Như mình đã nói ở phần trước, giai đoạn khoảng 1990-2000 là giai đoạn điện thoại di động phát triển rất mạnh với rất nhiều tính năng hữu ích được tích hợp vào 1 thiết bị ban đầu vốn chỉ để nghe gọi. Và để khai thác hết các tính năng đấy, các hãng đã lựa chọn phát triển hệ điều hành chuyên dụng.
Hệ điều hành được các hãng lựa chọn là Symbian.Bắt đầu từ thập kỷ 1990, có 1 hãng tên là Psion đã tạo ra 1 hệ điều hành đặt tên là EPOC32. Tháng 6 năm 1998, Psion Software trở thành Symbian Ltd. một liên doanh giữa Psion và các hãng sản xuất điện thoại như Ericsson, Motorola và Nokia.
Symbian - hệ điều hành thông dụng sử dụng bởi Nokia, Ericsson, Samsung, ... thời 2000-2010.
Symbian - hệ điều hành thông dụng sử dụng bởi Nokia, Ericsson, Samsung, ... thời 2000-2010.
Sau đó, các nền tảng phần mềm khác nhau đã được tạo ra cho Symbian, được hỗ trợ bởi các nhóm bao gồm những hãng điện thoại khác nhau. Chúng bao gồm S60 (Nokia, Samsung và LG), UIQ (Sony Ericsson và Motorola) và MOAP(S) (chỉ tiếng Nhật như Fujitsu, Sharp,...).Không có sự cạnh tranh lớn trong thị phần điện thoại cận-thông minh (Palm OS và Windows Mobile có thị phần rất nhỏ, không đủ khả năng làm đối thủ đáng gờm), Symbian chiếm tới 67% thị phần điện thoại cận-thông minh toàn cầu năm 2006.
Sự phát triển thần tốc của Symbian chủ yếu là do công của Nokia. Hãng đã kiểm soát nguồn tài nguyên phục vụ cho sự phát triển của cả phần lõi và giao diện người dùng của Symbian. Nokia đã gặt hái nhiều thành công khi tích hợp hệ điều hành Symbian vào các sản phẩm điện thoại thông minh của hãng.
Hãng đã sản xuất rất nhiều mẫu máy chạy Symbian, trong bài viết này, mình xin kể những mẫu tiêu biểu:
Nokia 9210 Communicator: giới thiệu ngày 21 tháng 11 năm 2000, là thiết bị đầu tiên chạy nền tảng Symbian OS, phiên bản 6, kế tiếp phiên bản 5 của EPOC. Đồng thời đây là khởi điểm của hệ thống giao diện Series 80 của Nokia. Và như mình đã đề cập ở phần trước, Nokia 9210 Communicator là 1 bước cải tiến của Nokia về màn hình màu để màn hình màu trên điện thoại di động thực sự có giá trị sử dụng về mặt thực tiễn. Máy cũng là thiết bị đầu tiên hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ (card slot) để mở rộng dung lượng lưu trữ (tuy máy chỉ hỗ trợ mở rộng đến 16MB nhưng thời đó 16MB cũng là 1 bước tiến rồi).
Nokia 9210 Communicator - điện thoại Nokia đầu tiên sử dụng Symbian (V6) (giao diện Series 80).
Nokia 9210 Communicator - điện thoại Nokia đầu tiên sử dụng Symbian (V6) (giao diện Series 80).
Nokia 7650: giới thiệu gần 1 năm sau mẫu 9210 Communicator (ngày 19 tháng 11 năm 2001 ở Barcelona), Nokia 7650 là 1 trong những điện thoại tân tiến nhất vào thời điểm bấy giờ. CEO của Nokia thời bấy giờ Jorma Ollila còn cho rằng Nokia 7650 là sản phẩm quan trọng nhất trong những sản phẩm ra mắt năm 2001 bởi công ti. Và cũng nhiều người cho rằng Nokia 7650 là 1 trong những thiết bị quan trọng nhất và biểu tượng nhất của hãng.
Nokia 7650 - điện thoại đầu tiên của hãng trang bị camera.
Nokia 7650 - điện thoại đầu tiên của hãng trang bị camera.
Phổ cập vào ngày 26 tháng 6 năm 2002 với giá 600 Euro, máy cung cấp cho người dùng nhiều tính năng hiện đại thời đó: là chiếc điện thoại đầu tiên của Nokia trang bị máy ảnh, Nokia đã cải tiến lên ống kính VGA 640 x 480 độ phân giải 0.3MP. Nghe có vẻ không nhiều nhưng đã là gần gấp 3 so với 2 mẫu điện thoại trước của Kyocera và Sharp (chỉ có 0.11MP). Tính năng chụp ảnh của máy đã được quảng bá rộng rãi. Màn hình màu 2.1 inch của máy với độ phân giải 176 x 208 pixel và 4096 màu vào thời đó cũng được xem là màn hình to rồi.
