thế nhưng người Liên Xô lại là những kẻ cao tay hơn khi đã đưa cục diện cuộc chiến lên tầm cao mới, Vũ Trụ.
Với công nghệ tên lửa vượt bậc của mình, năm 1957, Liên Xô đã phóng Sputnik 1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào quỹ đạo Trái Đất, đánh dấu mốc cho công cuộc khám phá vũ trụ đầu tiên của nhân loại, điều mà Hoa Kỳ chưa dám mơ để thực hiện.

VỆ TINH ĐẦU TIÊN

Trong thế chiến 2, ông Wernher von Braun, kỹ sư phe Trục đã phát triển tên lửa V-2, nỗi kinh hoàng trên mọi mặt trận với phe Đồng Minh. Công nghệ đó đã khiến cả Liên Xô lẫn Hoa Kỳ phải run sợ, nhất là khi chiến tranh kết thúc bởi nó có thể rơi vào tay của bất cứ ai.
Sau khi đánh bại Phát Xít Đức, tình báo Mỹ lẫn Liên Xô đã ráo riết truy tìm công nghệ tên lửa V-2 lẫn người đã tạo ra chúng. Và người thắng cuộc là Hoa Kỳ.
Sau khi Đức bị tiêu diệt, Hoa Kỳ đã bí mật đưa ông von Braun cùng nhiều nhà khoa học về quân đội Mỹ để tái phát triển dự án tên lửa V-2 thành các tên lửa tầm trung Redstone và Jupiter. Nhờ các hiệp ước liên minh quân sự, Mỹ đã có thể bố trí những tên lửa này ở các nước lân cận Liên Xô, khiến vùng lãnh thổ này luôn nằm dưới tầm bắn của vũ khí hạt nhân gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Sự đe dọa này đã khiến mối quan hệ giữa Liên Xô và Hoa Kỳ vốn căng thẳng nay còn khốc liệt hơn.
Không có công nghệ tên lửa V-2, Liên Xô đứng trước nguy cơ thảm họa hạt nhân như những gì đã xảy ra với Nhật Bản.
Tuy nhiên, kỹ sư Liên Xô Segei Korolev nhận thấy công nghệ V-2 chỉ là một thứ lỗi thời. Ông tự tay phát triển công nghệ mới hoàn toàn mang tên Tên lửa R-7. Ngay khi công nghệ được đi vào sản xuất, Sputnik 1 đã được đưa lên quỹ đạo Trái Đất và mở ra kỷ nguyên khám phá vũ trụ của nhân loại, chấm dứt mọi hy vọng về cuộc đua tên lửa của Hoa Kỳ.
Và với việc đưa Sputnik 1 lên quỹ đạo, cuộc đua vũ trang đã dần chuyển hóa thành cuộc đua vũ trụ. Mỹ và Liên Xô liên tục tìm cách để vượt lên trên đối thủ trong những nấc thang khoa học kỹ thuật. Phần vì an ninh quốc gia, phần vì không thể để đối thủ có công nghệ vượt hơn mình cả thập kỷ, Mỹ đã cố gắng xây dựng hệ thống nghiên cứu vũ trụ cho riêng mình. Từ đây, những dự án khổng lồ hơn, đắt đỏ hơn cũng được đầu tư từ cả 2 phe.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi công cuộc khám phá vũ trụ được 2 kẻ khát máu đầu tư phát triển?
Có thể nói, điều kỳ diệu đã xảy ra.
Và vừa rồi là khởi đầu của cuộc đua vũ trụ. Sinh ra từ cuộc đua vũ trang trong im lặng của 2 đại cường quốc thế kỷ 20, cuộc đua vũ trụ đã khẳng định rằng mâu thuẫn không chỉ có tác hại mà còn có những tác động tích cực lên sự phát triển của nhân loại. Từ khốc liệt, chúng ta vươn lên tầm cao mới, tầm cao của vũ trụ.
Và câu chuyện đó như thế nào, có lẽ ta cần thời gian để tìm hiểu tiếp.