Khi xã hội ngày càng phát triển hiện đại về công nghệ, nhu cầu của con người theo xu hướng vẻ đẹp tiến dần đến sự hoàn mỹ. Cùng với sự phát triển đó, nhiều ứng dụng công nghệ giúp làm đẹp hình ảnh, tạo ra các hình ảnh theo ý thích trở nên phổ biến rộng rãi trên nền tảng Offline và cả Online. Vì thế, việc thiết kế hình ảnh đẹp sẽ trở nên dễ dàng hơn qua những websites và các ứng dụng dành cho người yêu thích việc thiết kế nghệ thuật thông qua hình ảnh.
Nghệ thuật trong việc truyền tải nội dung qua tranh ảnh cũng sẽ giống như việc viết ra nội dung trong một bài viết, khơi gợi được giác quan phong phú, thông điệp lõi rõ ràng, gợi nhớ sâu nội dung muốn truyền tải. Việc tạo ra một bức tranh có màu sắc, bố cục, kiểu chữ hay kích thước thể hiện trong hình ảnh mà khiến ta nghe được tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, cảm nhận được cái mộc mạc, cái nóng bỏng, cái lạnh thấu hay thậm chí thấy cả những điều hạnh phúc ở trong đó thật không hề dễ dàng.
Để hình ảnh có thể toát lên vẻ đẹp của thông điệp lõi, gây cuốn hút cho người xem và gây thương nhớ cho người đọc thì mỗi chúng ta cần phải rèn luyện thật nhiều từ những điều cơ bản thật nhuần nhuyễn đến những kiến thức nâng tầm hơn để mang lại sự hoàn mỹ nhất cho bài viết. Vậy người thiết kế nghiệp dư thì sẽ có góc nhìn về thiết kế như thế nào?
Hãy cùng nhau bắt đầu học thiết kế từ những điều cơ bản nhất thông qua 5 gia đoạn trưởng thành của một đứa trẻ.
1. Gia đoạn đón nhận "Màu sắc": Là giai đoạn em bé nằm trong nôi, chỉ biết khóc và quan sát mọi thứ thông qua màu sắc. Lúc đó mắt của em bé sẽ chỉ nhìn được 3 màu sắc cơ bản là: màu đỏ, xanh lục và xanh lam. Sau một thời gian mắt em bé sẽ bắt đầu bị thu hút bởi những màu sắc sặc sỡ hòa trộn vào nhau.
Cũng giống như việc ta sử dụng những màu cơ bản trên bánh xe màu không là chưa đủ mà ta cần sự kết hợp các màu sắc lại với nhau để tạo ấn tượng mạnh hơn về thị giác và xúc giác. Các yếu tố về Phối màu Đơn sắc, Phối màu Tương phản, Phối màu Tương tự, Phối màu Tam giác đã được hình thành và tiếp cận ở giai đoạn đầu của việc học thiết kế.
2. Giai đoạn nền tảng "Bố Cục": Là giai đoạn từ lúc em bé tập bò đến lúc đi và chạy được trên đôi chân thăng bằng của mình. Các em bé thường sẽ phát triển từ việc sử dụng cả 2 tay, 2 chân để giữ thăng bằng khi bò và tự đứng dậy bước đi những bước chân đầu đời trên đôi chân nhỏ bé ấy. Đôi chân cử động tạo nên sự đối xứng của cơ thể và sự thăng bằng khi bước đi sẽ giúp hiểu rằng thiết kế cũng cần có cấu trúc để giúp thiết kế vững chắc trong mắt người đọc.
Bố cục cân bằng, bố cục tương phản hay bố cục điểm nhấn (1/3) trở thành xu hướng chung tạo nên sự hài hòa và cân bằng khi ta nhìn vào bài thiết kế giúp việc bộc lộ thông điệp cốt lõi của bài viết thật rõ ràng và thể hiện được sự phân cấp trong yếu tố chính, phụ của hình ảnh.