Nokia 7650 cũng là sản phẩm đầu tiên của hãng cung cấp tính năng nhắn tin đa phương tiện (Multimedia Messaging Service - MMS). Máy còn được trang bị các chuẩn kết nối không dây Bluetooth (mặc dù không hỗ trợ kết nối tai nghe Bluetooth không dây) và GPRS. Thêm nữa Nokia 7650 là mẫu điện thoại đầu tiên chạy nền tảng Series 60 (nền tảng này sẽ còn chạy trên các mẫu điện thoại cận-thông minh của Nokia trong nhiều năm nữa), và cũng đồng thời là thiết bị đầu tiên chạy hệ điều hành Symbian được sản xuất đại trà, hỗ trợ chạy cả ứng dụng Java lẫn EPOC.
Sự thành công của Nokia 7650 giúp cho hệ điều hành Symbian vượt lên trên Palm OS và Windows CE trở thành hệ điều hành điện thoại cận-thông minh đứng đầu châu Âu. Như vậy là, quay trở lại 20 năm trước (tính vào thời điểm tôi đang viết bài này trên fanpage FB là năm 2021), giá của Nokia 7650 là 600 Euro là mức giá hợp lý để sở hữu 1 chiếc điện thoại tân tiến như vậy.
Nokia 6600: được biết đến ở Việt Nam với biệt danh "Sáu béo", Nokia 6600 mang cho mình 1 thiết kế độc đáo, ở giữa phình to ra và thu nhỏ ở 2 đầu, nhìn như quả trứng vậy. Thân máy có kích thước 109 x 58 x 24 mm, trọng lượng 122g.
Nokia 6600 (biệt danh Sáu béo) - điện thoại có thiết kế quả trứng đặc trưng. Với nhiều tính năng hiện đại thời bấy giờ trang bị trên máy, Nokia 6600 đã bán được 150 triệu chiếc.
Nokia 6600 (biệt danh Sáu béo) - điện thoại có thiết kế quả trứng đặc trưng. Với nhiều tính năng hiện đại thời bấy giờ trang bị trên máy, Nokia 6600 đã bán được 150 triệu chiếc.
Với thiết kế quả trứng và khối lượng nhẹ như vậy, Nokia 6600 tạo cho người dùng cảm giác cầm nắm gọn và đầm tay. Và thực tế cũng cho thấy rằng, với thiết kế Nokia áp dụng vào mẫu điện thoại này, máy cũng tỏ ra bền bỉ trong quá trình sử dụng. Ngoài thiết kế độc đáo bắt mắt như vậy, Nokia 6600 còn là thiết bị tân tiến nhất từng được ra mắt bởi Nokia vào thời điểm bấy giờ. Máy chạy Symbian OS 7.0s (Series 60 2nd Edition - phiên bản thứ 2 của Series 60). Máy trang bị ống kính VGA 640 x 480 độ phân giải 0.3MP - vẫn giữ so với camera của Nokia 7650. Màn hình 2.1 inch của máy độ phân giải 176 x 208 pixel và 4096 màu - cũng kế thừa từ Nokia 7650. So với tiêu chuẩn màn hình điện thoại thời đấy, kích thước như vậy đã to, độ phân giải như vậy đã là nét rồi. Nokia 6600 còn mang đến cho người dùng các tính năng: máy nghe nhạc, máy xem video, Bluetooth, và quan trọng hơn nữa là mở rộng dung lượng lưu trữ bằng thẻ nhớ ngoài (là thiết bị thứ 2 không thuộc dòng Communicator có tính năng đó, thiết bị đầu tiên là Nokia 3650).
Đối với rất nhiều người dùng, Nokia 6600 là thiết bị tạo ra xu thế mới, là điểm sáng của nhà sản xuất máy này. Với các tính năng hiện đại máy điện thoại cận-thông minh này cung cấp thời bấy giờ, giá 600 Euro vào thời điểm ra mắt (tháng 10 năm 2003) là 1 mức giá quá hợp lý. Nokia 6600 trở thành 1 trong những điện thoại thành công nhất mọi thời đại, bán được 150 triệu chiếc.
Nokia N-Gage: giới thiệu ngày 4 tháng 11 năm 2002 và ra mắt công chúng ngày 7 tháng 10 năm 2003 với mức giá 299$ (tương đương với 421$ năm 2020), Nokia N-Gage là sản phẩm mang theo ý tưởng táo bạo của Nokia: kết hợp máy điện thoại và máy chơi game vào thành cùng 1 thiết bị.
Nokia N-Gage - ý tưởng của Nokia tích hợp máy chơi game vào trong điện thoại (bây giờ gọi là gaming phone) - tuy nhiên không thành công.
