Gia phả họ nhà thiết giáp hạm - Kì 3: Chặng đường từ lúc huy hoàng tới lúc tàn lụi - Phần 1: Học thuyết tàu chiến của người Anh
Trước tiên, để nói các vấn đề về sau, xin phép lật lại chi tiết về chiếc Dreadnoguht: Tải trọng: 21,060 tấn đầy tải...
Trước tiên, để nói các vấn đề về sau, xin phép lật lại chi tiết về chiếc Dreadnoguht:
Tải trọng: | 21,060 tấn đầy tải |
Dài: | 160.6 m |
Rộng: | 25.0 m |
Mớn nước: | 9.0 m đầy tải |
Công suất động cơ: |
|
Động cơ |
|
Tốc độ: | 21 hải lí/giờ (tối đa) |
Hải trình: | 6,620 hải lý với tốc độ 10 knots |
Hải đoàn: | 700–810 người |
Hỏa lực: |
|
Vỏ giáp: |
|
Nhanh và mạnh là những gì người ta nói về Dreadnought. Giàn pháo chính cỡ nòng 12 inch sử dụng đầu đạn loại 400 kg có thể xuyên thủng lớp giáp dày tới 280 mm ở khoảng cách 9 km. Tốc độ bắn ở ngưỡng 60 giây mỗi loạt đạn với tầm bắn tối đa lên tới 17 cây số. những khẩu pháo 76.2 mm nhỏ hơn sử dụng đầu đạn 5.9 kg với tốc độ xả đạn lên tới 4 giây cho mỗi lượt. Những ống phóng ngư lôi được đặt ở đằng trước phía dưới phần mực nước của thân tàu phóng ra những quả ngư lôi có khả năng bắn xa tới 3.5 km. Dreadnought sở hữu mội tốc độ khỏi phải bàn cãi lúc đó khi mà nó bỏ xa các thiết giáp hạm cùng thời khác từ 2-3 hải lý mỗi giờ. Để bù lại cho hỏa lực và tốc độ thì vỏ giáp của nó không thực sự tốt, so với người tiền nhiệm của con tàu là Lord Nelson thì Dreadnought thua xa về vỏ giáp. Trong khi Lord Nelson hoàn toàn miễn nhiễm trước các viên đạn 12 inch ở khoảng cách ngoài 13 km thì giáp của Dreadnought chỉ có thể miễn nhiễm với những viên đạn 8 inch ở khoảng cách tương tự.
Con tàu là một cuộc cách mạng về hỏa lực nhưng bù lại nó lại xuất hiện những vấn đề với khả năng phòng thủ. Ngoài vỏ giáp yếu thì giàn hỏa lực hạng nhẹ của nó đang càng ngày càng phát huy ít tác dụng. Với sự phát triển của turbine hơi nước, những chiếc tàu khu trục còn thậm chí hưởng lợi sớm hơn cả nhưng con tàu chiến to lớn. Động cơ khỏe giúp người ta có thể tăng kích thước con tàu lên rất nhiều trong khi tốc độ cũng vượt trội hơn. Những khẩu 76.2 cm thông dụng cũ không còn đủ sức hạ gục những con tàu đó tiếp cận, còn việc nã thẳng pháo chính là việc làm vô cùng tốn kém và có ảnh hưởng không hề nhỏ đếm khả năng chiến đấu lâu dài. Xin nhắc lại một chút là thời kì tiền Dreadnought thì 1 thiết giáp hạm thường được chia làm 3 tầng hỏa lưc: Tầng 1 là pháo chính 12 inch, tầng 2 là pháo phụ 6 inch và tầng 3 là pháo phụ 3 inch (tức 76.2 mm). Chính sự nâng cấp dần dần tầng pháo thứ 2 lên bằng tầng pháo thứ nhất khiến con tàu chỉ còn những khẩu pháo để tự bảo vệ cỡ 3 inch.