3. Giai đoạn phát triển "Văn bản": Như giai đoạn biết nói của một em bé, em đã bắt bắt đầu bập bẹ những tiếng nhỏ hồn nhiên , ríu rít như chú chim chích chòe. Đôi môi chum chím ấy dần đã có sự lắng nghe quan sát nhiều hơn để có thể nói thành câu, bộc lộ các âm sắc để nói lên cảm xúc của mình cho thế giới bên ngoài.
Trong thiết kế cũng vậy, mỗi kiểu chữ và mỗi kích thước cũng nói lên được cảm xúc và ý nghĩa của người thiết kế muốn trình bày ra cho người xem hiểu được. Việc sử dụng kiểu chữ có chân, kiểu chữ không chân, kiểu chữ tự do hay kết hợp chúng với nhau cũng cần có những nguyên tắc để phù hợp với ngữ cảnh.
Nếu kiểu chữ không chân mang thiên hướng hiện đại, dứt khoát, trẻ trung được thể hiện trong bài thiết kế thì kiểu chữ có chân lại toát lên được nét đẹp truyền thống, sang trọng, cổ xưa phù hợp trong từng ngữ cảnh để biểu đạt giá trị khác nhau chạm đến cảm xúc người đọc. Ngoài ra ở các bài thiết kế giải trí ta cũng có thể dùng kiểu chữ tự do để có sự nhấn mạnh tạo sự ấn tượng phù hợp không khí vui sôi động, vui nhộn của bài viết.
Và việc em bé hét to lên hay thì thầm về những điều muốn nói cũng giống như việc chúng ta thể hiện kích thước chữ to nhỏ trong bài thiết kế như muốn nhấn mạnh thông điệp lõi để mang đến giá trị hiệu quả khác nhau của mỗi bài viết.
5. Gia đoạn hình thành "Nguyên tắc": Khi một em bé lớn lên, đến với trường lớp, bé được dạy những điều hay lẽ phải, những điều đúng và không đúng để bé phát triển hơn về nhận thức và tiếp cận dần dần những nguyên tắc trong cuộc sống. Và ta cũng vậy, ta bắt đầu việc thiết kế theo lối tự do, sáng tạo để hiểu về công cụ về màu, bố cục và trình bày chúng kết hợp với nhau. Trong quá trình học hỏi và luyện tập ta sẽ nhận ra rằng thiết kế cũng cần phải có những nguyễn tắc cơ bản để tạo nên tính chuyên nghiệp, dễ dàng bắt được khoảnh khoắc ấn tượng trong 5 giây chạm mắt và lướt qua của người đọc.
“Thiết kế bằng say mê
Nhưng nhớ là đừng quên
Những lưu ý bỏ túi
Bài viết thêm cuốn hút
Hình ảnh thật sắc nét
Méo mó nhìn rất kì
Bối cảnh phải phù hợp
Thông điệp càng khắc sâu
Chữ viết cần nhất quán
Lựa mẫu càng dễ đọc
Mắt kém nhìn vẫn rõ
Nhiều kiểu sẽ bị rối
Màu sắc đừng quá nhiều
Ba màu thế là đủ
Kết hợp cho hài hòa
Ý tưởng thật thăng hoa
Thiết kế chất ngất ngay
Lan tỏa nhiều điều hay
Mang vô vàn giá trị
Tỏa hương hoa cho đời”
Hãy để Thiết kế lớn lên từng ngày cùng bạn, như cách mà ta nuôi dưỡng tâm hồn của bài viết mang lại nhiều giá trị cho đời. Thiết kế hoàn mỹ là thiết kế chạm đến cảm xúc người đọc, khiến người đọc lưu nhớ mãi về thông điệp của bài viết mà bạn ấp ủ đứa con tinh thần ấy. Thiết kế thật quen thuộc, thật dễ dàng nếu chúng như một đứa trẻ và người thiết kế cũng như một đứa trẻ bắt đầu từ những điều đơn giản nhất.