Nokia N-Gage - ý tưởng của Nokia tích hợp máy chơi game vào trong điện thoại (bây giờ gọi là gaming phone) - tuy nhiên không thành công.
Máy tiếp tục sử dụng màn hình TFT LCD 2.1 inch đặt ở giữa máy, phím điều khiển ở bên trái và phím số để nghe gọi ở bên phải. Máy trang bị chip ARM 104MHz, tương tự như những điện thoại Nokia 7650 và 3650. Nhà sản xuất trang bị cho N-Gage hệ điều hành Symbian OS 6.1 Series 60, giúp máy chạy được tất cả các phần mềm dành cho Series 60, cộng thêm cả ứng dụng Java MIDP. Nokia N-Gage sử dụng dịch vụ N-Gage Arena giúp chơi những trò chơi điện tử nhiều người chơi (multiplayer games) qua các công nghệ kết nối không dây Bluetooth và Internet. Máy còn trang bị MP3 và trình phát âm thanh và hình ảnh (Real Audio/Video playback) và những tính năng tương tự như của PDA.
Tuy vậy nhưng ý tưởng này của Nokia trên thực tế đã thất bại, lý do chính là bởi vì thiết kế không thuận tiện trong quá trình sử dụng, chơi game hay gọi điện đều mang lại cảm giác cồng kềnh không thuận tiện. Bây giờ với điện thoại cảm ứng thì ý tưởng này đã thành hiện thực (gaming phone), tuy nhiên vẫn không quá phổ biến (chủ yếu cho game thủ chuyên nghiệp là chính).
Nokia N90: giới thiệu ngày 27 tháng 4 năm 2005 với mức giá 250 Euro, Nokia N90 tạo nên điểm nhấn nhờ ống kính Carl Zeiss với đèn flash và hỗ trợ tính năng quay video có âm thanh.
Nokia N90 - điện thoại + camcorder 2 trong 1.
Nokia N90 - điện thoại + camcorder 2 trong 1.
Màn hình 2.1 inch với mức độ phân bố điểm ảnh (pixel) lên tới 259 ppi, sắc nét nhất trong các màn hình Nokia thời bấy giờ. Nhưng quan trọng nhất là ở phần thiết kế, giúp màn hình có thể xoay được 270 độ. Ống kính cũng có thể xoay được.
Như vậy, Nokia N90 rõ ràng được thiết kế để cho giống 1 cái máy quay video cầm tay (camcorder), phục vụ nhu cầu chụp ảnh quay video của các bạn trẻ.
Nokia N95: giới thiệu vào tháng 9 năm 2006, ra mắt vào tháng 3 năm 2007 với giá thành 550 Euro, Nokia N95 sở hữu thiết kế nắp trượt, mặt trên là những phím di chuyển và phím chọn để tương tác với giao diện người dùng, phần dưới là những phím số và những phím chơi nhạc.
Nokia N95 - điện thoại tân tiến nhất thời 2006-2007.
Nokia N95 - điện thoại tân tiến nhất thời 2006-2007.
Máy chạy giao diện Symbian OS v9.2, Series 60 phiên bản thứ 3 (S60 Edition). Màn hình của máy có kích thước lên tới 2.6 inch, cũng là lớn thời bấy giờ, với độ phân giải 240 x 320 pixel. Ống kính Carl Zeiss của Nokia N95 có độ phân giải 5MP kết hợp với đèn flash - hồi đó, 5MP là độ phân giải cao rồi.
Nokia N95 cũng là thiết bị đầu tiên của Nokia trang bị tính năng định vị GPS (Global Positioning System - Hệ thống Định vị Toàn cầu). Ngoài ra máy còn trang bị gia tốc kế (accelerometer). Đồng thời Nokia N95 cũng là thiết bị đầu tiên hỗ trợ kết nối công nghệ HSDPA (3.5G), hồi đó các thiết bị chỉ hỗ trợ kết nối công nghệ UMTS (3G). Ngoài ra, vào tháng 9 năm 2007, Nokia còn tung ra thị trường bản 8GB bộ nhớ trong - nhưng nhược điểm là không hỗ trợ thẻ nhớ ngoài như Nokia N95 bản gốc với bộ nhớ trong 160MB. Với một số người, Nokia N95 là 1 trong những điện thoại tốt nhất đã từng được ra mắt.
Nokia 5230: ra mắt vào tháng 11 năm 2009 với mức giá 80 Euro, khi các điện thoại thông minh màn hình cảm ứng điện dung lên ngôi.
Nokia 5230 - điện thoại cảm ứng bình dân giá rẻ của Nokia, bán được 150 triệu chiếc.
Nokia 5230 - điện thoại cảm ứng bình dân giá rẻ của Nokia, bán được 150 triệu chiếc.