Nhận thấy những bất cập trước đó, người Anh đã nâng cấp những thiết giáp hạm về sau của mình. Hai lớp sau đó là Bellerophon và lớp St Vincent - với thiết kế giống Dreadnought - sở hữu vỏ giáp tốt hơn hẳn và pháo phụ được nâng lên thành 4 inch. Cũng bắt đầu từ lớp St Vincent, con tàu được sử dụng pháo 12 inch thế hệ mới, cho phép nó có tầm bắn lớn hơn và khả năng xuyên giáp cũng mạnh hơn.
Bắt đầu từ St Vincent, những chiếc thiết giáp hạm của người Anh mới trở nên hoàn thiện
Cũng như đã nói ở bài trước, việc Mỹ phát kiến ra cách xêp pháo ngay cạnh nhau đã tiết kiệm đáng kể diện tích đặt pháo, Người Anh cũng sớm nhận ra cách xếp pháo kiểu cũ là thừa thãi và họ thay đổi dần. Tất nhiên dân nghiện trà cũng phát kiến ra kiểu xếp pháo cho riêng mình, đó là bắt đầu từ lớp Invicible - lớp tuần dương thiết giáp đầu tiên trên thế giới. Một lần nữa ta xét hỏa lực của con tàu:
Tải trọng: | 20,750 tấn đầy tải |
Dài: | 172.8 m |
Rộng: | 23.9 m |
Mớn nước: | 9.1 m đầy tải |
Công suất động cơ: |
|
Động cơ |
|
Tốc độ: | 25 hải lí/giờ (tối đa) |
Hải trình: | 3,090 hải lý với tốc độ 10 knots |
Hải đoàn: | 784 người |
Hỏa lực: |
|
Vỏ giáp: |
|
Cách đặt pháo của Invicible và lớp Indefatigable - phiên bản cải tiến của lớp Invicible
Vỏ giáp vô cùng yếu, hỏa lực cũng không vượt trội (so với các tàu cùng năm nó hoàn thành) nhưng bù lại con tàu sở hữu tốc độ cao cho phép Invicible cắt chữ T và xả pháo thẳng vào đội hình định 1 cách vô cùng dễ dàng. Có thể nhìn thấy như trên hình, con tàu có 2 tháp pháo đặt sát nhau nằm ở 2 bên mạn tàu. Nhưng với thiết kế kiểu này của người Anh, 1 tháp pháo ở bên kia mạn hoàn toàn có thể quay sang bên này và khai hỏa, với điều kiện con tàu phải gần như vuông góc với hướng pháo ngắm. Lúc này thì người Anh vẫn chưa sử dụng thiết kế pháo chồng của Mỹ, họ tự tin với thiết kế này của riêng mình, nhưng nó lại có một hạn chế rất lớn. Việc quay pháo sang bên kia mạn của một tháp pháo với miệng nòng súng vẫn còn ở phía trong tàu, khi khai hỏa sẽ khiến con tàu bị tổn thương cấu trúc thượng tầng. Người Anh cũng sớm nhận ra điều này và chịu đặt giống y người Mỹ vào vài năm sau đó. Tất nhiên nếu ở trong trường hợp khẩn cấp, con tàu vẫn phải quay khẩu pháo bên này sang và nã đạn.
Thiết giáp hạm Neptune và sau đó là lớp Colossus đều có thiết kế đặt pháo cheo tương tự, chúng cũng bắt đầu được sử dụng cách đặt pháo gần sát nhau ở 2 tháp pháo đuôi. Cũng bắt đầu từ lớp Colossus, họ cho thay nhưng ống phóng ngư lôi loại 18 inch lên thành 21 inch, cho phép sở hữu tầm phóng xa hơn, di chuyển nhanh hơn và sức công phá mạnh hơn.
tiếc là bài này không viết tiếp được bởi dạo này hơi bận
kì sau sẽ nói về hải chiến Jutland
/science2vn
- Hot nhất
- Mới nhất