Máy trang bị màn hình cảm ứng điện trở 3.2 inch với độ phân giải 640 x 360. Do là cảm ứng điện trở nên màn hình hơi khó thao tác, do vậy, hãng đã trang bị thêm cái bút cảm ứng (stylus). Vào thời kì điện thoại thông minh bắt đầu lên ngôi này, Nokia 5230 với những tính năng như GPS, Bluetooth, Đài FM, trình duyệt HTML, camera 2MP chỉ là những tính năng cơ bản của 1 chiếc điện thoại thông minh, chưa kể là máy còn không hỗ trợ Wi-Fi. Tuy nhiên, ưu điểm của chiếc điện thoại cận-thông minh này là giá thành thấp nhắm vào những nước đang phát triển và những người có mức thu nhập trung bình đang cần 1 chiếc điện thoại nghe gọi và giải trí cơ bản như chụp ảnh, nghe nhạc.
Với những ưu điểm trên, Nokia 5230 đã bán được 150 triệu chiếc kể từ sau thời điểm ra mắt, trở thành 1 trong những chiếc điện thoại bán chạy nhất thế giới.
Nokia 808 PureView: giới thiệu ngày 27 tháng 2 năm 2012 và ra mắt tháng 5 năm đó, Nokia 808 PureView là chiếc điện thoại cuối cùng chạy hệ điều hành Symbian.
Nokia 808 Pureview  điện thoại cuối cùng chạy Symbian. Máy trang bị ống kính 41MP (ống kính quang học chứ không phải cam AI như smartphone hiện nay), tạo nên bước đột phá mạnh mẽ về nhiếp ảnh di động.
Nokia 808 Pureview điện thoại cuối cùng chạy Symbian. Máy trang bị ống kính 41MP (ống kính quang học chứ không phải cam AI như smartphone hiện nay), tạo nên bước đột phá mạnh mẽ về nhiếp ảnh di động.
Điểm nổi bật của chiếc máy này là công nghệ PureView Pro của Nokia, xử lí ảnh từ độ phân giải cao (ống kính lên tới 41MP) xuống độ phân giải thấp (ví dụ như 8MP). Với công nghệ này, ảnh cho ra có độ chi tiết cao hơn, nhạy sáng hơn, và cũng cho phép sử dụng công nghệ zoom không mất nét.Lúc được ra mắt, Nokia 808 PureView là điện thoại chụp ảnh tân tiến nhất. Để đáp ứng nhu cầu chụp ảnh của người dùng, Nokia cung cấp cho máy bộ nhớ trong lên tới 16GB và cả màn hình AMOLED để hiển thị màu sắc chân thực hơn (vâng, lại là Nokia đã lần đầu áp dụng công nghệ màn hình AMOLED vào điện thoại di động, với chiếc Nokia N85).
Tuy vậy nhược điểm lớn của chiếc máy này là vẫn chạy hệ điều hành Symbian, hệ điều hành này vẫn còn nhiều bất cập chưa cạnh tranh nổi với 2 hệ điều hành non trẻ iOS và Android. Những bất cập của Symbian so với iOS và Android là: độ tương thích thấp, hệ thống cửa hàng ứng dụng quá ít (do còn sơ khai nên mã còn phức tạp, nên ít người dám làm ứng dụng mã nguồn tương thích với hệ điều hành. Thêm cả khó khăn trong quá trình cài đặt). Và hệ điều hành iOS và Android đã khắc phục những bất cập của Symbian để dần dần đẩy Nokia ra khỏi thị trường điện thoại di động.
Trong khi đó ở Mĩ, hãng điện thoại Motorola cũng tạo ra bước đột phá về thiết kế với điện thoại Motorola Razr V3.
Motorola Razr V3 - điện thoại nắp gập mỏng, nhẹ, thời trang, kim loại sang trọng bóng bẩy. Máy bán được 130 triệu chiếc.
Motorola Razr V3 - điện thoại nắp gập mỏng, nhẹ, thời trang, kim loại sang trọng bóng bẩy. Máy bán được 130 triệu chiếc.
Với bước đột phá về mặt thiết kế theo xu hướng mỏng nhẹ thời trang, Motorola Razr V3 là điện thoại nắp gập mỏng nhất vào thời điểm ra mắt, cộng thêm chất liệu kim loại sang trọng bóng bẩy, chiếc máy đã thu hút người dùng ngay từ thời điểm ra mắt, bán được 130 triệu chiếc.
Tuy nhiên, sự thành công ghi danh sử sách của 2 hãng điện thoại di động Nokia và Motorola đã khiến họ trì trệ, không chịu đổi mới theo xu thế điện thoại thông minh, dẫn đến bị Apple và các hãng mới nổi chuyển hướng theo xu thế Android như Samsung vượt lên, đẩy thời vinh quang của họ vào dĩ vãng. Và đó là chủ đề của phần sau.